Ốm nghén là biểu hiện rất quen thuộc ở hầu hết phụ nữ có thai. Những triệu chứng ốm nghén sẽ khiến cho phụ có thai khó chịu và thường bỏ ăn gây thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Do đó, các mẹ cần phải tìm hiểu xem ốm nghén nên ăn gì để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể giảm thiểu tình trạng ốm nghén.
Biểu hiện ốm nghén ở bà bầu
Được biết, phụ nữ có thai thường xuất hiện triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, có vài mẹ phải chịu đựng tình trạng ốm nghén trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ.
Biểu hiện của ốm nghén cũng rất đa dạng. Tùy vào cơ địa mà sẽ có người bị đau đầu chóng mặt, có người cảm thấy mệt mỏi, có người buồn nôn và nôn, thậm chí những người ốm nghén nặng đến mức cơ thể rã rời, không thể ăn uống được.
Thông thường thì phụ nữ có thai sẽ có biểu hiện ốm nghén vào buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy và đặc biệt là ở các bữa ăn hằng ngày.
Vì sao bà bầu bị ốm nghén?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén ở bà bầu. Hôm nay bTaskee sẽ nếu ra 3 nguyên nhân chính thường thấy nhất.
Tăng nồng độ hormone HCG
Hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia thì khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể của các mẹ sẽ tăng lên gấp đôi so với thông thường, khiến cho các mẹ cảm thấy buồn nôn.
Và nồng độ của hormone này cũng là dấu hiệu để nhận biết được tuổi thai cũng như các vấn đề sức khỏe của thai nhi.
Khứu giác trở nên nhạy cảm
Theo thống kê thì hầu hết các phụ nữ khi mang thai sẽ trở nên nhạy cảm hơn về mùi. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi khi ngửi phải các mùi lạ như khói thuốc lá, nước hoa, xăng dầu, mùi tanh của thức ăn,..
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng, có một mối liên hệ rất mật thiết giữa khứu giác và hormone estrogen của phái nữ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ estrogen sẽ tăng cao và khứu giác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây chính là câu trả lời cho các trường hợp các mẹ thường nôn thốc nôn tháo khi ngửi thấy mùi lạ.
Hệ tiêu hóa ở bà bầu thay đổi
Nhiều chuyên gia nói rằng sự thay đổi trong hệ tiêu hóa sẽ khiến cho các biểu hiện ốm nghén trở nên nặng hơn. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu thai kỳ, nồng độ progesterone thường tăng lên đáng kể nhằm giúp cho thai khi phát triển.
Bên cạnh đó thì hormone này cũng tác động lên ruột, dạ dày,…khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại, gây tích tụ thức ăn dẫn đến khó chịu và buồn nôn.
Những nguyên nhân đều là nguyên nhân phía bên trong nên rất khó để khắc phục. Các mẹ và người thân cần phải tự giác xây dựng một thực đơn cho bà bầu ốm nghén để có thể chủ động cải thiện tình trạng ốm nghén.
Cách hạn chế cơn ốm nghén ở bà bầu
Theo kinh nghiệm của các mẹ thì phụ thử có thai có thể giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn bằng các cách sau:
- Thường xuyên tập thể dục cho cơ thể linh hoạt, thoải mái.
- Thay vì ăn nhiều thức ăn một lần thì hãy ăn ít lại và chia thành nhiều lần ăn.
- Tăng lượng gừng trong các bữa ăn cũng giúp giảm nôn ói.
- Ăn các thức ăn khô như bánh mỳ, bánh quy chẳng hạn.
- Uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Giảm lượng chất béo, các thức ăn chiên và những đồ vật hay thực phẩm có mùi khó chịu.
- Massage.
Nghén nặng ăn gì cho đỡ?
Câu hỏi thường được đặt ra đó là ốm nghén nên ăn gì cho đỡ? Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ một số món nằm trong thực đơn cho bà bầu nghén nặng rất hiệu quả.
Nước mía
Khi phụ nữ mang thai nghén nặng, thì hãy thử làm món nước mía pha với gừng ngay nhé. Nguyên liệu gồm 300g mía tím, 30g gừng. Ép mía lấy nước rồi cho nước cốt gừng vào. Uống trước khi ăn 30 phút liên tục từ 3-5 ngày.
Nước ô mai
Nguyên liệu gồm ô mai, gừng và đường đỏ. Cách nấu thì các mẹ đun nóng 400ml nước, cho tất cả nguyên liệu vào nấu cho đặc lại. Uống trước khi ăn 20 phút liên tục 3-4 ngày để thấy được hiệu quả.
Canh sấu
Món ăn này cần chuẩn bị quả sấu, sườn lợn, bí, Cách nấu tương tự món canh bình thường. Nên ăn 1 ngày 2 lần để giảm các biểu hiện ốm nghén.
Câu hỏi thường gặp
- Hiện tượng chồng ốm nghén thay vợ là gì?
Đây được gọi là hội chứng Couvade, dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về hội chứng này nhưng việc chồng nghén thay vợ được cho rằng xuất phát tâm lý đồng cảm của người chồng. Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng và căng thẳng cũng là những tác nhân khác gây ra hội chứng này, đặc biệt là đối với những người mới làm cha lần đầu.
- Những thực phẩm khiến ốm nghén trở nên nặng hơn?
Thực phẩm cay hoặc nhiều chất béo, nước cam quýt, sữa, cà phê và trà có caffeine thường làm cho cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt không dùng thức uống có cồn.
Hi vọng đến đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ốm nghén nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các bé nhé.
Do đó, đừng quên dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee, các mẹ bầu sẽ được cung cấp các bữa ăn chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Tìm hiểu thêm thông tin về mẹ bầu:
- Thực Đơn Cho Bà Bầu Trong Từng Giai Đoạn Mang Thai
- Thực Đơn Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh Hiệu Quả Nhất
- Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh Có Nhiều Sữa, Giàu Dinh Dưỡng