Tìm Hiểu Về Sự Tích Ngưu Lang Chức Nữ Và Ý Nghĩa 7/7 Âm Lịch

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Ngưu Lang Chức Nữ: Sự Tích Về Tình Yêu Vượt Thời Gian
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

̀Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ gắn liền với ngày Lễ Thất Tịch, được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm. Câu chuyện gắn liền với những danh từ quen thuộc như Cầu Ô Thước, Ông Ngâu Bà Ngâu, sông Thiên Hà…Đồng thời mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cùng bTaskee tham khảo chi tiết dưới đây nhé!

Sự Tích Ngưu Lang Chức Nữ Bắt Nguồn Từ Đâu?

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ (chữ Hán: 牛郎織女), hay Ông Ngâu Bà Ngâu ở Việt Nam, là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn liền với lễ Thất Tịch (七夕) và các chòm sao Ngưu Lang (Altair), Chức Nữ (Vega) cùng dải Ngân Hà.

Truyện kể về tình yêu giữa người trần và tiên nữ, bị chia cắt bởi thiên giới và chỉ được gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày 7/7 âm lịch. Câu chuyện có từ thời nhà Hán, sau lan rộng sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, trở thành một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa (cùng Bạch Xà truyện, Mạnh Khương Nữ và Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài). Tại Việt Nam, truyện gắn liền với hiện tượng mưa ngâu vào đầu tháng 7 âm lịch.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tổng hợp 03 Phiên Bản Truyền Thuyết Ngưu Lang Chức Nữ

Phiên Bản Việt Nam

Ngưu Lang là một vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng đã đem lòng yêu Chức Nữ, (tiên nữ dệt vải) nên bỏ bê công việc. Chức Nữ cũng vì say đắm tiếng tiêu của Ngưu Lang mà xao nhãng nhiệm vụ. Ngọc Hoàng nổi giận nên đã chia cắt đôi uyên ương, một người đầu sông Ngân (hay sông Thiên Hà), một người cuối sông.

Thương tình vì sự chung thủy, Ngọc Hoàng đã cho phép Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau vào ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch hàng năm. Mỗi khi gặp nhau, nước mắt họ rơi xuống trần, hóa thành mưa ngâu. Từ đó người đời gọi họ là Ông Ngâu Bà Ngâu. Đó cũng trả lời cho câu hỏi: “Vì sao Thất Tịch trời đổ mưa ngâu” theo góc độ dân gian.

Sông Ngân khi ấy không có cầu, Ngọc Hoàng lệnh cho thợ mộc trần gian lên xây. Vì bất đồng, họ không hoàn thành đúng hẹn. Ngọc Hoàng tức giận và biến họ thành đàn quạ, dùng đầu làm cầu Ô Kiều (Cầu Ô Thước) bắc qua sông cho Ngưu Lang và Chức Nữ.

Từ đó, tháng 7 hàng năm, quạ tụ tập bắc cầu, nhớ chuyện cũ lại cắn mổ nhau. Thấy cảnh tượng ghê rợn, Ngưu Lang và Chức Nữ ra lệnh cho đàn chim phải nhổ lông đầu mỗi khi bắc cầu. Vì vậy, quạ tháng 7 thường xơ xác và đầu trọc lóc.

Câu chuyện này có lẽ là nguồn gốc của câu nói “quạ làm xâu” ở Bình Định, chỉ những con quạ đầu trọc lóc trở về sau một thời gian vắng bóng. Có dị bản cho rằng cầu Ô Kiều do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo thành.

Phiên bản Việt Nam Về truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ.
Phiên bản Việt Nam Về truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ.

Phiên Bản Trung Quốc

Truyện kể rằng có một chàng chăn bò tên Ngưu Lang bắt gặp bảy nàng tiên đang tắm. Bị con bò là bạn đồng hành của mình xúi giục nên chàng đã lấy trộm váy của họ. Sau đó Chức Nữ (nàng tiên út) được cử ra lấy lại váy áo. Ngưu Lang vì say mê vẻ đẹp trần tục của nàng nên đã cầu hôn và nàng đồng ý theo lễ giáo phong kiến.

Họ sống hạnh phúc cho đến khi Thiên Hậu (mẹ của Chức Nữ) nổi giận vì cuộc hôn nhân phàm nhân – tiên nữ này. Bà đã rút kẹp tóc của Chức Nữ ra và vạch một con sông Ngân (dải Ngân Hà) để chia cắt đôi vợ chồng. Từ đó Chức Nữ buồn bã dệt vải trên một bờ, Ngưu Lang nuôi hai con (hai ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ) ở bờ bên kia.

Một ngày, lũ quạ thương tình đã tạo thành Cầu Ô Thước (hay Ô thước kiều, tiếng Hán: 烏鵲橋) bắc qua sông Ngân để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng 7 âm lịch. Ngọc Hoàng cũng cảm động và cho phép họ gặp nhau vào đêm Thất Tịch, tức ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Từ đó truyền thuyết này gắn liền với các vì sao Ngưu Lang (Altair), Chức Nữ (Vega), Aquila -β, -γ, sông Ngân (dải Ngân Hà) và cầu Ô Thước (sao Thiên Tân trong chòm sao Thiên Nga).

Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc gắn liền với các vì sao và dải Ngân Hà.
Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc gắn liền với các vì sao và dải Ngân Hà.

>> Khám phá chi tiết: Lễ Thất Tịch Ở Trung Quốc: Nguồn Gốc Và 3 Phong Tục, 6 Món Ăn Đặc Trưng

Dị Bản

Trong một dị bản khác, Ngọc Hoàng chia cắt Ngưu Lang và Chức Nữ để họ tập trung vào công việc thay vì tình yêu. Họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng hứa sẽ cho phép họ đoàn tụ vĩnh viễn nếu Ngưu Lang tu luyện thành tiên.

Ý Nghĩa Của Ngày Ngưu Lang Chức Nữ Là Gì?

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ (hay Thất Tịch) mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về tình yêu và sự chung thủy. Nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự kiên trì và hy vọng trong tình yêu, dù có gặp phải những thử thách nào, chỉ cần có niềm tin và tình yêu chân thành, chúng ta sẽ vượt qua tất cả để đến được với nhau.

Đối với các cặp đôi yêu nhau, ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch là dịp để thể hiện tình cảm với nhau, cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang và Chức Nữ trên bầu trời, cầu mong cho tình yêu của mình luôn bền chặt và vượt qua mọi khó khăn.

Ngày Thất Tịch tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là khởi nguồn cho Lễ Thất Tịch 7/7 âm lịch hằng năm. Đây là ngày mang ý nghĩa khá quan trọng trong văn hóa người Hoa để tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Vào ngày này, các cô gái Trung Quốc sẽ cầu nguyện Chức Nữ, vị thần dệt vải, để có được sự khéo léo và tìm được người chồng tốt. Họ cũng tham gia các hoạt động như xâu kim, thêu thùa, thả đèn hoa đăng trên sông, ăn chè đậu đỏ và ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ trên bầu trời đêm.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tình yêu.
Ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tình yêu.

Ngày Thất Tịch tại Việt Nam

Thất Tịch tại Việt Nam được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” và là dịp để các cặp đôi yêu nhau đến chùa cầu duyên, mong tình yêu bền chặt.

Vì thời tiết thường xuyên mưa vào ngày này nên được là mưa ngâu, cũng tượng trưng cho nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nếu trời không mưa, các đôi thường ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ và thề nguyện.

Người ta tin rằng nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ đêm mùng 7 tháng 7 sẽ giúp tình yêu bền lâu. Tại Hà Nội, chùa Hà là địa điểm cầu duyên nổi tiếng, gắn liền với truyền thuyết thời Lý về vua Lý Thánh Tông cầu tự.

Thất Tịch tại Việt Nam được gọi là ngày Ông Ngâu Bà Ngâu.
Thất Tịch tại Việt Nam được gọi là ngày Ông Ngâu Bà Ngâu.

Ngày Thất Tịch tại Nhật Bản

Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là Tanabata và được hòa quyện với văn hóa của người Nhật để tạo nên những nét riêng biệt. Vào ngày này họ thường cầu nguyện cho sự khéo léo và học vấn, tin rằng điều ước viết trên Tanzaku (mảnh giấy màu) và treo lên cành trúc sẽ thành hiện thực.

Ngày 7/7 âm lịch người Nhật thường mặc Yukata, ăn Somen (mì lạnh), takoyaki (bánh bạch tuộc) và kakigori (đá bào).

Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là Tanabata.
Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là Tanabata.

Ngày Thất Tịch tại Hàn Quốc

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Hàn Quốc được gọi là ngày Chilseok (칠석). Tuy không phải lễ tình nhân chính thức, Chilseok mang ý nghĩa cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu.

Vào ngày này, người Hàn thường tắm dưới mưa để cầu mong cho sức khỏe tốt. Ngoài ra họ còn ăn bánh mì nướng và các món làm từ lúa mì. Vì Chilseok là thời điểm đầu mùa mưa nên lúa mì có hương vị rất ngon. Tuy nhiên, Chilseok không phải ngày lễ chính thức nên các hoạt động kỷ niệm thường diễn ra trong phạm vi cá nhân hoặc gia đình.

Thất Tịch tại Hàn Quốc được gọi là Chilseok và gắn liền với món bánh mì nướng.
Thất Tịch tại Hàn Quốc được gọi là Chilseok và gắn liền với món bánh mì nướng.

Ngưu Lang Chức Nữ Và Cảm Hứng Trong Văn Học, Nghệ Thuật

Tại Trung Quốc

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ đã mang đến nhiều cảm hứng cho nền văn học, thi ca và nghệ thuật ở Trung Quốc. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:

Thu tịch (秋夕)

Phiên âm: Đêm thất tịch

Nguyên bản chữ Hán

  • 銀燭秋光冷畫屏,
  • 輕羅小扇撲流螢。
  • 天階夜色涼如水,
  • 坐看牽牛織女星。

Phiên âm

  • Ngân chúc thu quang lãnh họa bình,
  • Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh.
  • Thiên giai dạ sắc lương như thuỷ,
  • Toạ khán Khiên Ngưu, Chức Nữ tinh.

Dịch thơ

  • Ngọn nến bạc, toả ra ánh sáng thu, chiếu lên bức bình phong giá lạnh,
  • Chiếc quạt lụa nhỏ mềm xua đập những con đom đóm bay.
  • Trên thềm trời, màu đen mát mẻ như nước,
  • Ngồi trông sao Khiên Ngưu và sao Chức Nữ.

Ngoài ra, trong Cổ thi thập cửu thủ (古诗十九首, Mười chín bài cổ thi) cũng có bài thơ về đề tài này:

Nguyên bản chữ Hán

  • 迢迢牽牛星 皎皎河漢女
  • 繊繊擢素手 扎扎弄機杼
  • 終日不成章 泣涕零如雨
  • 河漢清且浅 相去復幾許
  • 盈盈一水間 脈脈不

Phiên âm

  • Điều điều Khiên Ngưu tinh, kiểu kiểu Hà Hán nữ.
  • Tiêm tiêm trạc tổ thủ, trát trát lộng ky trữ.
  • Chung nhật bất thành chương, khấp thế linh như vũ.
  • Hà Hán thanh thả thiển, tương khứ phục ki hứa?
  • Doanh doanh nhất thủy gian, mạch mạch bất đắc ngữ.

Dịch thơ

  • Xa xa kìa sao Ngưu, sáng sáng Ngân Hà nữ.
  • Nhỏ nhỏ tay trắng ngần, rì rào khung cửi gỗ.
  • Trọn ngày không thành lời, khóc nghẹn lệ như mưa.
  • Ngân Hà xanh lại nông, ngăn trở xa thế hử?
  • Nhởn nhơ một dòng nước, cách biệt không ra lời.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có rất nhiều ca khúc liên quan đến sự tích Ngưu Lang Chức Nữ như:

  • Khóa ly biệt (Đông Thiên Đức)
  • Thu sầu (Lam Phương)
  • Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ (Mạc Phong Linh)
  • Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong), Sầu Ô Thước (Văn Giảng)
  • Kỷ niệm nào buồn (Hoài An), Mưa Ngâu (Thanh Tùng)
  • Vợ chồng Ngâu (Thẩm Oánh)

Ngoài ra, nền Văn học Việt Nam cũng có những bài thơ về ngày Thất Tịch như Thu khuê hành (Tản Đà)Thương (Hồ Xuân Hương).

Tầm ảnh hưởng của sự tích Ngưu Lang Chức Nữ đến nền văn học nghệ thuật là rất lớn.
Tầm ảnh hưởng của sự tích Ngưu Lang Chức Nữ đến nền văn học nghệ thuật là rất lớn.

Câu Hỏi Thường Gặp

Vì sao người ta thường ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch Ngưu Lang Chức Nữ?

Theo quan niệm, ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch sẽ giúp “thoát ế” hoặc củng cố tình cảm lứa đôi.

Có những món quà nào ý nghĩa để tặng trong ngày Thất Tịch?

Ngày Thất Tịch bạn có thể tặng bất cứ món quà nào cho nhau miễn là có ý nghĩa quan trọng đối với hai người. Một số gợi ý quà Thất Tịch như cùng nhau ăn chè đậu đỏ, ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ, hoa hồng, socola, đồ handmade, mỹ phẩm, đồ cặp, một bữa tối cùng nhau…

Những địa điểm nào ở Việt Nam gắn liền với truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ?

Những ngôi Chùa là địa điểm gắn liền với ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Việt Nam. Các ngôi Chùa nổi tiếng có thể kể đến như Chùa Hà (Hà Nội), Đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Chùa Trấn Quốc (Hồ Tây)…

Làm thế nào để tổ chức một buổi lễ Thất Tịch (Ngưu Lang Chức Nữ) lãng mạn cho người yêu?

Để tổ chức một buổi tiệc Thất Tịch lãng mạn cho người yêu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không gian: Chú ý đến địa điểm phải lãng mạn, yên tĩnh, được trang trí ấm cúng cùng âm nhạc nhẹ nhàng du dương.
  • Các hoạt động: Có thể là một bữa tối lãng mạn, cùng nhau đi Chùa, đi xem phim, ngắm sao, cùng nhau ăn chè đậu đỏ…
  • Quà tặng: Quà handmade, hoa hồng, đồng hồ cát…

Trong thời đại công nghệ, làm thế nào để giới trẻ có thể hiểu và trân trọng giá trị của sự tích Ngưu Lang Chức Nữ?

Để giới trẻ hiểu và trân trọng giá trị của sự tích Ngưu Lang Chức Nữ, có một số phương pháp như:

  • Sử dụng các phương tiện truyền thông: Các trang website hữu ích như bTaskee, các trang mạng xã hội Facebook, Tiktok, Instagram…để chia sẻ về sự tích Ngưu Lang Chức Nữ và những giá trị cao đẹp mà truyện mang lại.
  • Tổ chức các sự kiện văn hóa để thu hút người trẻ tham gia và hiểu biết sâu rộng hơn về ngày này.
  • Kết hợp giảng dạy trong giáo dục: Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ có thể được chia sẻ trên các lớp học để học sinh/sinh viên hiểu hơn về ngày 7/7 âm lịch.

Ở cuộc sống hiện đại, lễ Thất Tịch có còn giữ được ý nghĩa và giá trị truyền thống không?

Trong xã hội hiện đại, lễ Thất Tịch vẫn giữ được một phần ý nghĩa và giá trị truyền thống, song cũng có những thay đổi để hòa nhập với nhịp sống đương thời. Cụ thể dưới bảng sau:

Truyền thống được gìn giữThay đổi trong xã hội hiện đại
Tình yêu: Lễ Thất Tịch vẫn là ngày để các cặp đôi thể hiện tình cảm, sự trân trọng và gắn bó. Nhiều người vẫn tặng quà và hẹn hò lãng mạn.Thương mại hóa: Ngày Ngưu Lang Chức Nữ được các doanh nghiệp tận dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá…
Cộng đồng: 7/7 âm lịch vẫn là dịp để mọi người tụ họp, giao lưu và tham gia các hoạt động văn hóa như lễ hội và trò chơi dân gian.Ảnh hưởng văn hóa nước ngoài: Nhiều bạn trẻ đón lễ Thất Tịch theo phong cách hiện đại và lãng mạn hơn, chịu ảnh hưởng từ Valentine phương Tây.
Văn hóa dân gian: Các hoạt động như trang trí nhà cửa, kể chuyện Ngưu Lang Chức Nữ vẫn được duy trì, góp phần gìn giữ và truyền lại nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.Nhận thức thay đổi: Quan niệm về tình yêu và hôn nhân cũng có nhiều thay đổi so với thời xưa trong truyện Ngưu Lang Chức Nữ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sự tích Ngưu Lang Chức Nữ cùng những ý nghĩa và hoạt động của ngày này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn có một ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services