Nấm rơm là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Hôm nay hãy cùng bTaskee tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của nấm rơm nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của nấm rơm
Nguồn gốc, đặc điểm của nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa họ là Volvariella volvacea. Có nguồn gốc từ các vùng mưa nhiều, có nhiệt độ cao ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.
Người châu Á biết ăn nấm rơm từ cách đây rất lâu. Ngày nay, việc nuôi trồng nấm rơm đã phổ biến ở nhiều nước như Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản và đặc biệt là ở Trung Quốc.
Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
Nấm rơm sử dụng rơm rạ, bông phế thải và một số nguyên liệu chứa thành phần là cellulose, hemicellulose, lignin,…. làm nguồn dinh dưỡng chính để sinh trưởng và phát triển.
Ở nước ta và một số nước khác, với nguồn nguyên liệu dồi dào về phế thải công – nông nghiệp như rơm rạ, bông thải từ các nhà máy dệt, bã mía từ các nhà máy đường, cùi bắp,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cho nghề trồng nấm nói chung và nghề trồng nấm nói riêng.
Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong 100g nấm rơm cung cấp:
- Năng lượng: 16.4kcal
- Carbohydrate: 2.5g
- Chất đạm: 1.6g
- Natri: 311.5mg
- Vitamin C: 1.5mg
- Canxi: 16.4mg
- Sắt: 0.3mg
Lợi ích sức khỏe của nấm rơm
Ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư
Nấm mũ rơm giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nó chứa beta-glucan và acid linoleic liên hợp có tác dụng gây ung thư.
Acid linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì khi hormone estrogen quá cao sẽ có cơ hội làm tăng nguy cơ ung thư vú. Beta-glucans cũng sẽ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt.
Hàm lượng selen trong nấm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.
Giảm Cholesterol
Nấm mũ rơm chứa một số protein giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa. Chúng không chứa chất béo xấu và có hàm lượng carb thấp. Hàm lượng chất xơ và enzym giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
Nấm rơm có chứa ergothioneine, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Vitamin A, B-complex và C có trong những siêu thực phẩm này sẽ làm nên điều kỳ diệu cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, người ta tin rằng nấm có thể ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe như Alzheimer, bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Protein không có chất béo
Nấm rơm khô chứa 38 đến 42% chất đạm. Cơ thể chúng ta cần protein để tăng trưởng và sửa chữa, nhưng nhiều nguồn protein có chứa chất béo không lành mạnh.
So với trứng, một nguồn thực phẩm cung cấp protein khác, nấm rơm chứa ít chất béo hơn. Một điểm cộng khác so với trứng, protein trong nấm thực sự chống lại cholesterol.
Giảm các bộ tự do
Các flavonoid và selen có trong nấm rơm có thể giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Chúng ta tiếp xúc với các gốc tự do thông qua ô nhiễm, rượu, chất béo không lành mạnh và bức xạ điện từ. Các gốc tự do có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư.
Lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường
Nấm rơm chứa liều lượng insulin tự nhiên, có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Insulin tự nhiên làm tăng sức khỏe của gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác của bạn và điều chỉnh sự hình thành insulin.
Các chất kháng sinh tự nhiên được tìm thấy trong loại nấm nhỏ này có thể giúp chống nhiễm trùng vết thương của những người mắc bệnh tiểu đường.
Tăng cường xương
Nấm rơm chứa hàm lượng vitamin D cao thứ hai sau dầu gan cá (và chúng có vị ngon hơn rất nhiều). Chúng cũng chứa canxi. Cả hai đều có lợi cho sức khỏe của xương.
Lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Nấm rơm chứa kali và đồng. Đồng có đặc tính chống vi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn trong các cơ quan nội tạng của chúng ta và kali giúp duy trì sức khỏe mạch máu của chúng ta, dẫn đến trái tim hạnh phúc.
Một số chú ý khi sử dụng
Để tránh những tác dụng bất lợi có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Không rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Được nuôi trong môi trường sạch nên nếu bạn rửa quá kỹ có thể sẽ làm mất dưỡng chất của nấm. Bên cạnh đó việc nấm hút nhiều nước sẽ khiến món ăn mất đi hương vị ban đầu.
Không dùng nồi nhôm
Điều này sẽ khiến nấm rơm bị chuyển sang màu thâm đen.
Không ăn nấm cùng thực phẩm có tính hàn
Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bạn bị đau bụng, khó chịu.
Không uống rượu với nấm
Việc này có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng như nôn mửa, co giật kéo dài.
Với những bạn có những thời điểm quá bận rộn với công việc bên ngoài, không có nhiều thời gian để nấu ăn cũng như bên cạnh chăm lo bữa ăn gia đình có thể sử dụng dịch vụ đi chợ của bTaskee.
Tải app ngay tại đây
Cách chọn và bảo quản nấm mũ rơm được lâu
Cách chọn nấm rơm
Nên chọn những cây còn nguyên vẹn, có hình tròn, vẫn còn búp, không bị dập nát và có mùi thơm đặc trưng. Tránh chọn các cây nấm phần mũ đã nở to ra và có mùi hôi. Bên cạnh đó, nấm rơm màu đen hường sẽ có vị đậm hơn và thơm hơn loại màu trắng.
Nấm rơm để lâu sẽ có mùi mốc, bạn có thể xử lý bằng cách cạo sạch và cho vào thau nước muỗi loãng pha sẵn, ngâm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Cách bảo quản
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Khi mua nấm về bạn đem đi rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo nước. Cho nấm vào túi nhựa có lỗ thông khí nhỏ, sau đó bảo quản nấm trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 10 – 15 độ C và dùng dần trong khoảng 4 ngày.
Bảo quản trong tủ đông
Sơ chế nấm và rửa sạch để tiện sử dụng sau rã đông. Sau đó bạn chần nấm rơm qua nước sôi khoảng 2 phút và vớt ra ngay sau đó, thả vào thau nước lạnh để giữ độ giòn. Cuối cùng cho nấm vào túi zip hoặc hộp kín rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
Bảo quản bằng nước muối
Chọn nấm đẹp, chưa nở hết để ngâm với nước muối. Cắt bỏ phần gốc, những chỗ bị thối và rửa sạch nấm với nước nhẹ nhàng. Với những cây nấm lớn, bạn có thể cắt nhỏ ra cho tương đồng với phần nấm đang có.
Tiến hành luộc nấm trong nước sôi có muối trong khoảng 10-15 phút. Đun sôi hỗn hợp nước dùng để ngâm nấm gồm muối (nồng độ từ 20-23%), đường cát, tiêu nguyên hạt, vài tép tỏi, ớt tươi.
Xếp nấm đã luộc vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước trên cho đến khi ngập hết nấm. Để nguội và đậy kín nắp lọ. Sau đó, bạn nên cho nấm ngâm vào tủ lạnh để bảo quản trong vài tháng. Trong thời gian ngâm nếu thấy nước bị đục, bắt đầu có mùi lạ thì đổi nước muối khác.
Bảo quản bằng phương pháp sấy khô
Rửa sạch nấm, chẻ làm hai theo chiều dọc rồi mang đi phơi khô. Quá trình làm khô được thực hiện đơn giản như phơi nắng hoặc dùng máy sấy chuyên dụng. Sau khi nấm đã khô giòn thì cho vào túi kín hoặc hộp nhựa kín để bảo quản.
Thỉnh thoảng mang nấm ra kiểm tra và phơi lại dưới nắng để tránh ẩm mốc. Với phương pháp này nấm rơm của bạn có thể dùng được đến 6 tháng.
>>> Tham khảo thêm: Cách Bảo Quản Nấm Rơm Tươi Lâu Trong Nhiều Ngày
Câu hỏi thường gặp
- Nấm rơm có độc không?
Ở giai đoạn nút, nấm rơm giống như nấm mũ chết Amanita phalloides có độc tố cao, chứa alpha-amantin. Nếu con người ăn phải sẽ dẫn đến suy gan và thận. Chất độc không bị mất đi khi đã nấu chín, và ăn nửa cây nấm là đủ để gây nguy hiểm với một người trưởng thành.
- Có thể ăn sống nấm rơm không?
Hương vị của chúng tăng lên khi chúng được nấu chín, bên cạnh đó nấm rơm cũng rất tuyệt vời khi ăn sống trong món salad.
Vậy là bTaskee đã giúp bạn tổng hợp được những thành phần dinh dưỡng và công dụng mà cây hương thảo cung cấp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bắp Cải: Những Công Dụng Mà Bạn Chưa Biết
- Cây Hương Thảo: Những Lợi Ích Sức Khỏe Mà Bạn Chưa Biết
- Cây mía: Thành Phần Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cần Biết
Hình ảnh: Canva, Farmvina Nông nghiệp, VnExpress