Điều hòa là thiết bị điện được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chức năng của điều hòa là làm mát không gian với một hệ thống gồm rất nhiều bộ phận kết hợp. Dưới đây hãy cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết về bộ phận miệng gió điều hòa nhé!
Miệng gió điều hoà (cửa gió điều hoà) là gì?
Miệng gió điều hòa còn được gọi là cửa gió. Đây là một trong những bộ phận cấu thành nên thiết bị điều hòa, giúp luồng không khí ấm hoặc mát được đẩy ra bên ngoài. Mỗi loại điều hòa khác nhau sẽ sử dụng loại miệng gió khác nhau về cả hình dạng, kích thước và chất liệu.
Bên cạnh đó, thiết kế của phần miệng gió cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm lạnh cũng như hướng gió điều hòa. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu miệng gió điều hoà là gì, chức năng như thế nào để lựa chọn được loại điều hòa phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Đặc điểm cấu tạo của miệng gió điều hoà (cửa gió điều hoà)
Vật liệu chế tạo
Các loại miệng gió điều hòa thường được làm bằng vật liệu nhẹ và chắc chắn để phù hợp với chức năng. Hai loại vật liệu được sử dụng phổ biến và tôn mạ kẽm và nhôm:
- Tôn mạ kẽm có ưu điểm là không gỉ, độ bền cao, chắc chắn. Vật liệu này cũng rất tiện cho việc tháo lắp, dễ vận chuyển, khả năng chịu lực cao, ít bị móp méo.
- Nhôm thì có khối lượng nhẹ, tương đối chắc chắn. Độ bền của miệng gió điều hòa bằng nhôm cũng khá cao, được nhiều hãng lựa chọn.
Ngoài ra, một vài hãng điều hòa còn sản xuất miệng gió bằng nhựa. Tuy nhiên, chất liệu này độ bền kém hơn nên không được sử dụng phổ biến.
Đặc điểm kết cấu của miệng gió điều hòa
Kết cấu của miệng gió sẽ bao gồm các bộ phận:
Khung miệng gió: Bộ phận này làm từ nhôm hoặc tôn mạ kẽm định hình, kết cấu chắc chắn, thường có gân để tăng độ cứng.
Cánh/nan gió: Bộ phận này cũng làm từ nhôm hoặc tôn mạ kẽm định hình. Hình dáng cánh gió rất đa dạng: thẳng, cong, xếp song song, xếp dạng khuếch tán, xoáy tròn theo nhiều góc độ… Hình dáng cánh quạt phù hợp với từng kiểu điều hòa và nhu cầu tỏa gió.
Bề mặt của cửa gió điều hòa thường được phủ một lớp sơn tĩnh điện, màu sắc phù hợp với màu tổng thể thiết bị. Việc phủ sơn này vừa làm tăng độ bóng và tính thẩm mỹ, đồng thời còn hạn chế việc bị gỉ sét, ăn mòn do các điều kiện môi trường tác động.
Kiểu dáng thiết kế
Thiết kế của miệng gió điều hòa sẽ tùy thuộc theo mục đích sử dụng và kiểu dáng từng loại thiết bị. Một số thiết kế phổ biến của bộ phận này là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình oval…
Vị trí lắp đặt
Cửa gió điều hòa thường được lắp đặt trực tiếp lên trên trần nhà, gắn vào tường hoặc kết nối với ống gió. Vị trí lắp đặt thường được quyết định bởi diện tích đặc thù không gian để mang lại hiệu quả làm lạnh tốt nhất.
Công dụng của miệng gió điều hoà (cửa gió điều hoà)
Miệng gió điều hòa có những công dụng dưới đây:
Cấp không khí: Cánh quạt và miệng gió có chức năng hút không khí, cung cấp cho hệ thống làm lạnh xử lý.
Hồi không khí: Sau khi luồng không khí đi qua hệ thống dàn lạnh, được lọc sạch và thay đổi mức nhiệt độ thì sẽ thông qua miệng gió đẩy ra bên ngoài.
Bảo vệ hệ thống dàn lạnh: Kết cấu của miệng gió thường được thiết kế dạng đan dày, tránh để côn trùng bay qua, vào gây hư hại cho dàn lạnh và các thiết bị bên trong.
Tăng tính thẩm mỹ: Miệng gió là bộ phận nằm ngoài cùng của hệ thống điều hòa. Vì vậy nên thiết kế đẹp, chất liệu chắc chắn, sơn tĩnh điện sáng bóng sẽ tăng tính thẩm mỹ cho điều hòa nói riêng và không gian lắp đặt điều hòa nói chung.
>> Xem thêm: Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lạnh Và Cấu Tạo
Để đảm bảo tuổi thọ thiết bị, người dùng cần định kỳ vệ sinh điều hòa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết về cấu tạo điều hòa để thực hiện các thao tác vệ sinh đúng chuẩn. Nhưng đừng lo đã có dịch vụ vệ sinh máy lạnh từ bTaskee với các kỹ thuật viên chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Tải app bTaskee ngay!
Các loại miệng gió điều hoà (cửa gió điều hoà) được sử dụng phổ biến hiện nay
Miệng gió vuông
Miệng gió điều hòa hình vuông có ưu điểm ở thiết kế vuông vức, đẹp mắt, cứng cáp. Kiểu dáng này phù hợp với đa số không gian, từ cửa hàng, văn phòng đến kho xưởng. Đây cũng là loại cửa gió được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Miệng gió tròn
Cửa gió hình tròn cũng được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao, kiểu dáng mềm mại và tinh tế. Loại cửa gió này còn có thể gắn thêm van VCD, giúp người sử dụng dễ điều chỉnh lưu lượng gió sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Miệng gió sọt trứng
Miệng gió sọt trứng được dịch từ tên tiếng Anh là Eggcrate Air Grille. Loại miệng gió điều hòa này thường được sử dụng là cửa gió hồi hoặc gắn trần. Để phù hợp với chức năng, hình dạng miệng gió này sẽ bằng các lá nhôm mỏng được đan vuông góc vào nhau.
Miệng gió điều hòa hình cầu
Miệng gió cầu còn có tên gọi khác là miệng gió thổi xa. Chức năng của loại miệng gió này là có thể phân phối luồng điều hòa không khí từ vị trí cao, tỏa ra đều trong không gian với khoảng cách xa, hạn chế gió thổi thẳng vào người.
Vì thế nên loại miệng gió hình cầu này sẽ thích hợp để lắp đặt ở những không gian diện tích lớn, trần cao và thoáng như: Phòng hội nghị, phòng họp, nhà hát, phòng hòa nhạc, phòng triển lãm, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim…
Miệng gió Louver
Miệng gió Louver thường được mọi người gọi là cửa gió nan Z. Loại miệng gió này được ưa chuộng sử dụng ở những công trình dân dụng, phục vụ công nghiệp hoặc lắp đặt ngoài trời.
Ưu điểm của miệng gió Louver nằm ở khả năng hạn chế tối đa sự xâm nhập của nước mưa, các loại côn trùng và bụi bẩn. Nhờ vậy sẽ bảo vệ hệ thống điều hòa rất tốt, tránh các hư hỏng phát sinh kể cả khi hoạt động ngoài trời.
Miệng gió Linear
Kiểu dáng miệng gió điều hòa Linear hay miệng gió nan T sẽ được thiết kế theo dạng các khe dài. Loại miệng gió này có thể đồng thời cấp và hồi không khí hiệu quả. Bên cạnh đó, miệng gió Linear khi lắp đặt trên trần nhà hoặc tường cũng rất đẹp mắt, tinh tế, phù hợp với phong cách kiến trúc sang trọng.
Miệng gió Slot
Cửa gió điều hòa Slot có tên đầy đủ là Slot linear Diffuser. Chức năng nổi bật của loại cửa gió này không chỉ ở việc hút và cấp không khí mà còn có thể điều chỉnh lưu lượng gió theo nhiều hướng.
Đây là một trong các loại miệng gió điều hòa cao cấp nhất, đảm bảo cả chức năng và tính thẩm mỹ. Vì thế, với các không gian đòi hỏi cao về thiết kế thì đây là sự lựa chọn phù hợp.
Miệng gió khuếch tán
Đây cũng là loại miệng gió được sử dụng khá phổ biến ở các dòng điều hòa âm trần. Tên tiếng anh của miệng gió khuếch tán là Square Diffuser, có khả năng hồi gió đều ra cả 4 hướng.
Tuy nhiên, miệng gió khuếch tán lại không có khả năng đẩy không khí khoảng cách xa. Vì vậy, sản phẩm này nên được lắp đặt ở những không gian trần thấp, diện tích vừa phải để đảm bảo hiệu quả làm lạnh.
>> Xem thêm: Máy Nén Điều Hoà Là Gì? Block Máy Lạnh Có Chức Năng Gì?
Miệng gió lá sách
Miệng gió lá sách có một số điểm tương đồng với miệng gió Linear ở khả năng hạn chế bụi bẩn, chống côn trùng và nước xâm nhập. Loại này thường được sử dụng rộng rãi ở các công trình như chung cư, nhà xưởng, văn phòng…
Miệng gió nan bầu dục
Cửa gió nan bầu dục thường được thiết kế chia thành 2 loại là 1 lớp và 2 lớp. Kiểu dáng nan có ưu điểm ở khả năng dễ dàng điều chỉnh hướng gió, tỏa gió đi đều các hướng.
Miệng gió không viền
Như tên gọi, miệng gió không viền có phần viền bo xung quanh được giấu vào bên trong, thường được sử dụng ốp vào trần thạch cao. Vì vậy nên loại này còn thường được gọi cửa gió âm trần, mang tính thẩm mỹ cao, rất sang trọng và bắt mắt.
Miệng gió cong
Nghe tên gọi thì bạn cũng có thể dễ dàng tưởng tượng được hình dáng loại miệng gió này rồi phải không? Cửa gió bo cong, các nan cũng cong theo, độ cong tùy thuộc vào từng thiết kế. Ưu điểm là thiết kế đẹp mắt cùng khả năng cản mưa, cản nước xâm nhập vượt trội.
Miệng gió cấp
Miệng gió cấp có chức năng là phân tán nhiệt tập trung vào các vị trí cần thiết thay vì phân bố đồng đều trong không gian. Ví dụ như hơi lạnh sẽ tập trung vào nơi nhiều người hoặc nhiều nhiệt lượng thừa. Vì thế nên miệng gió cấp được sử dụng trong các nhà xưởng, nhà máy…
Miệng gió kèm OBD
Loại miệng gió này sẽ được sử dụng để gắn trực tiếp vào phần đầu của đường ống điều hòa một cách chắc chắn bằng vít hãm hoặc tay gạt. Nhờ vậy người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh mà không cần phải chạm trực tiếp vào ống điều hòa.
Bên cạnh đó, với những điều kiện không gian trần cao và quá rộng, người dùng có thể thiết kế dạng miệng gió kèm OBD này để khắc phục, giúp hơi lạnh tập trung xuống dưới, hạn chế lãng phí điện năng.
Một số lưu ý khi lựa chọn miệng gió điều hoà (cửa gió điều hoà)
Để chọn được loại miệng gió điều hòa phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần căn cứ vào những yếu tố dưới đây:
Nhu cầu sử dụng: Bạn cần xác định mục đích sử dụng điều hòa của mình là gì để chọn được loại miệng gió phù hợp. Ví dụ muốn sử dụng trong không gian nhà xưởng độ ẩm cao thì nên lựa chọn loại cửa gió nan Z Louver có khả năng hạn chế nước xâm nhập.
Xác định kích thước cửa gió: Bạn cần biết kích thước đường ống gió điều hòa là bao nhiêu, nhu cầu sử dụng điều hòa như thế nào. Từ đó mới có thể xác định kích thước miệng gió điều hoà to hay nhỏ.
Xác định vị trí lắp đặt: Vị trí cửa gió cần phù hợp với diện tích không gian và nhu cầu làm mát.
Xác định hướng gió và mức độ tỏa gió: Nếu không gian nhỏ, cần tỏa gió hẹp thì bạn có thể chọn các loại cửa gió vuông, tròn, cong… đều được. Còn nếu cần thổi gió rộng, lan tỏa đều khắp phòng thì ưu tiên chọn loại cửa gió điều hòa có tính khuếch tán cao.
Trên đây là các thông tin về miệng gió điều hòa để bạn tham khảo lựa chọn. Bạn hãy tìm các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, độ bền cao để sử dụng được lâu dài nhé!
>>> Xem thêm các bài viết hữu ích về điều hòa:
- Ai Phát Minh Ra Điều Hòa Và Mô Hình Làm Mát Thời Sơ Khai?
- Tổng Hợp Những Thông Số Điều Hòa Và Cách Đọc Hiểu Dễ Nhất
- Tụ Điều Hòa Là Gì? Cách Thay Tụ Điều Hòa Chuẩn Kỹ Thuật
Ảnh: Cửa gió Starduct, Tủ điện E.Nhất, Cửa gió Loa Thành, Deco Vina