Quả cóc là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Loại trái cây với vẻ ngoài không đẹp mắt, cóc xanh chưa chín có vị chua, nhưng nó lại khiến người khác phải thèm thuồng. Vậy ăn cóc có tốt không?, ăn trái cóc có tác dụng gì? Bạn hãy đọc tiếp nội dung dưới đây mà bTaskee đã tổng hợp nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong quả cóc
Quả cóc rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cóc tươi chứa đến 36mg vitamin C, 0.3mg sắt, 10g carbs, 2.2g chất xơ và rất nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Giúp tăng cường sức lực và hồi phục cho cơ thể.
Tác dụng của quả cóc mang lại
Quả cóc trị ho và cảm cúm
Quả cóc có thành phần giúp tiêu đờm, giảm ho rất hiệu quả. Nếu bạn hay gia đình bị ho, hãy thử ăn vài lát cóc, hoặc dùng nước sôi đun lá cóc để uống, có thể giảm triệu chứng ho đáng kể. Ngoài trị ho, thì quả cóc còn có thể trị bệnh cảm cúm.
Kiểm soát mức cholesterol
Theo Pubmed vitamin C giúp chuyển hóa cholesterol thành các axit mật theo. Nhờ vậy lượng cholesterol được kiểm soát, làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Vì vậy, quả cóc thực sự rất tốt để cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
Quả cóc giúp cải thiện thị lực
Theo NIH vitamin A trong quả cóc giúp nâng cao sức khỏe cho mắt. Bổ sung loại quả này thường xuyên giúp quá trình truyền tải thông tin từ mắt tới não trở nên dễ dàng hơn. Hợp chất retinol trong chúng đóng vai trò chủ yếu.
Trái cóc giúp cung cấp năng lượng, tăng độ dẻo dai
Ngoài các axit amin, thì trong quả cóc còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhờ vậy, nó có khả năng tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
Nhờ hàm lượng đường ở dạng sucrose có trong quả cóc mà nó cung cấp rất nhiều năng lượng và sự dẻo dai của cơ thể, giúp phục hồi các nhóm cơ sau khi vận động mạnh theo Pubmed.
Loại quả này thực sự rất phù hợp với các vận động viên. Vì cơ chế hồi phục và tăng cường sự dẻo dai trong loại quả này là rất lớn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C trong quả cóc còn giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do theo Pubmed. Chất này còn giúp chữa lành các vết thương hở, nhờ khả năng tổng hợp collagen để thành các mô liên kết mới theo một đánh giá 2017
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C trong quả cóc còn hỗ trợ bảo vệ các phân tử như lipid, protein, carbohydrate và axit nucleic thoát khỏi sự tổn thương.
Ức chế sự hình thành của sắc tố melanin. Nhờ đó ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể, giúp bạn giữ được sự trẻ trung và năng động theo NCBI
Hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, mà quả cóc hỗ trợ rất tích cực trong quá trình tiêu hóa. Tăng cường lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp nhu ruột, hạn chế việc táo bón và khó tiêu theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ. Còn nước trong loại quả này, giúp cơ thể không bị mất nước.
Nước ép cóc có tác dụng gì?. Sử dụng nước ép cóc sau khi ăn giúp cải thiện chức năng của ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Tương tự một số loại trái cây khác, quả cóc cũng có tác dụng trong việc giảm cân. Nhờ chứa ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng ại nhiều chất xơ.
Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ, chất xơ sẽ tạo cho cơ thể cảm giác no lâu hơn, hạn chế tình trạng đói bụng, thèm ăn. Việc này giúp bạn chủ động hơn trong việc duy trì vóc dáng.
Trái cóc giúp bổ máu
Trong quả cóc rất giàu chất sắt, nên chúng rất tốt cho những ai bị chứng thiếu máu. Ăn cóc thường xuyên, giúp sản lượng hồng cầu được hình thành nhiều hơn.
Ngoài ra Vitamin B1 trong chúng giúp oxy được đưa đi khắp cơ thể, ngăn ngừa chứng thiếu máu. Người thiếu sắt thường khả năng tập trung và trí óc kém hơn. Trên thực tế, thiếu chất trong thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến IQ sau này theo Pubmed
Giúp da khỏe đẹp
Bổ sung loại quả này thường xuyên giúp làn da luôn tươi trẻ, mịn màng. Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong chúng giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại theo một nghiên cứu năm 2019. Vậy lá cóc có tác dụng gì? Các chiết xuất từ lá cóc còn có thể dùng làm kem dưỡng da, rất hiệu quả.
Ăn cóc có nổi mụn không? Không những không bị nổi mụn, mà quả cóc còn giúp cho da của bạn được cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng vitamin dồi dào.
Hiện nay, bTaskee đang cung cấp dịch vụ đi chợ hộ. Giúp chị em phụ nữ tìm mua thực phẩm được tiện lợi hơn. Thực phẩm được đảm bảo tươi ngon khi đến tay khách hàng. Hãy cài app và trải nghiệm ngay nhé.
Tải ngay app bTaskee ngay tại đây
Món ngon từ quả cóc và những lưu ý khi dùng
Mặc dù chúng có rất nhiều công dụng mang lại giá trị cho sức khỏe. Nhưng nên lưu ý điểm này:
Quả cóc có vị chua, nên hàm lượng axit trong chúng tương đối cao. Sử dụng quá mức sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày hay nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
Để thay đổi khẩu vị, bạn nên chế biến cóc thành nhiều món khác nhau để thưởng thức, chẳng hạn: Mứt cóc, gỏi cóc trộn khô bò, cóc lắc, cóc ô mai,…
Nhưng phải dùng với mức độ hợp lý, không được ăn quá nhiều cùng lúc, sẽ dẫn đến rủi ro không mong muốn.
Cách bảo quản
- Cóc tươi, có thể bảo quản trong 3 ngày. Nếu dùng không hết, thì bạn cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ tủ phải >5 độ C.
- Muốn để cho cóc chín, thì để chúng ở nhiệt độ phòng, sau 1 tuần cóc sẽ chín vàng đều.
- Nếu muốn sử dụng khi đã bảo quản lạnh, thì bạn cần để chúng ra ngoài khoảng 1 giờ trước khi sử dụng nhé.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được quả cóc có tác dụng gì rồi chứ. Quả cóc thực sự là loại trái cây dinh dưỡng. Hãy bổ sung chúng vào khẩu phần ăn gia đình một cách hợp lý, để chúng phát huy công dụng tốt nhất đối với sức khỏe nhé.
Câu hỏi thường gặp
- Ăn nhiều quả cóc có nguy hiểm không?
Bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ trở nên nguy hiểm, nếu bạn sử dụng chúng vượt mức cho phép. Quả cóc cũng vậy, nó chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng hợp lý. Ăn nhiều cóc sẽ khiến bạn nặng bụng, tiêu chảy.
- Quả cóc khi chín có chua không?
Quả cóc khi chín sẽ có vị ngọt hơn so với khi còn sống. Nhưng nó vẫn mang vị chua nhẹ, rất ngon.
- Nguồn gốc của cây cóc là ở đâu?
Cây cóc được xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia- Polynesia và sau đó được đến trồng tại các vùng nhiệt đới, loại cây này khá phổ biến tại Mã LaiẤn Độ, Thái Lan
>>> Xem thêm bài viết:
- Quả Thanh Long: 7 Lợi Ích Sức Khỏe Bạn Phải Biết
- Quả Táo Tàu: 8 Công Dụng Mang Lại Cho Sức Khỏe
- Quả Dưa Lê Có Tác Dụng Gì? Ăn Dưa Lê Có Tốt Không?