Nhà thầu được biết đến là đơn vị đảm nhiệm việc xây dựng công trình. Dù rất quen thuộc nhưng rất ít người hiểu rõ về nhà thầu. Cùng bTaskee tìm hiểu nhà thầu là gì và các loại nhà thầu trong xây dựng phổ biến hiện nay.
Nhà thầu là gì?
Nhà thầu (nhà thầu xây dựng) được xem là một tổ chức hoặc đơn vị có đầy đủ các năng lực để thực hiện việc xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Là người sẽ ký hợp đồng với nhà đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án có liên quan đến công trình.
Nếu là một nhà thầu chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và những yếu tố sau đây:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và các chứng chỉ hành nghề liên quan.
- Đội ngũ kiến trúc sư, giám sát viên, kỹ thuật viên và chỉ huy công trình… có kiến thức và các kỹ năng, chuyên môn cần thiết.
- Đội ngũ công nhân xây dựng, thi công có nhiều năm kinh nghiệm làm việc.
Khi nhà thầu trang bị đầy đủ những yếu tố trên thì các chủ đầu tư sẽ an tâm và tin tưởng giao việc thiết kế, thi công các công trình cho nhà thầu.
Các nhà đầu tư không thể nào giao các công trình có giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay các nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc không có kinh nghiệm.
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm về nhà thầu thì tiếp theo bTaskee sẽ chia sẻ đến bạn một số những trách nhiệm mà nhà thầu xây dựng phải đảm nhận trong quá trình thực thi công trình như sau:
- Nhà thầu hay công ty xây dựng phải luôn có trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về vấn đề chất lượng của công trình. Phải luôn đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn và chất lượng của từng hạng mục cho công trình xây dựng.
- Cung cấp đầy đủ các loại vật tư và lực lượng công nhân theo như những thoả thuận với chủ đầu tư.
- Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ và phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xảy ra những sự cố liên quan đến nhà thầu phụ.
- Có trách nhiệm quản lý các phương tiện, biện pháp thi công và các thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng.
Điều kiện để trở thành nhà thầu
Bên mời thầu được pháp luật trao cho quyền đưa ra yêu cầu về các tiêu chí lựa chọn và thực hiện việc sơ tuyển nhà thầu, để từ đó có thể tiến hành đấu thầu.
Nhưng để có thể đảm bảo tính minh bạch, công bằng và cạnh tranh, tại Điều 5 Luật đấu thầu 2013 đã đưa ra một số điều kiện cụ thể nhằm để xét duyệt tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham gia vào các hoạt động đấu thầu như sau:
Đối với cá nhân | Đối với tổ chức |
Có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nhà nước mà cá nhân đó là công dân. | Có giấy đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp. |
Có các chứng chỉ chuyên môn phù hợp. | Hạch toán tài chính độc lập. |
Phải đăng ký hoạt động có hợp pháp. | Không trong quá trình giải thể và bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ mà không có khả năng chi trả. |
Không đang trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. | Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu của quốc gia. Được có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn. |
Không trong khoảng thời gian bị cấm tham gia dự thầu. | Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo các quy định của luật đấu thầu. |
Các loại nhà thầu trong xây dựng
Ngày nay, nhà thầu không chỉ chia thành hai loại là nhà thầu chính và nhà thầu phụ mà còn có thêm một số loại nhà thầu khác nhau, cụ thể như sau:
- Nhà thầu chính: Là người sẽ chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Và cũng là người trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một cá nhân.
- Nhà thầu phụ: Là người tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng với những quy định trong hợp đồng mà họ đã ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ sẽ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải với nhà đầu tư.
- Nhà thầu phụ đặc biệt: Là nhà thầu chịu trách nhiệm phụ trách những công việc quan trọng của gói thầu xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất ở trong hồ sơ. Vì tính chất công việc đặc biệt nên bạn có thể thấy được những tiềm năng, năng lực và sự đa dạng về khả năng cung cấp thông tin của nhà thầu phụ đối với quá trình xây dựng công trình.
- Nhà thầu trong nước: Đây là một đơn vị, tổ chức hoặc một cá nhân được thành lập và hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam và thường sẽ là cá nhân hay tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.
- Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân hay một tổ chức được thành lập dựa theo pháp luật của quốc gia khác. Họ là những người mang quốc tịch nước ngoài hoặc quốc tịch Việt Nam nhưng họ có quyền tham gia dự thầu tại Việt Nam.
Các hình thức thầu xây dựng
- Thầu thiết kế biệt thự và các loại nhà ở.
- Thầu xây dựng, thi công các loại nhà ở và biệt thự.
- Thầu thi công và thiết kế biệt thự và các loại nhà ở.
- Thầu thi công, thiết kế và bao gồm cả việc cung cấp các loại thiết bị công nghệ phục vụ trong quá trình thi công các công trình nhà ở và biệt thự.
Câu hỏi thường gặp
- Nếu không thực hiện việc đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia thì có được coi là nhà thầu không?
Dựa theo những quy định trong Luật Đấu thầu hiện nay. Chỉ có nhà thầu là tổ chức thì mới cần đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và từ đó mới có căn cứ để xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu. Mặc khác, nhà thầu là cá nhân thì không cần phải đăng ký.
- Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng nên dựa vào những tiêu chí nào?
– Có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xây dựng.
– Có khả năng huy động và tập trung đầy đủ số lượng các máy móc, thiết bị, nhân lực phù hợp với quy mô của gói thầu và khối lượng công việc mà nhà thầu tham gia thực hiện.
– Có hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của dự án. - Nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm với ai?
Nhà thầu phụ không phải là người chịu trách nhiệm trong việc tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, các công việc liên quan đến cung cấp vật tư, thiết bị…. thì nhà thầu phụ sẽ đảm nhận, nhưng luôn phải chịu sự giám sát và nhà thầu chính là người phải chịu trách nhiệm.
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về “Nhà thầu là gì?”. Hy vọng với những chia sẻ đến từ bTaskee có thể giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống. Đừng quên tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam nhé!
Xem thêm nội dung tương tự:
- Tầm Quan Trọng Của Giằng Tường Trong Ngành Xây Dựng
- Cách Xây Dựng Và Bố Trí Đài Móng Đúng Cách Nhất
- Móng Đơn Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Móng Đơn
Hình ảnh: Vcchomes