Mèo bị sổ mũi là một trong những triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở loài thú cưng này. Thế nhưng, nhiều gia chủ vẫn còn băn khoăn không biết nguyên nhân ra sao và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn xem ngay nội dung bTaskee chia sẻ dưới đây!
Nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi và mèo nghẹt mũi
Thông thường, mèo chảy nước mũi do những nguyên nhân dưới đây:
- Sự tác động của thời tiết: Thời điểm giao mùa hoặc khí hậu thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị nghẹt mũi. Đặc biệt, vào những giai đoạn độ ẩm tăng cao, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng cũng sẽ khiến mèo dễ chảy nước mũi và hắt xì.
- Dị ứng mùi hương: Mũi của mèo rất nhạy cảm nên sẽ xảy ra tình trạng hắt xì và nghẹt mũi nếu gặp phải những mùi hương đặc trưng từ nước hoa, sữa tắm,… Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này ở mèo.
- Sự xuất hiện của vật thể nhỏ: Khi có vật thể hoặc con vật nhỏ chui vào mũi, mèo sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi và hắt xì liên tục. Khi đó, chúng sẽ liên tục cào vào mũi với trạng thái vô cùng khó chịu.
- Ảnh hưởng từ bệnh lý: Bên cạnh những trường hợp trên, sự ảnh hưởng từ các bệnh lý như viêm mũi, bệnh hô hấp,… cũng là nguyên nhân khiến mèo sổ mũi. Bên cạnh đó, những căn bệnh nghiêm trọng hơn như chấn thương khoang mũi, nhiễm trùng, Polyp mũi,… cũng sẽ gây nên tình trạng này ở mèo.
Biểu hiện và dấu hiệu khi mèo bị sổ mũi
Dưới đây là một số biểu hiện để bạn nhận biết mèo đang bị sổ mũi:
- Phần mũi ẩm ướt và có dấu hiệu hắt xì liên tục trong một thời gian ngắn. Đây được xem là một trong những biểu hiện khi mèo bị cảm lạnh hoặc dị ứng với các mùi hương xung quanh môi trường sống.
- Mèo bị hắt xì với tần suất cao và nước mũi có màu vàng hoặc xanh cùng với đó là hơi thở khó khăn, giọng khàn và có phần hung hăng hơn trước. Đây là biểu hiện mắc bệnh do sự xâm hại của virus, viêm phổi, Polyp hoặc nhiễm trùng mũi.
- Mèo bị sổ mũi do sự xuất hiện của các dị vật nhỏ bên trong sẽ thường xuyên cáu bẩn, nằm lăn lóc trên nền nhà và kêu meo meo. Đặc biệt, chúng sẽ thường xuyên dùng chân tác động vào phần mũi và xuất hiện nước mũi nếu để dị vật bên trong quá lâu.
- Khi tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng, mèo sẽ có dấu hiệu lười ăn, ít vận động và nước mũi có phần đặc hơn, có mủ và mùi hôi. Đây được xem là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Việc chăm sóc thú cưng nuôi trong nhà khá tốn thời gian. Nếu bạn bận rộn với nhiều công việc trong nhà hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee. Chỉ 30s đặt lịch đơn giản, bạn sẽ có ngay chị Ong Cam giúp bạn dọn dẹp nhà cửa để bạn có thêm nhiều thời gian thảnh thơi và nghỉ ngơi tận hưởng cuộc sống.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!
Cách điều trị khi mèo chảy nước mũi
Thông thường, mèo có sức đề kháng tốt sẽ tự khỏi hoặc gia chủ có thể chữa mèo bị sổ mũi tại nhà đến khi chúng hết bệnh. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này ở mèo, bạn có thể tham khảo đến những gợi ý dưới đây:
- Dùng khăn giấy ướt có độ mềm mại và nhẹ nhàng lau sạch vùng mũi của mèo. Lưu ý rằng, bạn nên lau sạch thật nhanh chóng, tránh tình trạng nước mũi khô sẽ gây cản trở hoạt động hô hấp của mèo.
- Gia chủ nên giữ ấm cho mèo thật kỹ vào những khi thời tiết mưa, lạnh hoặc có độ ẩm ướt cao. Ngoài ra, bạn cũng nên làm ấm ngay cho mèo sau khi tắm để hạn chế tình trạng cảm lạnh, gây sổ mũi kéo dài.
- Bạn nên lựa chọn cát vệ sinh phù hợp cho mèo, hoặc chỉ sử dụng cát hữu cơ thay vì đất sét để hạn chế tình trạng sổ mũi đối với những loài mèo có chiếc mũi nhạy cảm. Đặc biệt, nếu mèo có dấu hiệu bị dị ứng nghiêm trọng thì bạn không nên sử dụng bất kì loại cát nào xung quanh môi trường sống của chúng.
- Bên cạnh những lưu ý trên, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như: Chất xơ, vitamin,… vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho mèo. Thông qua các loại rau củ quả mèo có thể ăn được. Đặc biệt, nếu mèo có dấu hiệu biếng ăn thì bạn có thể “chiều” chúng từ việc thay thế bằng những món khoái khẩu.
- Khi mèo xuất hiện tình trạng sổ mũi với tần suất cao, bạn nên đưa chúng đến Trung tâm Thú y gần nhất để được các bác sĩ theo dõi kịp thời.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc thú cưng để bảo vệ sức khỏe cho bé
Cách phòng tránh mèo bị sổ mũi
- Tiêm phòng cho mèo đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để hạn chế vấn đề sổ mũi nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.
- Cho mèo vận động thường xuyên bằng cách dắt chúng đi dạo ngoài công viên, cà phê mèo,… Lưu ý rằng, bạn không nên để chúng quá lười biếng vì sẽ khiến sức đề kháng bị suy giảm và dễ mắc bệnh béo phì.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mèo và bổ sung nhiều các dưỡng chất như: Chất xơ, vitamin, chất khoáng và phối hợp ăn uống hợp lý theo độ tuổi phù hợp…
- Vệ sinh khu vực sinh sống của mèo sạch sẽ, tránh đặt chuồng nuôi tại những khu vực ẩm ướt hoặc có nhiều gió lạnh. Đặc biệt, bạn cũng nên vệ sinh định kỳ các dụng cụ như: Gối, chăn, đồ chơi,… để hạn chế vi khuẩn gây bệnh cho mèo.
- Cho mèo tắm rửa sạch sẽ và sấy khô tối thiểu mỗi tháng 1 lần để hạn chế tình trạng cảm cúm và mắc các bệnh về da. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho mèo phơi nắng để tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh vặt.
- Bạn không nên cho mèo tiếp xúc với các loài vật đang nhiễm bệnh vì sẽ lây lan và dễ ủ bệnh. Đặc biệt, bạn cũng nên cho chúng ở nhà vào các mùa bệnh cao điểm để bảo vệ sức khỏe của chúng một cách triệt để.
- Một điều quan trọng mà gia chủ nào cũng nên lưu ý chính là đưa mèo khám bệnh định kỳ tại các Trung tâm thú y để được bác sĩ chăm sóc và theo dõi.
Một số lưu ý cần biết khi mèo sổ mũi
Bên cạnh những thông tin trên, bạn cũng nên quan tâm đến những lưu ý dưới đây để dễ dàng chăm sóc khi mèo sổ mũi:
- Bạn nên đưa mèo đến Trung tâm thú y nhanh nhất có thể khi mèo xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng như: Khó thở, lờ đờ, chảy nước mũi liên tục,… Nguyên nhân là do nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng.
- Khi mèo bị sổ mũi, bạn nên cách ly chúng với những loài vật khác để ngăn ngừa triệt để tình trạng lây nhiễm không mong muốn.
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề mèo bị sổ mũi qua nguyên nhân, gợi ý cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức hữu ích để quá trình chăm sóc “hoàng thượng” thêm dễ dàng và thuận tiện hơn!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Mèo Buồn, Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Cho Mèo
- Mèo Bị Đau Mắt Phải Làm Sao? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Hình ảnh: Vuipet, tapilu.