Những Lưu Ý Khi Dùng Kiwi, Ai Không Nên Dùng Kiwi?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
lưu ý khi dùng kiwi
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mặc dù quả kiwi rất thơm ngon và có nhiều công dụng thần kỳ. Tuy nhiên nếu sử dụng loại trái cây này không đúng cách sẽ vô tình gây hại sức khỏe cho gia đình. Vì vậy hãy cùng bTaskee tìm hiểu về những lưu ý khi dùng kiwi bạn nhé!

Kiwi – tuy nhỏ nhưng có “võ”

Kiwi là loại trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin các khoáng chất dồi dào.

Kiwi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như  zeaxanthin và lutein giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào. Nhờ đó giúp cơ thể ngăn ngừa các chứng lão hóa và bệnh mãn tính. 

Thành phần dinh dưỡng trong 100g kiwi
Thành phần dinh dưỡng trong 100g kiwi.

Trong 100g chứa gần 80mg vitamin C (khoảng 112% nhu cầu sử dụng hằng ngày). 

>>>Tham khảo: Các chất dinh dưỡng trong kiwi

7 tác dụng nổi bật của kiwi:

  1. Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
  2. Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch
  3. Hỗ trợ tiêu hóa
  4. Kiểm soát huyết áp
  5. Ngăn ngừa ung thư 
  6. Bảo vệ thị lực
  7. Giảm đông máu

Hiện nay trên thị trường bày bán rộng rãi 3 loại kiwi là kiwi vàng, kiwi xanh và kiwi berry. Tùy thuộc vào sở thidch nhu cầu sử dụng bạn có thể chọn lựa loại kiwi phù hợp.

Nếu bạn không có thời gian và kinh nghiệm để chọn mua kiwi, mời bạn tham khảo dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại, bạn cùng gia đình đã có ngay những thực phẩm tươi ngon, an toàn.

Tải app bTaskee tại đây

Những lưu ý khi dùng kiwi mà bạn nên biết

Kiwi có thể gây dị ứng

Quả kiwi có thể gây dị ứng
Quả kiwi có thể gây dị ứng

Một số người gặp phải hội chứng dị ứng miệng (OAS) khi ăn kiwi.

OAS còn được gọi là hội chứng thức ăn phấn hoa, và gây ra bởi các chất gây dị ứng có trong phấn hoa, trái cây sống, các loại hạt và rau quả.

Các triệu chứng bao gồm ngứa miệng và cổ họng, cộng với sưng môi và lưỡi.

Ăn nhiều kiwi sẽ gây tiêu chảy

Enzyme actinidain được tìm thấy trong kiwi rất tốt để thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh.

Ăn nhiều kiwi có thể làm rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều kiwi có thể làm rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều kiwi trong ngày cũng có thể gây tiêu chảy, tổn thương dạ dày và hệ đường ruột.

Kiwi có thể gây các vấn đề về tuyến tụy

Trong trái kiwi có chứa nhiều serotonin, kali, vitamin C và vitamin E. 

Những hợp chất này khi dùng với lượng vừa đủ sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng khi hàm lượng chúng tăng cao sẽ làm tăng nồng độ triglyceride trong máu. 

Sự gia tăng hàm lượng chất béo trong máu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tụy, thậm chí có thể làm nó bị tổn thương nghiêm trọng.

Có thể gây tương tác thuốc

Quả kiwi có thể gây tương tác với một số loại thuốc
Quả kiwi có thể gây tương tác với một số loại thuốc

Như đã đề cập ở trên, kiwi có tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên nó sẽ làm tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn khi dùng chung với một số thuốc như aspirin, heparin, thuốc chống tiểu cầu và thuốc thuốc chống viêm không steroid.

Tăng các triệu chứng bệnh gout, bệnh thận

Kiwi là loại trái cây rất giàu oxalate, do đó không nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, người mắc bệnh gout thì có nhiều nguy cơ mắc mắc sỏi thận hơn người bình thường, đặc biệt nếu sử dụng trái cây có chứa hàm lượng oxalate cao như kiwi thì nguy cơ này càng tăng cao.

Đặc biệt, kiwi thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin C, có khả năng làm tăng các phản ứng kết tủa tại thận làm cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Những ai không nên ăn quả kiwi?

Mặc dù là một loại trái cây khá lành tính và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn kiwi. Dựa theo các phân tích về tác dụng phụ của kiwi kể trên, có một số người nên hạn chế hoặc không nên dùng kiwi:

  • Người bị sỏi thận hoặc sỏi mật
  • Người bụng yếu, tỳ hư vị hàn hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày.
  • Phụ nữ vừa sinh non hoặc kinh nguyệt quá nhiều.
  • Người bị các chứng bệnh về suy đường hô hấp.
  • Trẻ em dưới 8 tháng tuổi.
  • Người bị dị ứng với kiwi

Những loại thực phẩm không nên kết hợp với kiwi

Một số thực phẩm kỵ với kiwi
Một số thực phẩm kỵ với kiwi

Tôm, cua: Một số loại hải sản như tôm, cua có chứa arsenic pentavalent bình thường vô hại với cơ thể. Nhưng khi kết hợp với kiwi – một loại trái cây có hàm lượng vitamin cao, sẽ tạo thành asen (thạch tín) gây độc cho cơ thể.

Cà rốt: Trái kiwi rất giàu vitamin C nhưng cà rốt lại chứa các hợp chất phân hủy vitamin C. Vì vậy khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm giảm tác dụng của nhau.

Gan động vật: Trong các loại gan động vật có chứa hàm lượng lớn kim loại đặc biệt là đồng và sắt. Khi kết hợp với kiwi, các thành phần này làm cho vitamin C bị oxy hóa và mất tác dụng.

Sữa bò: Khi dùng chung sữa bò và kiwi với nhau vitamin C trong kiwi sẽ phản ứng protein trong sữa bò,tạo thành kết tủa tích tụ trong hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng như đầy hơi,đau bụng, khó chịu, tiêu chảy.

Dưa leo: Tương tự như cà rốt, dưa leo có hoạt chất làm phân giải vitamin C trong quả kiwi sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của kiwi.

Câu hỏi thường gặp

  1. Cách nhận biết kiwi đã chín?

    Đung tay ấn vào phần nhẹ vào phần đầu cuống. Nếu bạn cảm nhận được độ mềm thì quả đó đã chín ngọt và nếu phần cuống cứng thì quả vẫn còn xanh.

  2. Hạt kiwi có ăn được không?

    Có. Hạt của quả không gây hại cho sức khỏe, vì vậy bạn có thể yên tâm ăn cả hạt mà không cần bận tâm về các tác dụng phụ của nó.

Hi vọng qua những thông tin của bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về những lưu ý khi dùnng kiwi. Hãy sử dụng loại quả này đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn nhé!

Xem thêm bài viết về rau củ quả:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services