Chúng ta thường chơi đùa với mèo và nghĩ chúng vô hại. Tuy vậy, có thông tin cho rằng vết cào, vết cắn của mèo sẽ là hiểm họa khôn lường nếu không đề phòng. Vậy thực hư chuyện này là gì? Thông tin sau bTaskee sẽ giải đáp thắc mắc về bị mèo cắn có sao không?
Vết cào, vết cắn của chó mèo có nguy hiểm gì?
Bình thường bị mèo cắn có thể chỉ bị xước da, đau rát, sưng, viêm ở vết mèo cắn, nhưng nếu tình hình nghiêm trọng hơn như: Sốt, mệt mỏi, khó chịu, vùng bị cắn nhiễm trùng (da. máu. mô mềm) và không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm xoang, viêm phổi, hoại tử.
Ngoài ra, giun sán trong ruột mèo, vi khuẩn virus (nếu có) từ miệng mèo sẽ theo vết cắn xâm nhập vào cơ thể người. Và gây ra các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, suy kiệt sức khỏe, thậm chí là mắc bệnh dại, bệnh uốn ván nếu không đi tiêm phòng trước đó, từ đó dẫn đến tử vong.
Cách xử lý vết thương hiệu quả khi bị mèo cắn
Vì mèo cắn có khả năng dẫn đến những hậu họa không tưởng. Vậy nên bạn cần biết cách xử lý khi bị mèo cắn là như nào. Sau đây sẽ là cách xử lý vết thương do mèo cắn hiệu quả:
- Lập tức đặt vết thương dưới vòi nước xả mạnh để loại bỏ tạp chất, rồi dùng xà phòng và dung dịch sát khuẩn (cồn, dd Iod, nước oxy già, thuốc tím,…). Nên dùng nước ấm để rửa vết thương.
- Nếu vết thương rộng và sâu nên bôi kem kháng sinh.
- Nếu tay dính bụi bẩn nên rửa sạch để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào bên trong vết thương.
- Lấy băng vô trùng quấn quanh vết thương để ngăn chặn bụi bẩn và các tác nhân ô nhiễm môi trường bên ngoài. Nên quấn kín nhưng đừng quấn quá chật.
- Nên giữ cho vết thương khô ráo, sau đó dùng cồn sát trùng vệ sinh hàng ngày. Hãy cẩn thận đừng để các chất kích thích như acid, kiềm, dung dịch rửa bát, dung dịch lau các vị trí trong nhà dính vào vết thương. Chất kích thích sẽ là tác nhân làm vết thương thêm trầm trọng (Ngứa, đau rát, sưng tấy, phát ban, lở loét, chảy mủ,…).
- Hạn chế nghe theo kinh nghiệm dân gian đắp lá thuốc lên đó nếu không có hiểu biết sâu rộng về y. Vì bạn sẽ chẳng thể biết tác động thực sự của những chiếc lá thuốc là như nào, tính đúng đắn của bài thuốc dân gian đó đã được kiểm chứng chưa và kiểm chứng ra sao (Nếu có).
- Theo dõi vết thương xem có bị sưng, mủ, chảy nước, vệt đỏ, đổi màu, bị sốt, nhức đầu và cảm lạnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra trước 48 giờ kể từ lúc bị cắn hoặc cào. Sau đó tiếp tục theo dõi con vật cào mình trong vòng 15 ngày kể từ lúc nó cào, nếu mèo có triệu chứng ốm sốt, mệt mỏi, bỏ ăn… cần báo bác sĩ thú y xử lý.
Nếu bạn thường xuyên bận đi công tác và lo lắng nhà cửa không ai dọn dẹp và mèo cưng của bạn ở nhà không ai chăm sóc. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ trên ứng dụng bTaskee. Các Cộng Tác Viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho các bé thú cưng khi bạn vắng nhà.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!
Có cần tiêm phòng khi bị mèo cắn chảy máu không?
Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vacxin và huyết thanh phòng bệnh dại, đặc biệt là trong các trường hợp:
- Bị mèo cắn chảy máu ở gần các khu vực tập trung nhiều các dây thần kinh như mặt, cổ, đầu, ngón chân, ngón tay, bộ phận sinh dục. …Virus có khả năng di chuyển nhanh và gây hủy hoại dây thần kinh khi xảy ra cắn ở vị trí gần nhau.
- Bị cắn nhiều và vết cắn sâu của mèo có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không kịp thời tiêm phòng.
- Mèo sau khi cắn người có dấu hiệu: Mắt đỏ, hung dữ, tê liệt, chảy nước dãi, trốn vào góc tối, bỏ ăn, chết sau nhiều ngày cắn người. Đây có thể là dấu hiệu của mèo mắc bệnh dại.
- Bị mèo hoang cắn. Hiển nhiên là không thể xác định mèo hoang đã tiếp xúc và trở thành vật chủ của các nguồn virus, vi khuẩn nguy hiểm hay không, Nên ta cần tiêm phòng để chắc chắn sẽ tránh được hậu quả trước.
Nên tiêm vaccine dại tốt nhất là trong khoảng 24 – 48 giờ đầu sau khi bị cắn, càng để lâu hiệu quả vaccine càng giảm., Để sau 7 ngày mới tiêm thì vaccine gần như không còn tác dụng. Nếu phát hiện mèo cắn bị dại thì, cần tiêm phòng 5 mũi trong vòng một tháng để đảm bảo hiệu quả của vaccine.
>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Thông Tin Về Loài Mèo Đầy Đủ Chi Tiết Nhất 2023
Các món ăn không nên ăn khi bị mèo cắn
Những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình lành vết thương.
- Rau muống: Ăn loại rau này vết thương sẽ có tình trạng sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, mất nhiều thời gian hơn để làn da trở về trạng thái ban đầu.
- Trứng: Ăn trứng sẽ làm vết sẹo sáng màu hơn, tức là làm một vùng da trở nên loang lổ, mất thẩm mỹ.
- Thịt bò: Thực phẩm này có thể khiến vết sẹo bị thâm, tối màu.
- Đồ nếp: Nếu mèo cắn tạo vết thương hở, đồ nếp sẽ khiến vết cắn sưng tấy và mưng mủ hơn.
Những lưu ý khi chơi với mèo để hạn chế bị mèo cắn
Bạn nên làm theo các chỉ dẫn sau để tránh bị mèo cắn:
- Không nên để thân thể tiếp xúc với mèo và cố trêu đùa mèo khi nó không muốn vuốt ve hay chơi. Cào và cắn là bản năng của loài mèo, khi chúng ta chơi đùa với mèo hay làm phiền nó quá mức, bản nang của chúng có thể được kích thích dẫn đến hiện tượng mèo nhảy về với con người cào cấu.
- Lúc chơi với mèo hãy điều chỉnh thái độ, cảm xúc để không dọa chúng sợ, kích thích bản năng tấn công để sinh tồn.
- Nếu không quen biết một con mèo nhưng vẫn muốn chơi với chúng, hãy kiên nhẫn chờ đợi chúng chủ động tiếp cận mình.
- Nên cung cấp đồ chơi riêng cho mèo: cách này sẽ giúp mèo rèn bản năng bắt chuột, tạo niềm vui cho con mèo thay vì để nó thơ thẩn, nằm dài, chui rúc trong buồn chán suốt ngày và để giúp bạn an toàn. Mèo khi chơi đồ chơi sẽ không quá chú ý đến bạn và bản thân bạn cũng tránh được nguy cơ bị mèo bất chợt nhảy vào cào cắn.
Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp cho câu trả lời bị mèo cào cắn có sao không? Hi vọng các bạn sẽ ý thức được mối hiểm họa tiềm tàng từ vết cào cắn của mèo và biết cách xử lý đúng đắn vết thương do mèo gây ra.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cách Đuổi Mèo Hoang Tránh Xa Nhà Của Bạn Hiệu Quả
- Cách Khử Mùi Nước Tiểu Mèo Dành Cho Người Yêu Thú Cưng
- Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Dễ Thành Công