Hiện nay, nhiều người thường tranh thủ thời gian nghỉ trưa để chợp mắt với mong muốn nghỉ ngơi, tiếp thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều. Tuy nhiên tồn tại nhiều nghi vấn xung quanh vấn đề ngủ trưa có mập không? Thực hư vấn đề này ra sao cùng bTaskee tìm hiểu ngay!
Lợi ích đối với cơ thể khi có một giấc ngủ trưa thích hợp
Phục hồi năng lượng, tăng cường tỉnh táo cho hoạt động buổi chiều
Duy trì thói quen ngủ trưa khoa học đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó dễ nhận biết nhất chính là phục hồi năng lượng và tăng sự tỉnh táo.
Sau một buổi sáng học tập, làm việc, cơ thể bạn đã tiêu hao nhiều năng lượng. Việc không nghỉ ngơi và tiếp tục các hoạt động trong buổi chiều có thể khiến bạn suy nhược, mệt mỏi và mất khả năng tập trung.
Do đó, sau giờ ăn trưa, bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi để tiếp thêm năng lượng, tăng sự hứng khởi, nâng cao hiệu quả học tập, làm việc.
Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch
Khi bạn thiếu ngủ, mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra hormone Cortisol. Lượng Cortisol tăng cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như hở van tim, suy tim, động mạch vành,…
Vậy nên, một giấc ngủ trưa sẽ giúp giảm lượng hormone Cortisol, tăng cường hệ thống miễn dịch và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tim.
Tăng sự tập trung và khả năng sáng tạo
Ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp các tế bào não bộ hồi phục và phát huy tối đa công suất hoạt động. Lúc này bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần phấn chấn, tăng cường sự tập trung, giúp kích thích sự sáng tạo và đưa ra những quyết định sáng suốt.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Amber Tietzel, Đại học Flinders, Australia công bố năm 2002 cho thấy trẻ em ngủ trưa khoảng 1 giờ sau bữa ăn giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và phản xạ thông tin.
Tăng khả năng hồi phục của cơ thể khi bị ốm
Một trong những lợi ích của giấc ngủ trưa mang lại là hồi phục cơ thể sau khi ốm dậy. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sports Medicine năm 2021 cho thấy, ngủ trưa giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm stress và tái tạo năng lượng tế bào.
>> Xem thêm: Ngủ Trưa Văn Phòng Thế Nào Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc Đẹp?
Vậy ngủ trưa có mập không? Người đang giảm cân có nên ngủ trưa?
Nhiều người thường thắc mắc ngủ trưa nhiều có tăng cân không? Hay ngủ trưa có gây béo mặt không? Đáp án là không.
Trái ngược với quan điểm ngủ ngay sau khi ăn sẽ làm tích tụ mỡ thừa, làm chậm quá trình trao đổi chất thì khó học đã chứng minh ngủ trưa là một cách giảm cân tự nhiên hiệu quả.
Vì khi ngủ trưa, lượng hormone leptin tiết ra nhiều. Đây là loại hormone tạo cho có thể cảm giác no bụng, không lên cơn thèm ăn. Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ có xu hướng chán ăn hoặc ăn ít hơn.
Nhờ vậy, cơ thể hạn chế nạp thêm năng lượng nhất là các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị.
>> Xem thêm: Mách bạn các bài tập thể dục giảm cân cấp tốc lấy lại dáng chuẩn nhất.
Ngủ trưa nhiều có tốt hay không? Gây ảnh hưởng cơ thể như thế nào?
Không. Ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống sau khi thức dậy. Đặc biệt, ngủ lâu làm gia tăng 34% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tăng 30% nguy cơ đột quỵ, nhất là ở người cao tuổi.
Ngoài ra, theo khuyến cáo từ Hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ thì việc ngủ trưa trên 40 phút/ngày có thể làm tăng 13 – 19% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường type 2.
Nếu bạn bận rộn với công việc và không có thời gian để chuẩn bị những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng cho các thành viên gia đình thì đừng lo, đã có dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp chế biến bữa cơm ngon miệng và khoa học nhất!
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Giấc ngủ trưa lý tưởng không khiến cơ thể bị mập
Thời lượng ngủ trưa hợp lý
Theo các khuyến nghị được đưa ra bởi Harvard Health Publishing và The Sleep Foundation thì thời lượng ngủ trưa hợp lý của người trưởng thành là khoảng 20 – 30 phút.
Trong khi đó, người cao tuổi và trẻ em có thể kéo dài giấc ngủ trưa trung bình từ 30 – 60 phút (không quá 90 phút) để hồi phục cơ thể và cải thiện trí nhớ.
Một số lưu ý khi ngủ trưa
Để giảm cân hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, khi ngủ trưa bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thời điểm ngủ trưa phù hợp nhất là từ 12 – 13h hàng ngày.
- Nếu bạn thức dậy trễ hoặc đã ngủ hơn 6 tiếng/ngày vào ban đêm thì có thể bỏ qua giấc ngủ trưa.
- Không nên ngủ trưa sau 15 giờ bởi vì nó gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, gây khó ngủ vào ban đêm khiến bạn mệt mỏi, lười vận động.
- Ngủ trưa ngay sau khi ăn gây khó tiêu, trào ngược dạ dày, thiếu máu não. Do đó, nên thư giãn và vận động nhẹ khoảng 15 – 30 phút sau khi ăn và trước khi đi vào giấc ngủ trưa.
- Không ngủ trưa quá lâu, thời lượng phù hợp ở người trưởng thành là 30 phút hoặc ít hơn.
- Đối với học sinh – sinh viên, nhân viên văn phòng tuyệt đối không ngủ gục trên bàn. Tư thế này có thể gây hại cho hệ cơ xương, mắt, hệ tiêu hóa và tử cung ở nữ giới. Bạn nên chọn một vị trí bằng phẳng, lót chiếu, nệm hoặc vải sạch để nghỉ ngơi.
- Không nằm ngủ trưa đối mặt trực tiếp với cửa sổ, quạt, điều hòa vì có thể gây cảm lạnh, sổ mũi, đau nhức xương khớp, giảm sức đề kháng.
Trên đây, bTaskee đã cùng bạn làm rõ vấn đề ngủ trưa có mập không? Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giấc ngủ trưa, nắm vững những lưu ý quan trọng, giúp hình thành thói quen ngủ khoa học, tốt cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi bTaskee để bỏ túi nhiều kiến thức, mẹo hay trong cuộc sống nhé!
>>> Xem thêm một số nội dung liên quan:
- Đi Bộ Có Giảm Cân Không? 5 Nguyên Tắc Vàng Bạn Cần Nhớ!
- Thực Đơn Giảm Cân Của Iu Cấp Tốc Và Hiệu Quả Tại Nhà
- Cách Chống Buồn Ngủ Ở Văn Phòng Vô Cùng Đơn Giản
Hình ảnh: Pinterest