Nho là một loại trái cây được nhiều người ưu chuộng vì hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Cùng bTaskee tìm hiểu về 9 công dụng của quả nho và những lưu ý khi dùng nhé!
Đặc điểm, nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của quả nho
Đặc điểm, nguồn gốc
Nho là một loại quả mọng, thân leo thuộc chi Nho (Vitis). Từ hơn 6000 năm trước loại quả dại này đã được lai hóa và sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất rượu nho.
Quả mọc thành chùm từ 15 đến 300 quả, và có nhiều màu sắc khác nhau như đen, xanh thẫm, vàng, lục, cam và tím. Loại nho “trắng” thực chất có màu trắng lục và được tiến hóa từ nho tía.
Khi chín, trái nho có thể được ăn tươi hoặc sấy khô thành nho khô hay được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, siro, mật nho, dầu hạt nho.
Thành phần dinh dưỡng
Tuy có ngoại hình nhỏ bé nhưng quả nho lại mang rất nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, có hơn 1.600 hợp chất thực vật có lợi đã được xác định trong loại quả này. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình 100g quả nho chứa:
- Năng lượng: 104 kcal
- Protein: 0,72g.
- Chất béo: 0,16g.
- Chất xơ: 0.9g.
- Vitamin C: 3,2mg.
- Vitamin K: 14,6µg.
- Thiamine: 0,096mg.
Ăn nho có tác dụng gì? Mách bạn 9 công dụng của quả nho
Ngăn ngừa các bệnh mãn tính
Nho chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh đặc biệt phải kể đến resveratrol. Các chất chống oxi hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn quá trình phá hủy tế bào. Từ đó giúp cơ thể chống lại các chứng bệnh mãn tính.
Đặc biệt, theo nghiên cứu hợp chất resveratrol có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và chống lại sự phát triển của các khối u ung thư.
Ngoài resveratrol, nho còn chứa rất nhiều hợp chất chống oxi hóa mạnh khác như beta-carotene, quercetin, lutein, lycopene và axit ellagic.
Chống lại các bệnh ung thư
Trái nho còn chứa hàm lượng cao các hợp chất thực vật có lợi, có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Theo các nghiên cứu của NCBI, chất chiết xuất từ nho ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở 30 người trên 50 tuổi cho thấy ăn 1 pound (450 gram) nho mỗi ngày trong hai tuần làm giảm các dấu hiệu của nguy cơ ung thư ruột kết.
Trong một công trình nghiên cứu về mối tương tác giữa các loại trái cây và ung thư đã kết luận rằng một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là nho có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong quả nho chứa một hàm lượng kali khá lớn. Kali là khoáng chất giúp thư giãn mạch máu, ngăn ngừa các mảng máu đông. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra một chế độ ăn giàu kali giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ các chứng bệnh tim và đột quỵ
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các hợp chất polyphenol được tìm thấy trong nho có thể giảm mức cholesterol trong máu bằng cách giảm sự hấp thụ cholesterol.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
Nho có chỉ số đường huyết thấp (GI) là 53, do đó đây là một loại thực phẩm lành mạnh cho người bị tiểu đường.
Hơn nữa, các hợp chất được tìm thấy trong nho thậm chí còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở 38 nam giới, những người uống 20 gam chiết xuất nho mỗi ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu so với những người không sử dụng.
Ngoài ra, hợp chất resveratrol có trong quả nho đã được chứng minh là làm tăng độ nhạy insulin, điều hòa chức năng glucose, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu.
Tăng cường sức khỏe cho mắt
Hàm lượng các chất resveratrol, lutein và zeaxanthin có trong quả nho giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
Một nghiên cứu của NCBI đã chỉ ra răng hợp chất resveratrol có tác dụng bảo vệ các tế bào võng mạc trong mắt người khỏi tia cực tím A. Nhờ đó trái nho có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), ngăn ngừa chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh mắt do tiểu đường.
Một số nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng các hai hợp chất lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
Cải thiện trí nhớ, tâm trạng và nâng cao hiệu quả tập trung
Ăn nho có thể có lợi cho sức khỏe não bộ và tăng cường trí nhớ. Cụ thể theo một cuộc nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 111 người lớn tuổi khỏe mạnh, việc 250 mg bổ sung nho mỗi ngày đã cải thiện đáng kể điểm số trong bài kiểm tra nhận thức đo lường sự chú ý, trí nhớ và kiến thức chung của họ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác ở những người trưởng thành trẻ khỏe mạnh cho thấy rằng uống khoảng 230 ml nước ép nho mỗi ngày giúp cải thiện cả tốc độ của các kỹ năng liên quan đến trí nhớ và tâm trạng trong 20 phút sau khi uống.
Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của hệ xương
Nho chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương như: canxi, magiê , kali, phốt pho, mangan và vitamin K.
Theo NCBI, các khoáng chất và hợp chất oxi hóa trong quả nho có tác dụng tăng cường sự hấp thụ can-xi và cải thiện mật độ xương.
Kháng khuẩn và nấm
Là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, nên ăn nho thường xuyến có tác dụng bảo vệ và cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, chiết xuất vỏ nho đã được chứng minh là có khả năng chống lại vi rút cúm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, ví dụ như E. Coli.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của PubMed Central, các hợp chất trong nho ngăn chặn sự lây lan vi rút herpes, thủy đậu và nhiễm trùng nấm men.
Làm chậm quá trình lão hóa và tăng tuổi thọ
Hợp chất resveratrol trong nho đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các bộ gen làm chậm lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Cụ thể, theo nghiên cứu, hợp chất này tác động đến một họ protein gọi là sirtuins – có liên quan trực tiếp đến việc quy định quá trình lão hóa tế bào.
Những lưu ý khi dùng nho
Gây ngộ độc hoặc dị ứng
Các protein chuyển hóa lipit trong quả nho có thể gây dị ứng với một số người. Nếu sau khi ăn nho có các triệu chứng: nổi mề đay, mẩn đỏ thì nên ngừng ăn loại quả này lại.
Ngoài ra, trên lớp vỏ quả nho hay có các vi khuẩn và nấm men cỡ nhỏ bám vào, nếu sơ chế không kỹ cũng có thể gây ngộ độc. Vì vậy, hãy chọn mua nho ở những nơi uy tín nhé.
Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc thời gian để lựa chọn nho, hãy sử dụng ngay dịch vụ đi chợ của bTaskee để có được những quả nho tươi ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình bạn nhé
Có thể gây tăng cân
Theo USDA, trong 100g nho chứa 69 calo. Vì thế, ăn quá nhiều nho trong ngày có thể làm cơ thể bị tích tụ lượng calo không cần thiết và dễ gây tình trạng tăng cân.
Không nên ăn nho khi đói
Trong quả nho xanh chứa nhiều axit salicylic, do đó nếu ăn nho khi đói bụng có thể gây kích thích dạ dày và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Một số các triệu chứng thường gặp là có thể gây nôn mửa, chướng bụng, đau thắt dạ dày, ruột.
Gây tương tác thuốc
Quả nho có thể gây tương tác với một số loại thuốc như: Phenacetin, Coumadin, Haldol. Ngoài ra, ăn nhiều ho cũng làm nồng độ máu trong cơ thể bị loãng. Do đó, khi đang sử dụg các loại thuốc đặc trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng loại quả này nhé.
Hạt nho có thể gây viêm ruột thừa
Khi đưa vào cơ thể, hạt nho rất khó bị tiêu hóa và có thể gây tắc ruột, viêm ruột thừa. Theo nghiên cứu, ngày càng có nhiều người bị mắc chứng bệnh viêm ruột thừa do thói quen ăn nuốt một số loại hạt trái cây không thể tiêu hóa được, ví dụ như nho.
>>> Xem ngay Cách Chọn Nho Mẫu Đơn Và Bảo Quản Nho Tươi Lâu
Câu hỏi thường gặp
- Người bị tiểu đường có nên ăn nho không?
Nho là một loại trái cây có chỉ số đường huyết nên rất thích hợp cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Xem thêm công dụng của nho đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Nho chứa bao nhiêu calo?
Theo USDA, trung bình trong 100g nho chứa 104kcal. Do đó nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng nên sử dụng một lượng vừa phải nho.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả nho và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy thường xuyên bổ sung nho vào thực đơn dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
Xem thêm bài viết rau củ quả:
- 7 Lợi Ích Sức Khỏe Quả Thanh Long Ít Người Biết
- Việt Quất Và 9 Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe
- Rau cải xoong Nhật – lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe gia đình bạn