Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mỗi dịp Tết Cổ Truyền, người Việt Nam ta sẽ có nhiều phong tục khác nhau để cầu mong cho năm mới được may mắn và gặp thuận lợi, bình an. Tuy nhiên, bạn đã biết hết tất cả những tục lệ đó chưa? Cùng bTaskee điểm danh qua 15+ phong tục Tết truyền thống mang đậm bản sắc Việt dưới đây!

Những phong tục truyền thống trước Tết của người Việt

Cúng ông Công, ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Mục đích là để tiễn đưa các vị thần bếp núc lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Phong tục này bày tỏ sự tri ân đối với Táo Quân, vị thần cai quản bếp núc, gia đình, đất đai, và có thể ngăn ma quỷ xâm nhập vào nhà. Đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn trong việc quan tâm, thu vén gia đình, và cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới.

Phong tục bao gồm các hoạt động như bày mâm cỗ cúng, thắp hương, khấn vái, hóa vàng mã, và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối để tiễn ông Táo về trời.

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục trước Tết không thể thiếu của đại đa số gia đình Việt.
Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục trước Tết không thể thiếu của đại đa số gia đình Việt.

Gói bánh chưng, bánh tét

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán (thường là trước Tết), nhiều gia đình sẽ gói bánh chưng, bánh tét để dâng lên tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh tét hình trụ, tượng trưng cho trời.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét bắt nguồn từ thời vua Hùng Vương thứ 6, khi Lang Liêu làm hai loại bánh này để dâng lên vua cha và được truyền ngôi. Phong tục này đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, gắn liền với nền văn minh lúa nước và tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét đã có từ thời các vua Hùng.
Phong tục gói bánh chưng, bánh tét đã có từ thời các vua Hùng.

Dọn dẹp nhà cửa

Đây là phong tục trước Tết của mọi nhà nhằm đón năm mới với nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng, tươi mới. Theo đó, mọi nhà cần phải lau chùi, sắp xếp lại nhà cửa vào cuối năm trước ngày 23 tháng Chạp, khi ông Công, ông Táo về trời.

Ý nghĩa của tục dọn dẹp nhà cửa là để  xóa bỏ những điều không may mắn của năm cũ, sắp xếp lại năm cũ, và đón phúc lộc tràn đầy vào năm mới. Đồng thời, đây cũng là dịp để cả gia đình quây quần, gắn kết, và tri ân nhau.

Dọn dẹp nhà cửa là việc làm không thể thiếu để chuẩn bị cho năm mới của mọi gia đình.
Dọn dẹp nhà cửa là việc làm không thể thiếu để chuẩn bị cho năm mới của mọi gia đình.

Ngoài ra, nếu không có đủ thời gian để dọn dẹp nhà dịp cuối năm, hãy để dịch vụ tổng vệ vệ sinh của bTaskee thay bạn. Mọi ngóc ngách trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách cho đến nhà bếp, nhà vệ sinh…đều sẽ được dọn dẹp gọn gàng và lau chùi cẩn thận, sạch sẽ! Bạn chắc chắn sẽ hài lòng!

Tải app bTaskee để đặt lịch ngay chỉ trong 30s!

Bày mâm ngũ quả

Đây là một phong tục trước Tết không thể thiếu, nhằm dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời và tổ tiên. Thông thường, mâm ngũ quả ngày Tết gồm năm loại trái cây khác nhau, được sắp xếp và bày trí một cách tỉ mỉ nhằm thể hiện sự tôn trọng và thành kính của gia đình.

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà sẽ chưng các loại trái cây khác nhau cũng như cách bày trí khác biệt. Thông thường, tên của những loại quả đều mang ý nghĩa chung là cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, an khang, phú quý như đu đủ, sung…

Phong tục bày mâm ngũ quả.
Phong tục bày mâm ngũ quả.

Tảo mộ tổ tiên

Đây là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, phong tục này được thực hiện vào dịp Tết Nguyên Đán, thường từ sau ngày 23 tháng Chạp tới 30 Tết.

Mọi gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, lau chùi những phần mộ của ông bà, sau đó chuẩn bị một lễ mặn nhỏ gồm hương, nến, trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt… rồi đặt ở phần mộ. Sau đó thắp hương, khấn vái, cảm ơn và xin lỗi tổ tiên về những điều đã làm trong năm. 

Cuối cùng là cắt cỏ và đắp đất lên mộ, gọi là “tảo mộ”. Phong tục tảo mộ mang ý nghĩa nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, đây cũng là một dịp để gia đình, con cháu hội tụ, sum vầy và mong muốn tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc, an lành trong năm mới.

Tảo mộ ông bà, tổ tiên.
Tảo mộ ông bà, tổ tiên.

Cúng tất niên

Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng được diễn ra vào chiều ngày 30 Tết. Các gia đình sẽ dâng lên mâm cỗ được chuẩn bị tươm tất để mời thần linh và tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là một dịp để gia đình quây quần và sum họp bên nhau.

Cúng tất niên là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với nhiều gia đình Việt.
Cúng tất niên là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với nhiều gia đình Việt.

>> Xem thêm chi tiết: Cúng Tất Niên Giáp Thìn 2024: Ý Nghĩa Và Cách Bày Cúng Đầy Đủ, Trang Trọng

Dựng cây nêu ngày Tết

Đây là một nghi lễ truyền thống của người Việt nhằm xua đuổi ma quỷ, bảo vệ và mang đến bình an cho gia đình trong năm mới. Phong tục này có nguồn gốc từ một sự tích huyền thoại về cuộc chiến giữa Người và Quỷ để giành lấy đất liền.

Cây nêu ngày Tết thường là cây tre dài khoảng 5 đến 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người ta thường dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (ngày tiễn ông Táo về trời). Trên ngọn nêu có treo nhiều đồ vật có tính biểu tượng như lồng đèn, khánh đất nung, lá dứa, cành đa, vôi bột… để trừ tà ma quỷ.

Thời gian diễn ra phong tục này là từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày mùng 7 tháng Giêng, khi này người ta tháo nêu xuống và đốt cháy.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết là bản sắc của nhiều địa phương.
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết là bản sắc của nhiều địa phương.

Đi chợ Tết

Chợ Tết là nơi tấp nập, rộn ràng, đầy màu sắc và hương vị của người Việt. Mọi người có thể mua được nhiều loại hoa, quất, cây cảnh, bánh chưng, bánh tét, mứt, kẹo, quần áo, giày dép, đồ trang sức, đồ chơi, lì xì….và những vật phẩm chưng Tết. Các phiên chợ Tết sẽ bắt đầu nhộn nhịp từ 20 Tết đến chiều 30 Tết.

Đi chợ Tết là việc không thể thiếu để chuẩn bị cho năm mới.
Đi chợ Tết là việc không thể thiếu để chuẩn bị cho năm mới.

Sắp dọn bàn thờ

Theo quan niệm, bàn thờ là nơi linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên và thần linh. Do đó, việc dọn bàn thờ dịp Tết là để chuẩn bị đón Tết, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mọi người thường lau dọn bàn thờ khoảng các ngày cuối năm Âm lịch (từ 23 đến 30 Tết).

Sắp dọn bàn thờ vào các ngày cuối năm để đón năm mới.
Sắp dọn bàn thờ vào các ngày cuối năm để đón năm mới.

Đoàn tụ gia đình

Đã từ rất lâu việc về nhà đoàn tụ với gia đình đã trở nên quen thuộc và là dịp quan trọng nhất trong năm để mọi người có thể quây quần bên nhau sau chuỗi ngày dài bôn ba làm việc. Và lâu dần mọi người đều xem việc này là một “phong tục” không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Cổ Truyền.

Đoàn tụ gia đình được xem là rất thiêng liêng, thể hiện sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình. Cho đến ngày nay khi mỗi lần Tết đến, mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc về nhà bởi “không đâu bằng nhà”.

Dù có xa cách đến đâu thì Tết cũng phải về nhà!
Dù có xa cách đến đâu thì Tết cũng phải về nhà!

Những phong tục truyền thống trong Tết của người Việt

Đón giao thừa

Phong tục đón giao thừa là một phong tục truyền thống nhằm tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới. Đây là thời điểm mà các gia đình thường tổ chức lễ cúng tổ tiên, ông bà và tất cả thành viên trong gia đình. Mọi người cùng sum họp bên nhau, ăn uống, xem pháo hoa và cầu mong một năm mới an lành, may mắn và thịnh vượng.

Có nhiều phong tục tập quán khác nhau được thực hiện trong đêm giao thừa, như mua muối, mặc áo quần mới, đi chùa hay nhà thờ, chọn hướng xuất hành…

Phong tục đón giao thừa rất quan trọng với mỗi gia đình.
Phong tục đón giao thừa rất quan trọng với mỗi gia đình.

Xông đất

Phong tục xông đất là việc có một người đến nhà chúc Tết đầu năm mới để mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia chủ. Người xông đất thường là người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ, là người khỏe mạnh, thành đạt và có gia đình êm ấm.

Ngoài ra, họ còn đem theo quà Tết, trái cây và bao lì xì để mừng tuổi cho trẻ con trong nhà. Gia chủ cũng sẽ đón tiếp họ một cách nhiệt tình và trao nhau những lời chúc Tết tốt đẹp. Phong tục xông đất là một nét văn hóa đẹp của dân tộc ta và được lưu truyền từ xa xưa đến nay.

Tục xông đất đầu xuân trong mỗi dịp Tết.
Tục xông đất đầu xuân trong mỗi dịp Tết.

>> Xem thêm: Tục Xông Đất Là Gì? Tuổi Xông Đất Tốt Nhất Cho Năm 2024 Là Tuổi Nào?

Xuất hành đầu xuân

Xuất hành đầu xuân nghĩa là rời khỏi nhà vào những ngày đầu năm mới để mang lại may mắn và tốt lành cho cả năm. Người ta thường chọn giờ và hướng xuất hành phù hợp với tuổi và mệnh của mình, và đi đến những nơi như nhà bà con, bạn bè, đền chùa, hoặc các địa điểm du lịch.

Phong tục xuất hành đầu xuân có nguồn gốc từ mong muốn của ông bà ta về một năm mới an lành, phát tài, và tránh được những điều xui xẻo.

Xuất hành đầu xuân.
Xuất hành đầu xuân.

Chúc Tết, mừng tuổi, lì xì

Phong tục chúc Tết, mừng tuổi, lì xì là những nét văn hóa đẹp của dân tộc ta trong dịp Tết Nguyên Đán. Chúc Tết là việc trao nhau những lời chúc tốt đẹp, may mắn, sức khỏe, tài lộc cho năm mới. Mừng tuổi là việc người lớn tặng tiền cho trẻ em để chúc bé ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi. Lì xì là việc đặt tiền vào phong bao màu đỏ để tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng… để lấy hên đầu năm.

Chúc tết, mừng tuổi và lì xì là phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp Tết.
Chúc tết, mừng tuổi và lì xì là phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp Tết.

Đi chùa, hái lộc đầu xuân

Phong tục này thể hiện sự thành kính và mong ước được thần linh và Đức Phật ban phước cho một năm mới an lành, may mắn, phát tài. Đi chùa là việc đến các ngôi chùa linh thiêng để cầu nguyện, lễ Phật, thắp hương… Hái lộc đầu năm là việc bẻ một cành cây có nụ non hay mầm mới nhú, mang về nhà để chưng nhằm tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tươi mới và tốt đẹp.

Đi chùa và hái lộc đầu năm.
Đi chùa và hái lộc đầu năm.

Xin chữ dịp đầu năm

Tục xin chữ thể hiện sự trọng chữ nghĩa, hiếu học và mong muốn có được may mắn, phúc lộc, bình an trong năm mới. Người ta thường xin chữ từ những người có đức độ, tài năng, viết chữ đẹp như nho sĩ, thầy giáo, thầy đồ

Mỗi chữ thư pháp lại mang một ý nghĩa riêng, phù hợp với ngành nghề, công việc và mong ước của người xin chữ. Ví dụ, học sinh thường xin chữ Tài, Trí; người đi làm thường xin chữ Đạt, Nhẫn; người già thường xin chữ Thọ, An…

Tục xin chữ đầu năm thể hiện lòng trọng con chữ của người Việt.
Tục xin chữ đầu năm thể hiện lòng trọng con chữ của người Việt.

>> Xem thêm: Phong Tục Xin Chữ Đầu Năm Là Gì? Tết Giáp Thìn 2024 Nên Xin Chữ Gì?

Khai bút đầu xuân

Khai bút đầu xuân có nghĩa là viết những nét chữ đầu tiên trong năm mới. Người xưa quan niệm rằng những nét bút đẹp đầu tiên trong năm đẽ sẽ mang lại may mắn, thuận lợi và hạnh phúc cho cả năm. Phong tục này được bắt nguồn từ thời nhà Lý, khi vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh cho các quan văn võ trong triều phải viết bài văn tế tiên vương để tưởng nhớ những vị vua đã khuất.

Tục khai bút đầu năm được người Việt lưu truyền cho đến ngày nay.
Tục khai bút đầu năm được người Việt lưu truyền cho đến ngày nay.

Chơi hoa dịp Tết

Vào mỗi dịp Tết Cổ Truyền, mọi người thường sẽ chưng nhiều loại hoa khác nhau trong nhà, trong đó có hai loại hoa đặc trưng là hoa mai ở miền Nam và hoa đào ở miền Bắc. Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa riêng, biểu tượng cho sự sống, phúc lộc, hạnh phúc và tình duyên.

Ngoài ra, nhiều gia đình cũng thường kết hợp chưng nhiều loại hoa khác nhau nhằm tăng sự đa dạng và tươi mới như hoa lan, loa ly, hoa vạn thọ, hoa cúc…

Chơi hoa, thưởng hoa dịp Tết rất được ưa chuộng hiện nay.
Chơi hoa, thưởng hoa dịp Tết rất được ưa chuộng hiện nay.

Vậy là bTaskee đã cùng bạn đọc điểm qua tất cả những phong tục Tết quan trọng của người Việt trong suốt quãng thời gian trước và trong Tết, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Mỗi phong tục sẽ có ý nghĩa riêng nhưng việc thể hiện sẽ có điểm khác biệt ở mỗi vùng miền, nhưng mục đích vẫn là cầu mong cho năm mới được suôn sẻ, bình an. Chúc mọi người một năm mới thật an khang và thịnh vượng!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services