Protein Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Vai Trò Của Protein

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
protein là gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Protein là chất cơ bản của sự sống và thực hiện nhiều chức năng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, sinh trưởng của cơ thể. Hãy cùng bTaskee giải đáp các câu hỏi như: Protein là gì, có trong những loại thực phẩm nào tại đây!

Protein là gì?

Protein là chất đạm, là hỗn hợp hữu cơ có chứa nhiều axit amin. Protein  có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong quá trình xây dựng các tế bào cơ, giúp cơ bắp phát triển. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn cung cấp đến 15% năng lượng để cơ thể duy trì sự sống.

Trong đó, 50% tổng khối lượng thô của tế bào là Protein, có tác dụng duy trì và tái tạo cơ thể. Do đó, việc bổ sung lượng Protein hằng ngày là điều vô cùng cần thiết.

Nếu không cung cấp đầy đủ mỗi ngày, bạn có thể rơi vào những tình trạng như: Đau ốm, người gầy ốm, chậm lớn, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng,…

Protein cung cấp đến 15% năng lượng để cơ thể duy trì sự sống.
Protein cung cấp đến 15% năng lượng để cơ thể duy trì sự sống.

Đơn phân cấu tạo của Protein là gì?

Phân tử protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong đó đơn phân là các axit amin. Khối lượng của 1 phân tử axit amin bằng 110 đvc, được cấu tạo từ 3 thành phần chính là: cacboxyl-COOH, amino-NH2, và một nhóm hữu cơ R gồm 20 loại axit amin khác nhau.

Mối quan hệ giữa các axit amin được biểu thị bằng liên kết peptit CO-NH. Nhóm amin này sẽ kết hợp với nhóm cacboxyl của axit amin tiếp theo và giải phóng một phân tử nước, tạo thành chuỗi polypeptide. Mỗi phân tử protein sẽ bao gồm một hoặc nhiều chuỗi polypeptide.

Phân tử protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Phân tử protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Vai trò quan trọng của Protein là gì?

Vì là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng, góp phần vào sự phát triển, duy trì sự sống nên cơ thể không thể thiếu protein. Trên thực tế, ngoài các chức năng trên, protein của đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động dưới đây:

Cân bằng PH trong cơ thể

Cân bằng độ PH trong cơ thể, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển ion liên tục là nhiệm vụ đầu tiên của protein. Nếu lượng protein trong máu quá thấp sẽ gây ra hiện tượng phù nề do áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm so với bình thường. 

Protein có tác dụng cân bằng độ PH trong cơ thể.
Protein có tác dụng cân bằng độ PH trong cơ thể.

Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Chất đạm trong cơ thể sẽ hình thành nên kháng thể protein trong máu hoặc còn được gọi là các globulin miễn dịch. Chất này có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút và các tế bào gây nhiễm trùng.

Sau khi được tạo, kháng thể sẽ được ghi nhớ bởi tế bào, sau đó phản ứng lại nếu có tác nhân cũ xâm nhập. Điều này sẽ hình thành nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể.

Protein chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút và các tế bào gây nhiễm trùng.
Protein chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút và các tế bào gây nhiễm trùng.

Vận chuyển, dự trữ các chất dinh dưỡng

Ngoài ra, protein còn có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng như: Vitamin, glucose, khoáng chất ra vào tế bào. Tuy nhiên, mỗi loại protein chỉ có tác dụng vận chuyển đặc hiệu.

Có thể hiểu đơn giản, khi vận chuyển, protein sẽ mang đường đến các tế bào chứ không phải là vận chuyển cholesterol trong máu. Ngoài ra, protein còn có nhiệm vụ lưu trữ sắt trong cơ thể.

Protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng ra vào tế bào.
Protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng ra vào tế bào.

Bạn quá bận rộn và không có thời gian chế biến món ăn để chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng!

Tải app bTaskee và trải nghiệm các dịch vụ gia đình ngay hôm nay!

Cấu tạo khung tế bào

Protein còn có tác dụng duy trì và phát triển cơ thể, tạo nên khung tế bào cũng như tạo nên các khung đỡ giúp duy trì hình dáng của tế bào.

Ngoài ra, protein còn là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào tất cả các hoạt động bên trong tế bào nên được xem là thành phần quan trọng của chất gian bào và nhân tế bào.

Protein giúp tạo nên khung các khung đỡ giúp duy trì hình dáng của tế bào.
Protein giúp tạo nên khung các khung đỡ giúp duy trì hình dáng của tế bào.

Bổ sung năng lượng

Chức năng tiếp theo của protein phải kể đến là cung cấp, bổ sung năng lượng (calorie) cho cơ thể hoạt động. Cơ thể được cung cấp năng lượng qua 3 nguồn chính là:

  • Carbohydrate/chất bột đường: Có 4 calorie trong 1g carbohydrate.
  • Protein: Có 4 calorie trong 1g protein.
  • Lipid/chất béo: Có 9 calorie trong 1g chất béo.

Qua định lượng trên, có thể thấy so với protein, năng lượng được chuyển hóa từ Carbohydrate và chất béo hiệu quả hơn so với Protein.

Protein giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Protein giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động.

>> Xem thêm: Gợi ý thực đơn healthy lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng

Protein có trong những loại thực phẩm nào?

Mỗi loại protein sẽ được cấu tạo từ 20 – 22 loại axit amin thiết yếu. Trong đó có 9 loại cơ thể không thể tổng hợp được, bao gồm: Isoleucine, Histidine, Tryptophan, Leucine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Lysine và Valine. Vậy protein có trong thực phẩm nào?

Từ chất đạm động vật

  • Thịt bò nạc: Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B12 và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
  • Cá ngừ: Đặc biệt là cá ngừ đóng hộp có nước, trong 1 hộp 142g chứa khoảng 27g protein.
  • Ức gà: Trong 1 phần ức gà nướng không da có chứa 53g chất đạm.
  • Các loại cá béo: Ngoài cá ngừ, các loại cá béo như cá thu, cá tuyết, cá hồi,… cũng chứa nhiều chất đạm. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Omega – 3.
  • Trứng: Trong 1 quả trứng có khoảng 6g protein. Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều vi chất, chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa,…
Protein có nhiều trong thịt bò nạc.
Protein có nhiều trong thịt bò nạc.

Từ chất đạm thực vật

  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,… chứa nhiều protein. Ngoài ra, trong thành phần còn chứa nhiều vi chất quan trọng như đồng, sắt, chất xơ, Manga, Magie,… nên sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người ăn chay.
  • Đậu phộng hay bơ đậu phộng: Loại thực phẩm này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cường cung cấp protein cho cơ thể.
  • Yến mạch: Trong 1 chén yến mạch chứa khoảng 11g protein. Ngoài ra, trong thành phần còn chứa nhiều vitamin B1, Magie, chất xơ, Manga,…
  • Bông cải xanh: So với hầu hết các loại rau xanh khác, bông cải xanh chứa lượng chất đạm khá phong phú. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa vitamin K, vitamin C, các chất chống oxy hóa, kali, chất xơ,…
Trong đậu phộng chứa nhiều protein.
Trong đậu phộng chứa nhiều protein.

Qua nội dung này, hy vong bạn đọc sẽ có thể hiểu rõ protein là gì, cũng như những thông tin xoay quanh loại dinh dưỡng này. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn may mắn!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Freppik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services