Bạn có thắc mắc tại sao mỗi công trình lại thi công mỗi loại móng khác nhau không? Các loại móng như là: Móng đơn, móng cọc, hoặc móng bè. Cùng bTaskee cùng tìm hiểu nhé.
Móng bè là gì? Cấu tạo của móng bè
Móng bè còn có thêm tên gọi khác đó chính là móng toàn diện, hoặc móng nền. Móng bè được sử dụng với chức năng hỗ trợ tải trọng của mỗi công trình xây dựng, chịu sức ép của những vật đè nén khác.
Móng bè sẽ đảm bảo được sự an toàn và độ chắc chắn cho công trình với cấu tạo gồm nhiều lớp cơ bản có thể kể đến như sau:
- Lớp bê tông làm sàn với độ dày khoảng 10cm.
- Phần dầm móng với kích thước là 700x300mm.
- Chiều cao chuẩn theo kích thước của móng bè sẽ là 32cm.
- Thép sử dụng cho bản móng chuẩn là loại thép kiên cố có 2 lớp.
- Thép sử dụng dầm móng chuẩn bao gồm: thép dọc 6 phi và thép đai-phi là 8a150.
Phân loại các móng bè
Giống như các loại móng khác, móng bè cũng có rất nhiều loại và kiểu dáng khác nhau.
Loại móng bản vòm ngược
Loại móng đầu tiên bTaskee muốn giới thiệu đó chính là loại móng bản vòm ngược. Loại móng này đa số được sử dụng trong các công trình thi công có yêu cầu cao về khả năng chịu uốn.
Nếu chọn loại móng bản vòm ngược này thì đa số đều là những công trình lớn và cần thi công một cách tỉ mỉ, chính xác. Nguyên liệu dùng để tạo thành loại móng bè này chính là gạch đá xây kết hợp bê tông.
Loại móng bản phẳng
Với những công trình có đất nền với độ kháng đất khá yếu, thường sẽ sử dụng loại móng bản phẳng. Loại móng này có khoảng cách giữa các cột < 9m và sự tải trọng tiêu chuẩn ở mức 1000 tấn với một cột.
Loại móng kiểu có sườn
Móng bè cũng được phân loại thành một loại móng có tên là loại móng kiểu có sườn. Trong loại móng này lại được chia thành 2 kiểu cấu tạo khác nhau: Loại có kiểu sườn nằm trên bản móng và kiểu sườn nằm ở dưới có cấu tạo theo hình thang với tác dụng chống trượt gia tăng.
Với mỗi loại công trình và mỗi nhà thầu khác nhau, họ sẽ dựa vào đất nền và cách thi công để chọn kiểu sườn nằm trên hay nằm dưới cho phù hợp.
Loại móng theo kiểu hộp
Loại cuối cùng trong các phân loại của móng bè đó chính là móng dạng kiểu hộp. Loại móng kiểu hộp này thường được sử dụng, thi công với những công trình có thiết kế hai tầng. Chúng được phân bố đều và có tác dụng chịu lực rất tốt trên nền đất.
Đặc điểm của móng bè là gì?
Ưu điểm
Móng bè với rất nhiều ưu điểm và thường được ưu tiên sử dụng trong các công trình thiết kế hai tầng.
- Sử dụng được trong nhiều loại công trình thiết kế bao gồm: Bồn chứa, hồ bơi, hầm, hoặc kho,…
- Có thể tiến hành thi công nhanh và có chi phí khá là thấp, giá cả phù hợp.
- Thích hợp sử dụng với những bản thiết kế nhà từ tầng 1 đến tầng 3, hoặc ở những khu nhà cấp 4.
- Ở những khu vực có mật độ xây dựng khá thấp, có ít sự tác động hai chiều thường sẽ sử dụng loại móng bè này.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, móng bè cũng tồn tại một số nhược điểm đáng lưu ý:
- Không phải bất cứ loại địa hình móng nào cũng có thể xây dựng, bạn cần chọn những loại địa hình phù hợp với loại móng này.
- Loại móng này khi được đặt có thể sẽ chịu những sự tác động từ các yếu tố như: Nước ngầm, động đất,…
- Loại móng bè này rất dễ chịu sự tác động từ kết cấu địa chất dẫn đến bị lún hoặc bị lệch,…
Tiêu chuẩn thiết kế móng bè
Một số lưu ý trong tiêu chuẩn thiết kế móng bè như:
- Hình dáng: Chúng chính là một lớp bê tông được nằm rộng ở dưới tất cả các công trình xây dựng, hoặc nằm sâu ở dưới móng nhà.
- Độ dày: Độ dày của loại bê tông này cần được đạt đủ tiêu chuẩn là 10cm.
- Chiều cao: Chiều cao tiêu chuẩn của loại móng này là 3200mm.
- Kích thước phần dầm móng: Kích thước tiêu chuẩn của phần này là 700x300mm
- Thép dầm móng: Tiêu chuẩn của loại thép dùng làm dầm móng là thép sọc 6 phi 20-22 và thép đai là phi 8a150.
- Thép phần bản móng: Tiêu chuẩn của phần thép bản móng là thép phi 12a200 với 2 lớp thép cố định.
Khi nào nên sử dụng móng bè?
Vậy khi nào thì các công trình nên sử dụng loại móng bè này trong thi công? Chiều sâu khi bạn đặt móng bè sẽ khá là nông, vì vậy một số vấn đề có thể gặp phải như là sự tác động của môi trường tự nhiên hay thời tiết. Để có thể áp dụng được hết tính năng và tránh các tai ương, loại móng này chỉ chuyên dùng trong những công trình không quá nặng.
Một số công trình thiết kế thi thông không quá nặng như là: nhà cấp 4, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, và nhà 3 tầng.
Quy trình thiết kế thi công móng bè
Bạn có thể tham khảo quy trình thiết kế móng bè được bTaskee đề cập dưới đây.
Bước chuẩn bị mặt bằng, trang thiết bị cần thiết trong việc thi công
Việc chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị là điều cực kỳ quan trọng trong bước đầu thi công. Bước đầu tiên này nếu bạn chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ thì các bước tiếp theo mới có thể suôn sẻ và hoàn thành trọn vẹn.
Đào hố chuẩn bị thi công cho móng bè
Sau khi xác định được diện tích của công trình cần thi công, hãy sử dụng các vật liệu xây dựng cần thiết và đào hố cho phần móng bè cần thi công. Với kích thước của hố, bạn cần đảm bảo chiều cao, chiều rộng theo đúng kích thước đã thiết kế sẵn.
Công đoạn đào hố là phần rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả quá trình hoàn thiện công trình sau này.
Xây tường cho móng bè
Xây tường cho móng bè là bước giúp giữ độ bền, củng cố thêm sự chắc chắn và làm mịn, mềm hơn cho phần móng.
Đổ lớp lót bê tông cho móng bè
Để có sự đảm bảo tuyệt đối cho sự chất lượng của bê tông cũng như chất lượng của công trình cho đến khi hoàn thiện, bước đổ lớp lót bê tông này rất quan trọng. Công đoạn đổ lớp lót bê tông này còn có thể giúp công trình có tuổi thọ cao nhất sau khi hoàn thiện.
Đa phần, các nhà thầu sẽ cho thi công bước này theo từng lớp, mỗi lớp bê tông được đổ vào sẽ có độ dày khoảng 20 đến 30 cm. Khoảng cách này vừa đủ để đảm bảo chất lượng cho sự liên kết giữa các lớp bê tông.
Lưu ý, chỉ khi lớp bê tông cũ đã khô, bạn mới nên tiếp tục đổ những lớp khác phí trên bạn nhé.
Bước nghiệm thu và bảo dưỡng cho công trình thi công
Bước cuối cùng trong quy trình thi công móng bè là nghiệm thu và bảo dưỡng cho công trình. Sau khi thi công hoàn thiện phần món này, bạn phải luôn giữ chúng trong tình trạng ẩm và có sự đề phòng dưới sự tác động của môi trường, thời tiết tự nhiên.
Lưu ý khi thi công móng bè
Một số lưu ý khi thiết kế móng bè mà bTaskee muốn bạn lưu ý dưới đây. Hãy đặc biệt lưu ý để tránh những trường hợp không may sau này bạn nhé.
- Cọc móng chính là phần quan trọng không thể mắc sai lầm. Cọc móng chính là phần truyền tải trọng xuống nền ở phía dưới chân cọc qua sự kháng mũi và thông qua sức kháng bền, nó tác động vào các nền ở xung quanh cọc.
- Độ lún cần được điều chỉnh phù hợp nhất, nếu như bạn điều chỉnh độ lún không phù hợp sẽ có thể khiến chiều dày của móng có thể thay đổi và gây ảnh hưởng đến độ bền, kết cấu của công trình.
Một số mẫu tham khảo bản vẽ móng bè
Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế móng bè dưới đây nhé!
Một số câu hỏi thường gặp
- Vì sao sau khi nghiệm thu, móng bè cần được bảo dưỡng cẩn thận?
Với các lớp bê tông được đổ vào từng lượt, chúng cần được bảo dưỡng và giữ độ ẩm đến khi chúng hoàn toàn có thể kết dính với nhau. Vì vậy, việc bảo dưỡng này rất cần thiết và phải làm liên tục đến khi đủ ngày tuổi và cho ra sản phẩm.
- Loại móng này nên được sử dụng trong những công trình như thế nào?
Móng bè thường được ưu tiên sử dụng với những thiết kế nhà cấp 4 hoặc nhà có chiều cao từ 1 đến 3 tầng. Đa phần đây đều là những thiết kế nhỏ, không cầu kì và không quá nặng nên việc thi công rất dễ để thực hiện.
- Móng bè còn có tên gọi nào khác và được hiểu theo cách nào khác không?
Móng bè hay người ta vẫn gọi đơn giản nó là móng nền, phần móng này được hiểu là những lớp có kết cấu kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn và chúng được nằm ở phần dưới cùng trong một công trình xây dựng hoàn thiện.
Trên đây là tất tần tật thông tin về móng bè, các đặc điểm và cách thi công của chúng. Hãy tham khảo để lựa chọn cho mình một loại móng xây nhà thật kiên cố bạn nhé.
>>> Xem thêm nội dung tương tự:
Móng Bè Và Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Thi Công
Thi Công Móng Cọc Bê Tông Và Những Điều Cần Lưu Ý
Móng Đơn Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Móng Đơn
Hình ảnh: Vietnam12h + Mogi