Nho là loại quả được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nho bao nhiêu calo, ăn nho có tốt và có gây mập (béo) không? Câu trả lời đang chờ bạn khám phá bên dưới!
Nho bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng trong nho thế nào?
Theo kết quả nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, 100g nho có khoảng 69 calo, chiếm 3.5% nhu cầu calo mỗi ngày của người trưởng thành.
Không chỉ chứa calo, quả nho còn sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng khác bao gồm: Đường (glucose và fructose), các loại vitamin (vitamin C, vitamin K, vitamin B6, folate, thiamine, riboflavin), khoáng chất (kali, canxi, magie, phốt pho, sắt, đồng, kẽm) và chất chống oxy hóa (resveratrol, quercetin, anthocyanin, catechin).
Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo và protein có trong nho rất thấp, khoảng 0.2g/100g và 0.7g/100g, phù hợp với người ăn kiêng giảm cân.
Dưới đây là bảng trình bày chi tiết hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g nho, bạn có thể tham khảo:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Calo | 69 calo |
Đường | 15g |
Protein | 0.2g |
Chất béo | 0.7g |
Carbohydrate | 18g |
Chất xơ | 0.9g |
Vitamin A | 66 IU |
Vitamin C | 10.8 mg |
Vitamin E | 0.19 mg |
Vitamin K | 14.6 μg |
Vitamin B1 | 0.069 mg |
Folate | 2 μg |
Canxi | 10 mg |
Magie | 7 mg |
Kali | 191 mg |
So sánh lượng calo của nho với các loại trái cây khác
Nho được biết đến là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, tương đương với táo và cam. Theo USDA, 100g nho có 69 calo, 100g táo có khoảng 52 calo và 100g cam chứa khoảng 47 calo.
Tuy nhiên, táo và cam có hàm lượng chất xơ cao hơn nho, khoảng 2.4g/100g và 2.2g/100g so với 0.9g/100g nho. Lượng chất xơ này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường, giảm cảm giác đói và ngăn ngừa tăng cân, béo phì hiệu quả.
Ngược lại, so với dưa hấu và dưa leo, nho có mức năng lượng cao hơn nhiều lần. Theo công bố của USDA, 100g dưa hấu có khoảng 30 calo và 100g dưa leo có khoảng 15 calo.
Tuy vậy, dưa hấu và dưa leo lại có hàm lượng nước rất cao, khoảng 92% và 95% so với 81% của nho. Lượng nước này giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, giải độc và giảm thiểu lượng calo được hấp thu.
Ăn nho có béo (mập) không?
Ăn nho có thể gây béo (mập) nếu không được kiểm soát tốt. Nguyên nhân đến từ việc loại quả này chứa 15g đường glucose và fructose trên 100g. Đường khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glycogen, là nguồn năng lượng cho các hoạt động sinh lý.
Việc nạp vào nhiều đường mà không tiêu thụ, chuyển hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa và tích tụ thành mỡ dưới da. Mỡ thừa sẽ gây ra tăng cân và các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp.
Bạn thường xuyên phải sử dụng đồ ăn nhanh và không có thời gian chuẩn bị bữa ăn chính tại nhà một cách chu đáo và an toàn? Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong vàng sẽ giúp bạn có những bữa cơm ngon miệng và khoa học, nhanh chóng lấy lại vóc dáng mong muốn.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Cách ăn nho không sợ tăng cân
- Muốn giảm cân, ngừa béo phì, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Do đó, khi ăn nho, bạn nên kiểm soát khối lượng quả ăn, không ăn quá 200g/ngày.
- Ngoài ra, bạn cần kết hợp ăn nho với các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hạt chia, yến mạch,… cũng như tăng cường vận động thể chất.
- Một số hoạt động bạn có thể tham gia như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, đạp xe, tập aerobic, yoga, nhảy zumba,… Hãy đảm bảo duy trì tập luyện đều đặn với thời gian tối thiểu là 30 phút/buổi.
Để tăng hương vị và hiệu quả giảm cân, đốt cháy mỡ, bạn có thể chế biến nho thành nhiều món ăn, đồ uống khác nhau như:
- Sinh tố/nước ép nho: Giúp bổ sung các loại vitamin và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Đặc biệt, dùng sinh tố/nước ép nho nguyên chất từ 3 – 4 lần/tuần có tác dụng làm trẻ hóa làn da và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Salad trái cây với nho: Kết hợp nho cùng các loại trái cây và rau xanh như táo, dâu tây, cà chua, xà lách,… giúp bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin A, B1, B6, E, K,.. có lợi cho quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh ung thư tim mạch, tiểu đường.
- Sữa chua nho: Nho xay kết hợp cùng sữa chua không đường giúp bổ sung nhiều dưỡng chất, vitamin, men vi sinh có lợi cho đường ruột, hệ tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa tình trạng béo phì hiệu quả.
- Nho khô: Mứt nho khô có vị ngọt thanh, dẻo thơm, dễ bảo quản là món ăn vặt hấp dẫn không gây ra tình trạng thừa cân. Bạn có thể ăn riêng hoặc kết hợp cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt để tăng hiệu quả giảm cân, đốt cháy mỡ thừa.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn nho mẫu đơn tươi ngon, không thuốc bảo quản chuẩn nhất.
Những lưu ý khi ăn nho
Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn nho để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh:
Khi ăn quá nhiều nho hoặc ăn sai cách sẽ gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể như:
- Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, đau dạ dày,…
- Ăn nho sai cách có thể gây ngộ độc, dị ứng, viêm da, mụn trứng cá,… Một số cách ăn sai thường gặp như: Ăn nho chưa rửa sạch, nho có hóa chất bảo quản, thưởng thức nho với sữa hoặc cá, ăn nho khi đang đói hoặc no.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng các phương pháp giảm cân bằng nho. Cụ thể:
- Bác sĩ sẽ xác định được lượng calo cần thiết mỗi ngày, lượng nho phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Giúp bạn chọn được các loại thực phẩm phù hợp để ăn chung với nho nhằm tăng hiệu quả giảm cân và tránh thiếu hụt dinh dưỡng.
- Giúp người dùng theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện khi cần thiết.
Lưu ý: Những thông tin chia sẻ về nho được trình bày ở trên chỉ mang tính tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y tế. Bạn cần đến gặp bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn tận tình, chuyên sâu trước khi áp dụng các biện pháp giảm cân từ nho và xây dựng được cho mình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học.
Câu hỏi thường gặp
- Những ai không nên ăn nho?
Những đối tượng không nên ăn nho gồm có:
– Người mắc các chứng bệnh tiểu đường đang điều trị bằng thuốc.
– Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ.
– Người mắc các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày.
– Người mắc các vấn đề nha khoa.
– Người mắc bệnh thận.
– Phụ nữ đang mang thai. - Nên ăn nho vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn nho là vào buổi sáng, khi ruột và dạ dày còn trống. Thưởng thức loại quả này cùng một ly nước lọc sẽ giúp bạn nhuận tràng, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lượng axit nhẹ có trong quả nho sẽ giúp bạn tỉnh táo và hứng khởi.
- Uống rượu nho có tốt cho việc giảm cân không?
Có. Uống rượu nho với lượng thích hợp trong bữa ăn không chỉ giúp kích thích vị giác, tiêu hóa tốt mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bởi vì khi uống rượu, cơ thể sẽ sản sinh ra hợp chất piceatannol, ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào mỡ. Điều này giúp bạn giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn và ngăn chặn việc bị béo phì.
Như vậy, những thông tin thú vị kể trên đã giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn về vấn đề nho bao nhiêu calo, ăn nhiều có tốt, có bị béo không? Để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa béo phì, bạn cần ăn nho với lượng vừa phải, kết hợp các loại trái cây, rau xanh để bổ sung dinh dưỡng, đồng thời tập luyện, vận động điều độ nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Chôm Chôm Bao Nhiêu Calo? Đang Giảm Cân Ăn Được Không?
- Trái Chuối Bao Nhiêu Calo? Giảm Cân Ăn Chuối Được Không?
Hình ảnh: Pinterest