Mèo Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mèo bị tiêu chảy
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Tình trạng mèo bị tiêu chảy khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều bạn chưa có kinh nghiệm dễ dẫn đến áp dụng sai cách chữa làm hệ tiêu hoá của mèo yếu hơn. Cùng bTaskee tìm hiểu ngay 3 cách điều trị mèo ỉa chảy hiệu quả, tránh lãng phí thời gian.

Các triệu chứng nhận biết mèo bị tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy là biểu hiện của của triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm khuẩn đường ruột/giun sán. Sau đây là một số triệu chứng bạn thường thấy:

  • Mèo đi ngoài liên tục không kịp vào hộp cát mà ra thẳng sàn nhà gây khó khăn trong quá trình dọn vệ sinh.
  • Phân mèo nhão và ướt, có mùi hôi tanh, dễ nhận biết nhất là phần lông quanh hậu môn của mèo bị bết dính lại.
  • Phân mèo có máu, chất nhầy hoặc ký sinh trùng. Đặc biệt mèo con bị tiêu chảy dễ thấy có đồ ăn tồn chưa kịp tiêu hoá lẫn trong phân vì hệ tiêu hoá vẫn còn yếu.
  • Mèo có trạng thái mệt mỏi, mất sức, chán/ bỏ ăn, bụng phình to hơn, nôn có bọt và mật. 
Mèo bị tiêu chảy là biểu hiện của của triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm khuẩn đường ruột/giun sán.
Mèo bị tiêu chảy là biểu hiện của của triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm khuẩn đường ruột/giun sán.

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy

Mèo bị rối loạn tiêu hóa

Mèo bị đi ngoài lỏng khả năng cao do thay đổi chế độ ăn đột ngột. Bạn nên chuyển từ từ trong một tuần, trộn thức ăn mới vào thức ăn cũ để hệ thống tiêu hóa của mèo cưng điều chỉnh dần và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

Đặc biệt, mèo con có hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện nên khi ăn thức ăn lạ như: Sữa bò, sữa bột, thức ăn có nhiều gia vị,…hoặc đồ ăn đã ôi thiu dễ khiến mèo con bị tiêu chảy.

Thức ăn gây rối loạn tiêu hoá làm mèo bị tiêu chảy.
Thức ăn gây rối loạn tiêu hoá làm mèo bị tiêu chảy.

Mèo bị ngộ độc thức ăn

Những loại thực phẩm có hại, thức ăn không đủ chất lượng hoặc bị làm giả… đều có thể gây ngộ độc cho mèo.

Ngoài ra, cách phối hợp thức ăn chưa đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân làm rối loạn tiêu hóa dẫn đến mèo bị tiêu chảy.

Thức ăn chứa thành phần kích ứng làm mèo bị tiêu chảy.
Thức ăn chứa thành phần kích ứng làm mèo bị tiêu chảy.

>> Xem thêm: Vì Sao Mèo Bị Nôn Ra Thức Ăn? Có Nguy Hiểm Không?

Do mèo bị nhiễm khuẩn đường ruột & giun sán

Mèo có khả năng cao bị nhiễm vi khuẩn và virus từ môi trường, thức ăn hoặc qua tiếp xúc với động vật khác. Môi trường có độ ẩm thấp và thức ăn không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của ký sinh trùng trong cơ thể mèo. 

Khi mèo chơi đùa ở những nơi bẩn thỉu, hoặc nằm nghỉ trong xó nhà đầy bụi bặm, và ăn phải thức ăn ôi thiu, nguy cơ mèo bị nhiễm giun sán là rất cao.

Nhiễm khuẩn từ môi trường khiến mèo bị tiêu chảy.
Nhiễm khuẩn từ môi trường khiến mèo bị tiêu chảy.

Các phương pháp chữa trị khi mèo bị tiêu chảy tại nhà

Mèo bị đi ngoài ở mức độ khá nhẹ

Trường hợp mèo bị ỉa chảy nhẹ thường là do thức ăn. Do đó, bạn nên tạm ngừng cho mèo ăn trong khoảng thời gian 24 giờ gần nhất. Để theo dõi tình trạng và đảm bảo mèo có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, hãy nhịn mèo ăn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 giờ.

Sau đó, hãy thay đổi khẩu phần ăn của mèo theo các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo thức ăn cho mèo được nấu chín hoàn toàn trước khi cho ăn.
  • Hệ tiêu hóa của mèo khá nhạy cảm, vì vậy tránh cho mèo ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Tốt nhất là chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, thay vì tập trung cho mèo ăn 1-2 bữa lớn.

Việc tuân thủ những điều trên sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và hệ tiêu hóa của mèo được tái thiết lập lại.

Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy mức độ nhẹ
Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy mức độ nhẹ

Mèo tiêu chảy thường xuyên kèm nôn mửa và có giun

Mèo đi ngoài liên tục và có dấu hiệu bị nhiễm giun, cần bổ sung nước và chất điện giải cho mèo. Lúc này, cơ thể mèo đang thiếu nước và cần được cung cấp thêm lượng nước. Để điều trị mèo ỉa chảy và nhiễm giun, bạn cần mua thuốc tẩy giun phù hợp.

Hãy chọn loại thuốc tẩy giun được thiết kế đặc biệt cho mèo từ một cơ sở thú y và lưu ý về liều lượng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc theo sự tư vấn từ bác sĩ thú y.

Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy thường xuyên kèm nôn mửa và có giun.
Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy thường xuyên kèm nôn mửa và có giun.

Mèo tiêu chảy mức độ nặng, có xuất huyết và co giật

Trường hợp mèo nhà bạn có tiêu chảy kết hợp xuất huyết hoặc co giật, tự điều trị tại nhà không hiệu quả. Hãy ngừng cho mèo ăn, bổ sung nước và chất điện giải. Nếu không cải thiện, đưa mèo đến cơ sở chăm sóc thú cưng gần nhất để chẩn đoán và điều trị. 

Ngoài ra, để được hỗ trợ điều trị đúng bệnh bạn cần mang theo mẫu phân gần nhất để bác sĩ kiểm tra.

Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy nặng, xuất huyết, co giật.
Phương pháp điều trị mèo bị tiêu chảy nặng, xuất huyết, co giật.

Nhà có nuôi mèo nên thường xuất hiện nhiều lông và cần phải vệ sinh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nếu bạn bận rộn hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee để các chị ong nhanh chóng đến hỗ trợ mỗi khi bạn cần.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay!

Mèo bị tiêu chảy nên cho ăn gì? Và không nên cho ăn gì?

Khi mèo bị tiêu chảy, hãy cho ăn những thức ăn dễ tiêu và nhẹ nhàng. Dưới đây là những gợi ý:

  • Thức ăn ướt: Gà luộc hoặc cá hấp thường dễ tiêu hóa và chứa nhiều nước giúp mèo tránh mất nước do tiêu chảy.
  • Nếu mèo chỉ ăn thức ăn khô, cần cung cấp nước sạch để bổ sung do khẩu phần thức ăn ẩm chứa khoảng 7% – 12% nước.
  • Thức ăn giàu chất xơ: Gạo nâu, khoai tây luộc, hay bột mì nguyên cám giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa và làm chặn tiêu chảy.
  • Thức ăn dạng bột: Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thức ăn dạng bột chuyên dụng cho mèo bị tiêu chảy dễ tiêu hoá.

Tránh cho mèo ăn các loại thực phẩm sau :

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn này khá khó tiêu hóa và có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy.
  • Thức ăn khó tiêu đặc biệt là các loại có gia vị mạnh, gia cầm da gà, hay thức ăn không quen thuộc với mèo.
  • Sữa và sản phẩm sữa vì lúc này mèo tiêu hóa được lactose trong sữa, gây ra tiêu chảy tái phát. Hãy đảm bảo mèo có đủ nước để tránh mất nước do tiêu chảy. 
Khi mèo bị tiêu chảy, hãy cho ăn những thức ăn dễ tiêu và nhẹ nhàng như: Thịt gà, rau củ,...
Khi mèo bị tiêu chảy, hãy cho ăn những thức ăn dễ tiêu và nhẹ nhàng như: Thịt gà, rau củ,…

Mèo bị tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tiêu cho người sử dụng cho mèo đi ngoài lỏng mà không có sự theo dõi của bác sĩ.

Việc tự ý sử dụng một số loại thuốc chống tiêu chảy có thể rất nguy hiểm, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng kaolin-pectin cho mèo. Liều lượng thông thường là khoảng 1 thìa cà phê thuốc cho mỗi 2,26 kg trọng lượng cơ thể, được dùng mỗi 4 đến 6 giờ.

Bạn cần chắc chắn cho mèo tiêu chảy uống đủ nước để tránh mất nước làm cơ thể kiệt sức.

Bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tiêu cho người sử dụng cho mèo đi ngoài lỏng mà không có sự theo dõi của bác sĩ.
Bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tiêu cho người sử dụng cho mèo đi ngoài lỏng mà không có sự theo dõi của bác sĩ.

>> Có thể bạn quan tâm: Mèo Xiêm: Nguồn Gốc, Giá Cả Và Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc

Cách để phòng chống bệnh tiêu chảy rình rập ở mèo

  • Theo dõi sức khoẻ mèo nhà hàng ngày: Quan sát chất lượng phân và đánh giá tình trạng sức khỏe hàng ngày. Hơn nữa, hãy bổ sung thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho mèo để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Vệ sinh khử khuẩn môi trường sống: Giặt tẩy các đồ dùng của bé mèo cũng như tổng vệ sinh nhà đều đặn mỗi tuần tránh để lại mầm bệnh ở mèo. Khi mèo ra ngoài vui chơi cần đảm bảo xung quanh khô ráo, sạch sẽ hạn chế lây nhiễm.
  • Chế độ và thức ăn phù hợp: Để phòng tránh mèo bị đi ngoài liên tục, bạn cần chú ý không sử dụng các thức ăn ôi thiu, chứa các thành phần kích ứng,… Hệ tiêu hoá của mèo khá nhạy cảm, bạn tránh thay đổi đột ngột lượng thức ăn hoặc loại thức ăn mà mèo đang dùng. Hãy luôn duy trì chế độ ăn khoa học cho mèo bằng cách cung cấp thức ăn chuyên biệt cho mèo. 
  • Tiêm phòng và tẩy giun cho mèo: Điều này luôn được khuyến khích thực hiện theo định kỳ. Mèo nhà bạn sẽ giảm nguy cơ mèo mắc bệnh do virus và vi khuẩn. Việc tiêm phòng cho mèo con từ khi còn nhỏ được thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vệ sinh môi trường sống hạn chế mèo bị tiêu chảy.
Vệ sinh môi trường sống hạn chế mèo bị tiêu chảy.

Tóm lại, bạn nên quan sát bé mèo mỗi ngày để kịp thời có giải pháp điều trị tránh để mèo bị tiêu chảy nặng hơn. Mong bạn đã có cách điều trị phù hợp tại nhà cho mèo nhà mình thông qua các dấu hiệu và phương pháp bTaskee chia sẻ trên.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva, Freepik.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services