Mèo bị ghẻ là bệnh thường gặp ở nhiều loài mèo khác nhau, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu cho thấy mèo bị ghẻ và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Các dấu hiệu cho biết mèo bị ghẻ
Bệnh ghẻ rất thường gặp ở mèo, tuy nhiên nhiều người lại không phát hiện và chữa trị kịp thời:
- Mèo thường xuất hiện tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm da ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Chúng sẽ có cảm giác ngứa mạnh ở vùng da bị ảnh hưởng, dẫn đến việc gãi, liếm hoặc cắn da.
- Mèo bị rụng lông thành các mảng, gây mất lông tại vùng bị ghẻ và viêm da, nếu có lông mới mọc ra sẽ rất yếu và mỏng.
- Tại những vùng da bị ghẻ thường sẽ xuất hiện tình trạng lở loét, các vết máu nhỏ li ti, điều này khiến cho mèo cảm thấy khó chịu và thường liếm những chỗ đó.
- Vảy trắng giống gàu xuất hiện nhiều trên da của mèo, dày đặc và lan tỏa từ vùng đầu, trải dọc theo bụng, sau đó kéo dài xuống bàn chân và đuôi.
- Các lớp vảy này trở nên cứng và bong ra theo từng miếng, gây ra sự khó chịu và ngứa ngáy, khiến mèo thường xuyên phải gãi.
Nguyên nhân làm mèo bị ghẻ
Do nấm và vi khuẩn
Khi không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, mèo có thể trở thành mục tiêu xâm nhập của nấm và vi khuẩn. Vì thế, khi tắm cho mèo nên sấy và lau khô cơ thể cho chúng một cách kỹ lưỡng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến việc hình thành nấm mốc, từ đó gây nên các vấn đề về ghẻ, viêm nang lông hoặc rụng lông.
Do ve, rận
Bệnh ghẻ có thể là kết quả của việc mèo bị nhiễm ve hoặc các loại rận có kích thước nhỏ, loại ve phổ biến ở mèo là Notoedres Cati. Chúng có khả năng đâm sâu vào da của mèo và sinh sản, sau đó lây lan bệnh ghẻ trên toàn cơ thể của mèo.
Mèo bị ghẻ sẽ khiến lông rụng nhiều làm bạn cảm thấy khó chịu, hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nếu bạn không thể dọn dẹp thường xuyên hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee để có người giúp việc chuyên nghiệp, tận tâm tại nhà bất khi nào bạn cần.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Do mèo tiếp xúc với mèo hoang
Những con mèo bị bệnh ghẻ có thể dễ dàng truyền sang cho những con mèo khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt khi chúng chơi đùa với nhau. Thậm chí, ở một số loại bệnh ngoài da của mèo, còn có khả năng lây lan sang người nuôi thông qua việc tiếp xúc gần.
Các phương pháp điều trị khi mèo bị ghẻ tại nhà
Giữ vệ sinh cho mèo
Nếu phát hiện mèo đã bị nhiễm nấm, viêm da, rụng lông,… cách tốt nhất chính là cạo sạch lông cho chúng. Điều này sẽ ngăn chặn được việc lan rộng của các vùng bị ghẻ và cũng thuận tiện hơn trong việc bôi thuốc.
Bên cạnh đó, nên lưu ý tắm cho mèo hàng tuần hoặc mỗi tuần một lần bằng các loại sữa tắm chuyên dụng dành cho điều trị nấm da. Đặc biệt, cần chắc chắn rằng phần lông của mèo đã được sấy và lau khô hoàn toàn sau khi tắm, tránh để ẩm ướt có thể làm lây lan tình trạng bệnh của chúng.
>> Xem thêm: 11 Cách Khử Mùi Hôi Chó Mèo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Trị ghẻ bằng nước thảo dược cho mèo
Theo dân gian, có một số loại thảo dược có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh ghẻ ở mèo, chẳng hạn như: Bạc hà, lá xà cừ, lá đào, lá trà xanh,… Những loại thảo dược này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn rất dịu nhẹ và an toàn khi sử dụng lên da mèo.
Cách thực hiện: Chỉ cần đun nước chung với các loại lá trên đến khi sôi. Sau đó, để nước nước nguội bớt hoặc nguội hẳn rồi sử dụng để tắm cho mèo, nếu dùng tinh dầu bạc hà thì có thể bôi trực tiếp lên các vùng da bị nhiễm ghẻ. Để thấy được hiệu quả rõ rệt, cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên.
Trị ghẻ bằng thuốc kháng sinh cho mèo
Trong trường hợp mèo bị ghẻ và xảy ra tình trạng rụng lông nặng, nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho mèo. Bởi lẽ, phương pháp này sẽ có hiệu quả mạnh mẽ và nhanh chóng hơn so với việc điều trị bằng thảo dược.
Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng để đảm bảo không có tác dụng phụ cho mèo. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc ghẻ dạng nước hoặc kem bôi để bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm ghẻ. Bên cạnh đó, việc tiêm cũng là một phương pháp rất hiệu quả giúp mèo phục hồi tốt hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Mèo Bengal: Nguồn Gốc, Giá Cả Và Cách Chăm Sóc
Cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở mèo
Vệ sinh và chăm sóc lông thường xuyên
Đảm bảo khu vực sinh sống và vui chơi của mèo luôn được khô ráo, sạch sẽ và được vệ sinh, khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn.
Không chỉ giúp hạn chế được phát triển của các loại ký sinh trùng và ngăn chặn sự lây lan của nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Bên cạnh đó, nên thay đổi quần áo, đệm nằm,… và vệ sinh đồ chơi của mèo thường xuyên.
Quản lý vùng di chuyển
Mèo có thể bị ghẻ do tiếp xúc với những loại mèo hoang hoặc bị nhiễm bệnh do tác động từ các yếu tố bên ngoài. Để hạn chế tình trạng này, cần hạn chế khu vực di chuyển cho mèo. Đảm chúng chúng không được tự do ra khỏi khu vực đã xác định trước đó và không có mèo hoang nào có thể tiếp cận được.
Khám và tiêm phòng sức khỏe định kỳ
Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để theo dõi và đảm bảo sức khỏe cho mèo. Mang chúng để bác sĩ thú y để có những lời khuyên hữu ích, phát hiện sớm những triệu chứng của tình trạng bệnh. Đặc biệt, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên và các loại thuốc đặc trị để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Sử dụng sữa tắm trị ve, ghẻ
Thay vì sử dụng các loại sữa tắm thông thường, nên chọn các loại sữa tắm chuyên dụng từ ngành thú y. Với thành phần dược lý, có tác dụng phòng tránh tình trạng mèo bị ghẻ. Những sản phẩm này thường có sẵn tại các phòng khám thú y hoặc các cửa hàng thú cưng và việc mua chúng không quá phức tạp.
>> Xem thêm: Hiện Tượng Mèo Kêu Ban Đêm Và Cách Điều Trị Mèo Kêu Gào
Một số loại thuốc bôi ghẻ tốt dành cho mèo
Đối với mèo bị ghẻ ở tai, bụng, bàn chân,… ngoài các phương pháp chữa trị theo kiểu dân gian, để gia tăng hiệu quả nên sử dụng các loại thuốc đặc trị. Dưới đây là một số loại thuốc chuyên dụng mà mọi người không nên bỏ qua như sau:
- Bravecto trị ghẻ cho chó mèo: Đây là loại thuốc dạng viên, dùng uống trực tiếp, phù hợp cho cả mèo đang mang thai và cho con bú.
- Nexgard: Thuốc dạng viên, có thể uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn, hiệu quả trong việc điều trị bọ chét và ghẻ cho cả chó và mèo, đồng thời còn có tác dụng phòng bệnh.
- Apoquel: Thuốc dạng bôi da, giúp giảm đau và ngứa cho mèo, phù hợp với mọi loại da và không gây kích ứng.
- Hydrocortisone: Thuốc dạng bôi, giúp giảm sưng, đỏ và ngứa trên da.
- Tresaderm: Loại thuốc chống nhiễm trùng, giúp giảm ngứa và đau hiệu quả.
- Amoxi-Tabs: Hỗ trợ điều trị và chống nhiễm khuẩn tại các vết thương trên da gây ra bởi ký sinh trùng.
Một số lưu ý cần biết khi trị bệnh ghẻ ở mèo
- Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, nên trao đổi với bác sĩ thú y, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mèo để có hướng dẫn điều trị cụ thể.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên hộp thuốc, sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng và thời gian điều trị.
- Không nên tự điều trị tại nhà hay sử dụng thuốc không có hướng dẫn, có thể gây hại cho mèo hoặc làm tăng nguy cơ hiện tượng kháng thuốc.
- Đảm bảo rằng môi trường sống của mèo luôn sạch sẽ và khô ráo, vệ sinh đồ chơi, giường và vật dụng của mèo thường xuyên.
- Điều trị ghẻ có thể mất nhiều thời gian, nên kiên nhẫn và theo dõi sự tiến triển tình trạng bệnh của mèo. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nặng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y.
- Sau khi điều trị thành công, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn tái phát bệnh, bao gồm vệ sinh cho mèo, quản lý nơi sinh sống,…
Qua những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về tình trạng mèo bị ghẻ. Có thể thấy, đây là căn bệnh thường gặp, thế nên những người nuôi mèo cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và hạn chế trình trạng bệnh ở mèo.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Khám phá 6 cách loại bỏ lông thú cưng trong nhà hiệu quả
- Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Dễ Thành Công
- Cách Đuổi Mèo Hoang Tránh Xa Nhà Của Bạn Hiệu Quả