Phong cách Wabi Sabi được hiểu là vẻ đẹp của sự giản dị, mộc mạc và hài hòa với thiên nhiên kết hợp với sự tĩnh lặng theo thời gian. Theo quan điểm của người Nhật, phong cách này thường thiên về sự không hoàn hảo, tôn vinh cái cũ và vô thường.
Wabi sabi thực chất là gì, bắt nguồn từ đâu?
Wabi sabi là một triết lý của Nhật Bản, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Nó nổi lên như một phản ứng đối với các xu hướng thịnh hành thời bấy giờ – sự phụ thuộc nhiều việc trang trí rườm rà, sử dụng vật liệu xa hoa, quý hiếm. Vẻ đẹp của phong cách thiết kế wabi sabi được tạo nên từ những điều không hoàn hảo.
Trong thiết kế, tính đối xứng, sự hoàn chỉnh trong từng đường nét thiết kế luôn là những xu hướng đi đầu thế giới. Tuy nhiên, theo quan niệm của phong cách nội thất wabi sabi, sự hoàn hảo và trọn vẹn hoàn toàn không có thật, chúng chỉ là do ảo tưởng của con người tạo ra.
Do đó, con người nên chấp nhận và tìm thấy vẻ đẹp trong những sự không hoàn hảo xung quanh.
Nổi lên như một hiện tượng nên hiện nay, phong cách wabi sabi được áp dụng trong rất nhiều thiết kế, được xem là xu hướng dẫn đầu.
Không những chú trọng vào sự không hoàn hảo, phong cách này cũng mở rộng sử dụng các vật liệu tái sử dụng, tự nhiên, bất đối xứng và tối giản. Điều này góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng của phong cách.
Wabi sabi nghĩa là gì?
Khái niệm này đã được tác giả người Nhật Andrew Juniper định nghĩa trong cuốn sách Wabi Sabi: The Japanese Art of Impermanence. Trong cuốn sách, wabi sabi được hiểu là “sự trân trọng vẻ đẹp phù du của cuộc sống, phản ánh cuộc sống trong dòng chảy tâm linh bất diệt trên thế giới.
Vẻ đẹp của wabi sabi chủ yếu tập trung vào những thứ đã biết mất của vật thể, phong cảnh và cả con người. Hoặc trong trường hợp chúng không biến mất, sự bào mòn của thời gian sẽ làm mới nhiều thứ. Đó là sự quyến rũ của sự tàn phai.
- Wabi: Từ này xuất hiện ở thế kỷ 15, mô tả những cảm nhận về nghệ thuật trà đạo, nó đề cập đến bầu không khí chung và đồ dùng được sử dụng trong dịp nghi lễ. Từ wabi bắt nguồn từ sự cô đơn, sầu muộn, qua đó đánh giá cao một cuộc sống yên bình, tránh xa sự nhộn nhịp, tấp nập của thành phố.
- Sabi: Từ này xuất hiện vào thế kỷ 8 để diễn tả sự hoang tàn. Vào thế kỷ 12 từ này được hiểu cụ thể hơn, để diễn tả “sự trầm ngâm suy ngẫm” về những thứ đã cũ nát, héo úa, tàn phai. Ngoài ra, sabi cũng có nghĩa là “cổ xưa và thanh tao” hoặc “cổ xưa”. Khi nhắc đến sabi, nhiều người sẽ cảm nhận được sự bình yên.
Hiện nay không có một bản dịch nào có thể dịch nghĩa chính xác cụm từ wabi sabi không có bản dịch chính xác. Nhiều người Nhật quan niệm wabi sabi là một cảm giác chứ không phải là một khái niệm.
Có thể dễ dàng tìm thấy cụm từ wabi sabi trong nghệ thuật cổ điển Nhật như văn học, nghệ thuật cắm hoa, triết học, trà đạo, thơ ca, vườn thiền,…
Vì những đặc điểm trên, wabi sabi hoàn toàn trái ngược với lối sống tạm bợ, thói quen tiêu dùng nhanh. Ngoài ra, cụm từ này cũng có ý nghĩa đề cao sự tối giản và chân thực.
Đặc trưng và phong cách nội thất Wabi Sabi
Sự đơn giản
Phong cách wabi sabi luôn giữ được sự đơn giản, không quá cầu kỳ trong kiểu cách thiết kế nhờ vào việc sử dụng vật liệu hữu cơ. Đó chính là lý do phong cách này luôn hiện lên chân thực và mộc mạc hơn là buồn tẻ và đơn điệu.
Nhờ vào lối thiết kế tối giản, sự tự nhiên và những cảm giác ấm áp của không gian cũng được tạo thành. Ngoài ra, không gian cũng trở nên thông thoáng, độ ẩm được điều chỉnh tự nhiên, không thải độc tố.
Sự tiết chế
Sự tiết chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của phong cách wabi sabi. Trong một số trường hợp, những nguyên tắc này cũng được thể hiện thông qua những gì bị lược bỏ, lãng quên trong tác phẩm.
Sự điều tiết sẽ mang đến cho người dùng cảm giác thực và trải nghiệm sự vô thường của không gian. Thể hiện không gì là bất biến, vĩnh cửu và trường tồn theo thời gian.
Vật liệu
Thiết kế nội thất theo phong cách wabi sabi có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như sử dụng các vật liệu hữu cơ, gần gũi với thiên nhiên.
Phong cách này đã được loại bỏ các giai đoạn trang trí với mục đích truyền tải thông điệp về quá trình tiến hóa của mọi vật và lịch sử hình thành xã hội loài người theo thời gian.
Kết cấu
Thông thường, những món đồ nội thất được thiết kế theo phong cách này có bề mặt xù xì, thô ráp,… Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được vẻ tự nhiên, không đồng đều. Chính những đặc trưng này đã tạo thành những tiêu chí độc đáo của phong cách wabi sabi.
Kiểu dáng
Thiết kế của phong cách này có kiểu dáng chú trọng đến vẻ đẹp ban đầu, tuy có cải biên nhưng lại chú ý đến vẻ đẹp tự nhiên, không làm mất tính chất và tính nguyên bản. Đây chính là điểm nổi bật và là điều mà người Nhật luôn muốn theo đuổi.
Sự sang trọng của những kiểu thiết kế này hoàn toàn không liên quan đến sự công nghiệp hóa hướng đến sự tự nhiên và bền vững. Đây không phải là một điều dễ dàng có thể giữ được trong cuộc sống hiện đại, nơi con người luôn tìm kiếm những điều tốt cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.
>> Xem thêm: Quy Trình, Lưu Ý Và Các Mẫu Thiết Kế Phòng Ngủ Đẹp
Màu sắc
Màu sắc theo phong cách này hướng đến sự chân thực với các đường nét tự nhiên. Bên cạnh sự thống nhất, màu sắc cũng chứa đựng sự tương phản để làm nổi bật lên không gian. Những gam màu được sử dụng luôn mang đến sự tĩnh lặng, yên bình, tĩnh lặng cho tâm hồn.
Tham khảo: Phong Cách Scandinavian Bắc Âu Ngày Càng Lên Xu Hướng
Không gian
Khi thiết kế theo phong cách wabi sabi, điều đầu tiên bạn cần chú ý là tỷ lệ và phối cảnh. Đặc trưng của phong cách này là không cho phép những khoảng trống vô nghĩa, ngay cả những khoảng trống cũng có ý nghĩa riêng của chúng.
Tỷ lệ thiết kế của từng món đồ nội thất phải được đo lường cẩn thận để lộ ra những khoảng trống về độ rộng, chiều cao và độ mở.
Phong cách thiết kế này mang lại sự yên bình và thanh thản cho tâm hồn. Vì vậy, không gian mở đóng một vai trò rất quan trọng, giúp kết nối các nguồn sáng để tạo ra một điểm nhìn.
Nếu việc thiết kế nội thất cho căn nhà của bạn trở nên khó khăn do công việc nhà quá nhiều thì hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee nhé! Chị Ong của bTaskee sẽ giúp bạn vệ sinh và sắp xếp căn nhà của bạn một cách ngăn nắp, gọn gàng.
Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình chất lượng ngay hôm nay.
Phong cách nội thất wabi sabi
Phong cách nội thất wabi sabi lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản, đặt người sống trong không gian lên hàng đầu. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội thất là: Vẻ đẹp, tiện ích, tính hoài cổ hoặc cũng có thể kết hợp cả 3 yếu tố trên.
Do đó, trong không gian này, việc tìm thấy những món đồ cố tình làm cũ trong một không gian được thiết kế theo phong cách wabi sabi. Vẻ đẹp của các món đồ này được tạo thành là nhờ vào sự thay đổi tự nhiên theo thời gian. Theo đó, phong cách này cho rằng, chỉ có tự nhiên mới làm nên vẻ đẹp.
Trên thực tế, phong cách nội thất wabi sabi không thể được xác định bởi bất cứ nguyên tắc cụ thể nào. Vì vậy, bạn không cần phải rập khuôn để áp dụng nó. Bạn có thể tự do lựa chọn vật liệu, thiết kế và phong cách cho căn phòng của mình tùy theo sở thích. Việc của bạn là để mọi thứ theo một cách tự nhiên.
Câu hỏi thường gặp
- Có những mẹo nào để thiết kế không gian theo phong cách wabi sabi?
– Kết hợp sử dụng đồ tự chế và đồ thủ công.
– Không nên sắp xếp các đồ vật quá lộn xộn.
– Ứng dụng ánh sáng tự nhiên và không gian ngoài trời trong thiết kế.
– Có thể ghép những thứ không hoàn hảo để tạo nên sự hoàn hảo.
– Không nên quá ứng dụng chủ nghĩa tối giản trong thiết kế. - Có thể ứng dụng phong cách wabi sabi trong những trường hợp nào?
Những năm gần đây, không chỉ tại Nhật Bản mà tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, phong cách wabi sabi cũng được áp dụng rất nhiều trong thiết kế. Một số trường hợp có thể được áp dụng như văn phòng, nhà ở, quán cafe, chung cư, nhà hàng,…
Qua những thông tin trên, có thể hiểu phong cách wabi sabi là phong cách đại diện cho thế giới quan và phong cách sống của những người chấp nhận vẻ đẹp của sự không hoàn hảo. Giữa một cuộc sống nhộn nhịp, hiện đại và náo nhiệt hiện nay, phong cách này quả thực là một khoảng tĩnh lặng quý giá.
>> Xem thêm:
- Các Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Khiến Bạn Ưng Ý
- Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Cầu Thang Đẹp Phong Cách
- Các Phong Cách Rustic Nổi Bật Hiện Nay
Hình ảnh: Canva