Phá Cỗ Trung Thu Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tổ Chức Ra Sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
phá cỗ trung thu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nhắc đến Trung thu là nhắc đến hoạt động phá cỗ. Đây là một truyền thống đặc biệt trong ngày rằm tháng tám nhằm đem lại niềm vui và háo hức cho trẻ em. Nếu bạn chưa biết nguồn gốc và ý nghĩa của phá cỗ Trung thu đối với cuộc sống hàng ngày thì hãy tham khảo thông tin bTaskee chia sẻ dưới đây!

Phá cỗ Trung thu là gì?

Phá cỗ Trung thu là dịp mọi người cùng ngồi với nhau bên mâm cỗ Trung thu dưới ánh trăng. Các thành viên trong gia đình cùng quây quần, trò chuyện dưới tiết trời trong trẻo của mùa thu. Sau đó là cùng nhau thưởng thức bánh Trung thu và hoa quả.

Đây như một hoạt động không thể thiếu, nó đem lại một không gian hứng khởi, vui vẻ và đầy hoài niệm cho mọi người.

Phá cỗ Trung thu là dịp mọi người cùng ngồi với nhau bên mâm cỗ dưới ánh trăng.
Phá cỗ Trung thu là dịp mọi người cùng ngồi với nhau bên mâm cỗ dưới ánh trăng.

Ý nghĩa phá cỗ Trung thu

Phá cỗ Trung thu là hoạt động văn hoá lâu đời, mang ý nghĩa gắn kết tinh thần gia đình và mang lại niềm vui cho trẻ em. Đây là lúc ông bà, cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cháu, và con cháu cũng biết ơn cha mẹ và ông bà.

Hoạt động phá cỗ đêm Trung thu là thời khắc quây quần bên nhau, ngắm trăng và thưởng thức mâm cỗ dưới ánh trăng trong không khí mát mẻ, êm ả của mùa thu.

Phá cỗ Trung thu là hoạt động văn hoá lâu đời, mang ý nghĩa gắn kết tinh thần gia đình.
Phá cỗ Trung thu là hoạt động văn hoá lâu đời, mang ý nghĩa gắn kết tinh thần gia đình.

Phá cỗ Trung thu vào ngày nào?

Phá cỗ Trung thu được diễn ra trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hàng năm là dịp Đoàn viên của gia đình. Trăng vào ngày Rằm tháng 8 trở nên tròn và sáng hơn bình thường. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để gia đình sum vầy và nghe kể những câu ca dao tục ngữ cổ xưa, truyền thuyết về chú Cuội và chị Hằng.

Trong phá cỗ Trung thu, người lớn thường mang hoa quả, bánh kẹo chia đều cho mọi người cùng nhau thưởng thức. Bàn ăn sẽ bày những chiếc bánh nướng, bánh dẻo sẽ được cắt ra để các thành viên cùng nhâm nhi và cảm nhận được hương vị Tết Trung thu.

Phá cỗ Trung thu được diễn ra trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Phá cỗ Trung thu được diễn ra trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Mâm phá cỗ Trung thu gồm những gì?

Một mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

  • Bánh Trung thu: Mỗi thành viên trong gia đình đều có thể chọn lựa bánh Trung thu phù hợp với sở thích cá nhân.
  • Lồng đèn Trung thu: Ngày nay, lồng đèn có nhiều loại hình dáng khác nhau như ngôi sao, cá chép và nhiều hình dáng thú vị khác để trang trí bánh Trung thu.
  • Mâm ngũ quả Trung thu: Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố Ngũ Hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ tương ứng như: Dưa hấu, lựu, na, chuối và bưởi,.. tùy theo vùng miền để tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn cho mâm cỗ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mâm cỗ được đặt ở giữa sân để cúng đất trời và tổ tiên cầu mọi điều may mắn, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mâm cỗ Trung thu gồm bánh Trung thu, lồng đèn Trung thu, mâm ngũ quả.
Mâm cỗ Trung thu gồm bánh Trung thu, lồng đèn Trung thu, mâm ngũ quả.

Cách tổ chức phá cỗ Trung thu

Chuẩn bị mâm cỗ

Chuẩn bị mâm cỗ Trung thu là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tổ chức phá cỗ. Ngoài ra cũng phải đảm bảo có bánh Trung thu, mâm ngũ quả và đèn lồng theo truyền thống đã có từ lâu.

Chuẩn bị mâm cỗ Trung thu là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tổ chức phá cỗ.
Chuẩn bị mâm cỗ Trung thu là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tổ chức phá cỗ.

Rước đèn Trung thu

Rước đèn Trung thu là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu vào dịp Trung thu. Những loại đèn lồng truyền thống được thắp sáng bằng nến hoặc pin mang đến sự độc đáo với nhiều mẫu mã khác nhau.

Ánh sáng lấp lánh từ đèn lồng kết hợp với tiếng cười tươi từ các em thiếu nhi khi đi qua khu phố, tạo nên một không gian vui tươi và sôi động trong ngày lễ Trung thu.

Rước đèn Trung thu là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu vào dịp Trung thu.
Rước đèn Trung thu là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu vào dịp Trung thu.

Múa Lân

Múa lân Trung thu không còn xa lạ đối với mọi người, đặc biệt trong dịp Tết Trung thu. Múa lân trong Tết Trung thu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với tất cả mọi người.

Tiếng trống lân vang lên nhịp nhàng kết hợp với ánh đèn Trung thu, hình ảnh con lân nhảy múa theo nhịp điệu đi khắp các con đường tạo ra không khí vui vẻ, ấm áp và náo nhiệt.

Múa lân trong Trung thu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với tất cả mọi người.
Múa lân trong Trung thu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với tất cả mọi người.

Phá cỗ

Sau khi hoàn thành các nghi lễ cúng bái tổ tiên cũng như các hoạt động, trò chơi, mọi người bắt đầu tập trung lại và ngồi gần nhau để bắt đầu tiết mục phá cỗ. Đây thực sự là một khoảnh khắc đặc biệt, tạo nên những kỷ niệm quan trọng và đáng nhớ trong ngày Trung thu.

Mâm cỗ Trung thu tạo nên không gian gắn kết và thân mật khi mọi người cùng ngồi lại. Trẻ con cầm lồng đèn chạy nhảy vui đùa, mang đến một không gian ấm cúng và tràn đầy tình thân.

Phá cỗ là một khoảnh khắc tạo nên những kỷ niệm quan trọng và đáng nhớ trong ngày Trung thu.
Phá cỗ là một khoảnh khắc tạo nên những kỷ niệm quan trọng và đáng nhớ trong ngày Trung thu.

Tổ chức trò chơi cho bé

Tổ chức các trò chơi cho bé là một phần quan trọng không thể thiếu trong lễ. Điều này giúp phụ huynh và trẻ em gần gũi và tình cảm hơn. Bạn có thể tạo sự vui nhộn và hứng khởi bằng cách tổ chức các trò chơi như: Kéo co, chạy nhanh, đập niêu, nhảy tali, bắn bong bóng, và nhiều trò chơi truyền thống khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế các hoạt động tham gia cùng các em như trang trí lồng đèn, làm tranh vẽ, hát hò hoặc nhảy múa. Những trò chơi này sẽ tạo ra không khí vui tươi, kích thích sự sáng tạo và tăng cường tình đoàn kết gia đình trong đêm Trung thu.

Tổ chức các trò chơi cho bé giúp phụ huynh và trẻ em gần gũi và tình cảm hơn.
Tổ chức các trò chơi cho bé giúp phụ huynh và trẻ em gần gũi và tình cảm hơn.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao lại có hoạt động phá cỗ Trung thu?

    Việc phá cỗ trong đêm Trung thu là mong muốn mang đến niềm vui cho trẻ con, cho mọi thành viên trong gia đình trong Tết đoàn viên đoàn tụ và sum họp bên nhau. 
    Không những vậy, phá cỗ đêm Trung thu cũng là dịp để mọi người quây quần, thể hiện cho sự gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình.

  2. Tại sao có rước đèn trong đêm Trung thu?

    Tục rước đèn vào đêm Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó lan truyền vào Việt Nam. Theo sách Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, nguồn gốc của việc treo đèn có từ thời nhà Đường. Từ việc ăn mừng sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, người dân treo đèn ăn mừng từ đó trở thành tục lệ, treo đèn mỗi dịp đặc biệt.
    Dần dần phong tục rước đèn, treo đèn lồng trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày Tết Đoàn viên tại Việt Nam, việc rước đèn vào đêm Trung thu thể hiện sự cầu nguyện cho may mắn, hạnh phúc và an lành cho gia đình.

Mong rằng thông tin về phá Cỗ Trung thu – ý nghĩa và cách tổ chức bTaskee chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình có một mùa Trung thu ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services