Đa phần người dùng lo lắng về việc cục nóng điều hòa sẽ gặp trục trặc nếu dính mưa. Vậy thực chất mưa vào cục nóng điều hòa có sao không? Có nên che dàn nóng không? bTaskee sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này ngay sau đây
Cục nóng điều hòa là gì? Vai trò của dàn nóng trong hệ thống điều hòa không khí
Cục nóng điều hòa hay còn được gọi với cái tên dàn nóng là nơi tỏa nhiệt, mang hơi nóng từ trong phòng ra bên ngoài môi trường.
Cục nóng điều hòa gồm các bộ phận cơ bản như: Block, tụ kích Block, quạt cục nóng, cáp, đầu rắc co bắt ống đồng kết nối với cục lạnh, vỏ bảo vệ, chân bắt giá đỡ, lá tản nhiệt, van đảo chiều (điều hòa 2 chiều), bo mạch (trong dòng máy Inverter), khởi động từ (tại điều hòa có công suất lớn),…
Dàn nóng có vai trò quan trọng của hệ thống điều hòa không khí, giúp tỏa nhiệt để làm mát không khí theo nhiệt độ điều chỉnh dựa trên nguyên lý sau:
Đầu tiên, khí gas (môi chất làm lạnh) sẽ hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh, thông qua máy nén áp suất cao chuyển từ thể khí sang thể lỏng và di chuyển tới dàn nóng.
Tại đây, môi chất làm lạnh sẽ được cục nóng điều hòa tản nhiệt ra bên ngoài. Sau đó, các bộ phận khác sẽ có vai trò như:
- Block đẩy (hoặc hút) môi chất lạnh thông qua tác động của tụ Block và quạt tản nhiệt một cách tự động.
- Van gas đảo chiều để máy lạnh hoạt động theo chiều nóng
- Bo mạch điều khiển cục nóng
Từ đó, nhiệt độ từ máy lạnh sẽ thay đổi, gián tiếp kéo theo sự thay đổi của nhiệt độ phòng như mong đợi.
Mưa vào cục nóng điều hòa có sao không?
Câu trả lời là có, cục nóng điều hòa được thiết kế với lớp vỏ hoàn toàn có thể chịu được mưa, thậm chí mưa lớn trong thời gian dài.
Đa phần cục nóng điều hòa được cấu tạo từ chất liệu nhôm và lớp sơn chống thấm, chống ăn mòn tốt. Đặc biệt, cơ chế hoạt động của cánh quạt dàn nóng sẽ giúp đẩy nước ra bên ngoài một cách dễ dàng.
Vì vậy, bạn không cần quá lo về việc lắp đặt mưa vào cục nóng điều hòa và có thể sử dụng chúng ngay cả khi trời mưa.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ khoảng 5 – 7 năm sử dụng, chúng ta đều nhận thấy rõ những dấu hiệu bào mòn của thời gian trên cục nóng điều hòa lắp ngoài trời.
Chứng tỏ, không có bất cứ vật liệu nào có thể tự ‘chống lại’ những tác nhân gây hại của môi trường. Nếu được, hãy chủ động bảo vệ cục nóng điều hòa để ngoài trời mưa bằng các biện pháp phù hợp, vì sở dĩ ‘của bền tại người’.
Bạn là người bận rộn? Bạn không có thời gian vệ sinh máy lạnh thường xuyên? Đừng lo, đã có dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee. Đội ngũ chuyên viên giàu kiến thức sẽ giúp bạn kiểm tra thiết bị và làm sạch toàn bộ bụi bẩn trên máy lạnh.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay
Có nên che cục nóng máy lạnh khi trời mưa không?
Mặc dù cục nóng điều hòa có thể tự thích nghi với môi trường mưa nắng ngoài trời, tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn vẫn nên che cục nóng máy lạnh để ngoài trời mưa, để tránh mưa vào cục nóng điều hòa quá nhiều và giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị nhé
Những tấm che mưa vào cục nóng điều hòa đem lại nhiều tác dụng như:
- Thứ nhất, bảo vệ thiết bị khởi nguy cơ ngưng tụ (đọng) nước bên trong do mưa vào cục nóng điều hòa
- Thứ hai, giúp khả năng tản nhiệt diễn ra nhanh hơn nhờ khả năng che chắn hơi nóng trực tiếp của mặt trời, nhất là vào mùa hè.
- Thứ ba, hạn chế tối đa khả năng ăn mòn, han gỉ, oxi hóa do lượng axit do mưa vào cục nóng điều hòa
- Thứ tư, bảo vệ cục nóng điều khỏi sự tích tụ của bụi bẩn, ẩm mốc và côn trùng như chuột, gián, rắn, rết làm tổ,…
Sử dụng và bảo quản cục nóng máy lạnh vào mùa mưa thế nào cho đúng cách?
Vậy mùa mưa nên bảo quản cục nóng máy lạnh thế nào?
- Thứ nhất, lắp đặt mái (vỏ) che đúng cách. Vì cục nóng có chức năng chính là giải phóng nhiệt, nếu bị che quá kín, thiết bị sẽ bị hạn chế diện tích tỏa nhiệt. Bởi vậy, bạn chỉ nên làm mái che để hạn chế mưa vào cục nóng điều hòa. Lắp mái che tránh mưa vào cục nóng điều hòa
- Thứ hai, chọn vị trí có hướng gió thổi ngang qua quạt cục nóng. Nếu cục nóng máy lạnh được đặt tại nơi có hướng gió thổi trực tiếp vào bộ phận quạt, nó sẽ tạo ra lực cản lớn cho cánh quạt, gây hao tốn điện năng.
Cách tốt nhất và an toàn nhất đó là đặt tại nơi có hướng gió thổi song song hoặc vuông góc với hướng điều hòa, điều này còn giúp thiết bị tỏa nhiệt nhanh hơn
- Thứ ba, đảm bảo cục nóng được đặt cách tường khoảng 10cm, tránh cặn bẩn, rác, lá cây, nước mưa,..đọng lại ở giữa gây ẩm mốc, rỉ sét, ngấm sâu vào liên kiện bên trong.
- Thứ tư, đặt cục nóng máy lạnh tại vị trí dễ vệ sinh, dễ thông nước nếu không may bị nước mưa đọng lại bên trong.
Vệ sinh cục nóng khá phức tạp và nguy hiểm nếu bạn không có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về thiết bị. Thay vì mạo hiểm, tự tháo dỡ để làm sạch, tại sao các bạn không thử sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh và bảo dưỡng định kỳ của bTaskee.
Đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức bài bản không chỉ giúp bạn loại bỏ mọi bụi bẩn mà còn kiểm tra phát hiện sớm những vấn đề gây ảnh hưởng tới thiết bị nhà bạn.
Câu hỏi thường gặp
- Tôi lắp đặt cục nóng điều hòa trên tầng thượng hoặc ngoài ban công được không?
Có, bạn có thể lắp cục nóng điều hòa tại hai vị trí này. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đây là nơi thoáng gió, có đủ diện tích để cục nóng tỏa nhiệt nhé
- Tôi nên lắp vị trí dàn nóng như thế nào so với dàn lạnh?
Bạn nên lắp dàn nóng (cục nóng) thấp hơn dàn lạnh để đảm bảo dầu không bị đọng lại và gây nguy cơ chảy ngược, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thiết bị.
- Tôi cần làm gì khi nhỡ lắp cục nóng cao hơn dàn lạnh?
Khi đó, bạn cần lắp thêm một đường ống hình chữ U để giữ và ngăn dầu chảy ngược lại lốc, gây bào mòn, hỏng linh kiện xung quanh.
Đọc tới đây thì chắc hẳn các độc giả của bTaskee đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc mưa vào cục nóng điều hòa có sao không rồi. Hy vọng những chia sẻ của bTaskee đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về cục nóng máy lạnh và biết được cách bảo vệ thiết bị đúng tiêu chuẩn.
Xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn khắc phục cục nóng điều hoà lúc chạy lúc không đơn giản và nhanh chóng
- Hướng dẫn che cục nóng điều hòa đúng cách và khoa học
- Hướng dẫn cách rửa cục nóng điều hòa dễ dàng và an toàn tại nhà
Hình ảnh: Pinterest