Với những người ở trong ngành xây dựng, chắc hẳn sẽ không còn thấy xa lạ gì với móng đơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về cấu tạo cũng như ứng dụng của chúng nhé.
Móng đơn là gì?
Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc, với công dụng dùng làm bệ để chống đỡ một cột hoặc nhiều cột đứng chụm lại với nhau. Chúng có nhiều hình dạng kích thước như: Hình vuông, hình chữ nhật, hoặc là hình tròn,… với cấu tạo được nằm riêng lẻ.
Chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng, vì là loại móng dễ tiến hành thi công cũng như có giá thị trường rẻ. Không chỉ giúp các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí, chúng còn có tính chịu lực rất cao.
Trên thực tế, móng cốc và móng đơn là một. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng móng cốc là gì. Chúng đều được sử dụng phổ biến ở những công trình có tải trọng nhẹ: Như nhà dưới 3 tầng, xưởng, hoặc kho,… với điều kiện đất nền xây cần có tính ổn định và độ cứng cần thiết.
Ngoài hai tên gọi phổ biến là móng đơn và móng cốc, chúng còn có những tên gọi khác như: Móng trụ, hay móng độc lập,…
Cấu tạo của móng đơn gồm những gì?
Móng đơn là loại móng có cấu tạo khá đơn giản và dễ hình dung. Nếu móng làm bằng gạch, cấu tạo móng đơn chính là các lớp gạch được xếp chồng lên trên nhau. Riêng với loại móng đơn làm bằng cốt thép, chúng sẽ có cấu tạo phức tạp hơn một chút như ở dưới đây:
- Lớp lót bê tông dưới móng: Lớp lót này thường có độ dày khoảng 100mm, chúng có cấu thành bởi bê tông đá 4×6 hoặc bởi bê tông gạch vỡ kết hợp với xi măng. Phần lớp lót này được xem là khá quan trọng, ngoài làm khuôn để có thể đổ xi măng, chúng có công dụng làm sạch hố móng, là phẳng hố móng và chống mất nước xi măng.
- Phần móng: Phần móng hay còn được gọi là bản móng. Cấu tạo của phần móng thường có đáy là hình chữ nhật. Với từng loại công trình với các kích thước khác nhau, phần móng này sẽ được vát theo độ dốc vừa phải phù hợp với loại công trình đó.
- Cổ móng: Phần cổ móng với tác dụng truyền lực và tải trọng từ phần cột xuống phần đáy của móng. Cấu tạo của cổ móng luôn có kích thước lớn hơn phần cột ở phía trên khoảng 25mm với mỗi chiều.
- Giằng móng: Giằng móng là bộ phận được kết hợp làm dầm móng, nhằm tránh độ lệch tâm của móng nhà. Ngoài ra, chúng còn có công dụng đỡ phần tường ngăn cách ở phía trên, giảm sự lún lệch giữa các móng.
Phân loại các móng đơn
Đặc điểm của móng đơn rất dễ phân biệt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn phân chia móng đơn thành ba loại, bTaskee sẽ liệt kê lần lượt ở dưới đây.
Dựa theo đặc điểm tải trọng
Với đặc điểm tải trọng, người ta dễ dàng phân chia móng đơn theo các loại như sau:
- Móng thiết kế nhằm chịu tải trọng có sự lệch tâm.
- Móng thiết kế nhằm chịu tải trọng không bị lệch tâm.
- Móng dành cho các công trình được thiết kế cao như: ống khói, tháp nước, hoặc bể chứa,…
- Móng thiết kế để chịu lực ngang lớn: đập nước hoặc tường chắn,…
- Móng thiết kế chỉ chịu tải trọng thẳng đứng và có lực momen nhỏ.
Dựa theo cách thức chế tạo
Với đặc điểm về cách thức chế tạo, móng đơn chia thành hai loại là móng toàn khối và móng lắp ghép.
- Loại móng toàn khối: Móng thiết kế có cấu tạo từ nhiều vật liệu khác nhau và được chế tạo ngay tại công trường, chỗ thi công.
- Loại móng lắp ghép: Đây là loại móng được cấu tạo từ nhiều mảnh ghép, bộ phận khác nhau. Chúng có các bộ phận sẵn và sẽ được lắp ghép khi cần tại công trường, chỗ thi công.
Dựa theo độ cứng nơi móng đơn
Đặc điểm được dựa theo độ cứng của móng đơn được chia làm 3 loại như sau:
- Loại móng mềm: Đây là loại móng với khả năng có thể biến dạng cùng cấp với loại đất nền. Chúng thường có tỷ lệ cạnh dài, cạnh ngắn lớn hơn 8.
- Loại móng cứng hữu hạn: Đây là loại móng làm từ bê tông cốt thép và thường có tỷ lệ cạnh dài, cạnh ngắn nhỏ hơn 8.
- Loại móng cực kỳ cứng cáp: Đây là loại móng có độ cứng cực kì cao, cùng với độ biến dạng hầu như là không tồn tại. Loại này bao gồm móng được làm từ gạch, đá, hoặc bê tông.
Đặc điểm của móng đơn
Móng đơn cần được xây trên nền đất có độ cứng và sự ổn định cao. Chúng dễ thi công và có chi phí thấp. Ưu điểm và nhược điểm của chúng như sau:
- Ưu điểm: Móng đơn đặc biệt được chọn sử dụng phổ biến bởi nó có giá thị trường thấp, dễ dàng thi công. Đặc biệt với những ngôi nhà “biệt thự”, móng đơn được đặt nằm ở dưới các cột trụ.
- Nhược điểm: Tải trọng của móng đơn không quá lớn, vì vậy chúng cần được dùng trong trường hợp đất nền có độ bền và tính ổn định cao.
Móng đơn nên sử dụng khi nào?
Những trường hợp được khuyến khích và cho phép sử dụng móng đơn là những công trường thi công có tải trọng nhẹ. Thường được dùng cho nhà dân dụng, hoặc nhà công nghiệp, các xưởng hoặc kho, tháp ăng ten,…
Công thức tính móng đơn
R= m * ( A.y.b + B.q + D.c)
- Móng được thiết kế không lệch tâm: P < hoặc = R
- Móng được thiết kế lệch tâm: P < hoặc = 1,2 R
Trong đó các đơn vị được hiểu:
- R: Là cường độ cho sự tiêu chuẩn của đất nền
- P: Là tải trọng giữa sự liên kết cấu tạo móng
- b: Là chiều rộng của bề mặt móng
- c: Là phần lực dính của nền đất móng
- q: Là tải trọng mỗi bên của phần móng
- A, B, D: Một số thông số xác định bởi sự phụ thuộc của ma sát trong góc đất
- m: Là hệ số điều kiện có thể của móng
Quy trình thi công xây dựng móng đơn
Để có sự đảm bảo về mặt thẩm mỹ, cũng như cấu trúc chặt chẽ cho ngồi nhà. Quy trình thi công xây dựng móng đơn sẽ cần phải thông qua những bước làm sau đây.
Chuẩn bị mặt bằng, trang thiết bị cần thiết để thi công
Mặt bằng và các trang bị cần thiết là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Với một quá trình chuẩn bị đầy đủ bao gồm mặt bằng, trang thiết bị, nhân công, kinh phí,… việc thi công sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Đây chính là bước đầu tiên để việc thi công có kết quả tốt đẹp.
Đào hố thi công móng đơn
Tiếp theo, tại mặt bằng đã chọn làm thi công, hãy sử dụng các vật liệu dụng cụ dùng để đào một chiếc hố. Kích thước của hố móng đơn cần phải đảm bảo các quy định về chiều dài, chiều rộng, theo sự tính toán từ trước.
Công đoạn đào hố rất quan trọng, nếu bạn đào hố không đúng kích thước sẽ gây trở ngại, khó khăn về sau cho công trình thi công.
Làm phẳng mặt hố móng đã đào
Sau khi đã đào xong mặt hố với đúng kích thước quy định, hãy sử dụng xẻng hoặc bất cứ vật dụng nào có để san bằng miệng hố. Ngoài ra, để có thể tạo một mặt bằng có sự bằng phẳng cao, bạn có thể dùng đá dăm mỏng lên bề mặt.
Đổ một lớp lót bằng bê tông
Lớp lót bê tông cho móng đơn cần được đảm bảo với độ dày khoảng 100mm. Lớp lót này được đổ trực tiếp trên mặt đá và có công dụng hạn chế sự mất nước cho lớp vữa và lớp bê tông ở phía trên. Ngoài ra, đây cũng là một cách giúp cố định và làm phẳng cho phần đáy móng.
Bố trí thép cho móng đơn
Bước bố trí thép cho móng đơn tuỳ thuộc rất nhiều vào hình dáng, cách bố trí ở các thanh thép. Với các thanh thép chịu những phần lực khác nhau, khoảng cách của chúng cần được dao động từ 10 đến 15cm.
Đặc biệt, cốt thép cần được xếp ở vị trí cách mặt lót bê tông khoảng 5cm. Tránh sự ăn mòn và hoen rỉ của thép, tăng thêm sự liên kết giữa phần lớp lót móng và phần móng.
Đổ bê tông vào móng
Đổ bê tông vào móng là lớp cuối cùng trong các bước thực hiện. Bạn cần trộn bê tông với tỉ lệ tiêu chuẩn theo sự tính toán của các chuyên gia xây dựng.
Quá trình này được thực hiện theo trình tự từ xa đến gần móng. Trong trường hợp hố móng bị ngập hoặc ứ đọng, bạn cần sử dụng vật dụng hút hết nước để không giảm độ bền của móng.
Những lưu ý khi thi công móng đơn
Một số điều bạn cần lưu ý khi thi công móng đơn được bTaskee nhắc đến dưới đây:
- Thiết kế móng đơn có lệch tâm: Bạn có thể sử dụng móng chân vịt để làm giảm độ lệch tâm không đáng có. Cách này sẽ không áp dụng trong trường hợp bạn thi công các công trường có độ momen lệch tâm lớn.
- Cần quan tâm thép làm móng: Thép được dùng làm móng trong các công trình phải là loại thép có chất lượng tốt, theo chuẩn quy định và đáp ứng về kích thước. Đặc biệt, thép được đưa vào sử dụng cần đảm bảo sự sạch sẽ, không bám bẩn và có kích thước đúng như bản vẽ đã tính.
Một số mẫu tham khảo bản vẽ thiết kế móng đơn
Dưới đây là một số mẫu bản vẽ móng đơn mà bạn có thể tham khảo.
Câu hỏi thường gặp
- Các trường hợp nhà cao tầng có nên sử dụng móng đơn?
Móng đơn là loại móng chỉ có thể chịu tải trọng thấp, không được khuyến cáo sử dụng khi thi công các công trình có thiết kế cao tầng. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp nhà công nghiệp, xưởng hoặc kho thôi bạn nhé.
- Cấu tạo móng đơn có thể bỏ qua lớp lót bê tông không?
Cấu tạo móng đơn không thể bỏ qua bất cứ lớp nào trong 6 bước được nêu trên. Lớp lót bê tông với nhiều tính năng như hạn chế sự mất nước cho lớp vữa và bê tông, không thể bỏ qua đâu bạn nhé.
- Móng đơn còn có tên gọi khác là gì?
Móng đơn còn có một số tên gọi khác như là móng cốc, móng độc lập, hoặc móng trụ,… Tuy nhiên, dân trong nghề xây dựng thường gọi là móng đơn, đây cũng là tên phổ biến của loại móng này.
Trên đây là bài viết về móng đơn, hay còn có tên gọi là móng cốc. Đối với dân trong ngành xây dựng hẳn khái niệm về loại móng này đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn không phải dân trong ngành, bài viết này thật sự rất hữu ích khi bạn đang có ý định xây nhà.
Xem thêm:
- Thi Công Móng Cọc Bê Tông Và Những Điều Cần Lưu Ý
- Cách Xây Dựng Và Bố Trí Đài Móng Đúng Cách Nhất
- Cấu Tạo Móng Băng Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý
Hình ảnh: Vcchomes