Quy định số tầng nhà mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Cách tính toán ra sao? Cần lưu ý những điểm gì để tránh vi phạm pháp luật? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khái niệm cơ bản cần biết về số tầng nhà ở
Số tầng nhà ở có thể hiểu đơn giản là số tầng của một tòa nhà mà chủ nhân căn nhà mong muốn. Số tầng có thể phụ thuộc vào kiến trúc căn nhà và mục đích sử dụng các tầng của chủ căn nhà đó.
Ở Việt Nam mỗi tòa nhà sẽ có kết cấu khác nhau, nhưng hầu hết sẽ bao gồm các bộ phận tầng nhà sau:
- Tầng trệt: Là tầng tiếp xúc sát nhất với đường phố, nó thường được dùng để buôn bán kinh doanh hoặc làm văn phòng.
- Tầng hầm: Thường nằm dưới mặt đất của công trình, có chiều cao quá một nửa so với một tầng thông thường.
- Tầng áp mái: Là tầng cao nhất, có thể được sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng lưu trữ đồ cho gia đình.
Trước khi tiến hành thi công xây dựng nhà ở, chủ sở hữu cần chú ý tới số tầng nhà, đảm bảo phù hợp với khả năng chịu lực của ngôi nhà và mục đích sử dụng cá nhân cũng như chi phí dự trù.
Cách tính số tầng nhà theo đúng luật
Hiện tại, quy định tính số tầng nhà ở Việt Nam đang được thực hiện một cách khá nghiêm ngặt để bảo đảm sự an toàn cho người dân sinh sống. Cụ thể, công thức tính số tầng nhà được đưa ra như sau:
Số tầng của tòa nhà = Toàn bộ các tầng trên mặt đất (gồm cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) + tầng hầm.
Các quy định số tầng nhà ở
Hiện nay, quy định tính số tầng nhà ở được nêu rõ và chi tiết trong thông tư của bộ Xây Dựng để người dân có thể nắm bắt được. Những quy định này giúp tránh được những rủi ro cơ bản nhất trong quá trình xây dựng nhà ở. Cụ thể như sau:
- Quy định về nhà cao tầng: Chiều cao công trình nhà ở trung bình 1 tầng là 3m từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.
- Chiều cao giữa các tầng nhà từ tầng 2 trở đi tối đa là 3.4 m.
- Độ cao sàn tối đa là 3.5 m, tính từ độ cao sân thượng cho đến chân ban công, sê nô đối với trường hợp ban công vươn ra ngoài ranh lộ giới.
- Độ cao sàn nhà được làm tối đa ở mức 3.8 m.
- Đối với khu vực có đường lộ giới dưới 3.5m, chiều cao nhà sẽ được tính theo thước lỗ ban từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn tầng 1 (tầng 2)
- Độ cao sàn tối đa là 5.8 m: Với đường lộ giới trên 3.5 cho đến dưới 20m không được phép bố trí sân thượng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8 m.
Công việc bận rộn tại văn phòng khiến bạn không còn thời gian vệ sinh, dọn dẹp không gian sống? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong vàng nhanh nhẹn và chăm chỉ sẽ giúp bạn lấy lại không gian sống xanh – sạch – đẹp.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Nếu vượt quá số tầng nhà cho phép thì bị phạt như thế nào?
Theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, quy định số tầng xây nhà phải tuân thủ các quy định về chiều cao, mật độ xây dựng và các yêu cầu về an toàn công trình.
Nếu vi phạm các quy định đó, chủ đầu tư buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Cụ thể:
Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử,….: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo về dự án: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Một số lưu ý của quy định số tầng nhà công trình
Trong quá trình xây dựng nhà ở cao tầng, chủ sở hữu cần lưu ý một số quy định như sau:
- Thứ nhất, nhiều người hiểu lầm rằng “tầng trệt” chính là tầng 1 và tầng 1 để chỉ tầng trên nằm phía trên tầng trệt. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Xây dựng, tầng trệt sẽ được coi là tầng 1 và tầng 1 sẽ là tầng 2.
- Thứ hai, đối với các nơi không có quy định chi tiết về quy mô công trình, các nhà dân hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã được quy hoạch chi tiết sẽ được xây dựng số tầng nhà theo các quy hoạch chung của tuyến đường.
- Thứ ba, đối với khu đất có mục đích sử dụng không phù hợp với quy hoạch, hoặc không có phương án quy hoạch chi tiết, số tầng nhà sẽ được tính căn cứ theo công trình có diện tích lớn nhất trên toàn tuyến đường.
Câu hỏi thường gặp
- Số tầng nhà ở dân dụng tối đa được xây dựng là bao nhiêu?
Theo quy định của bộ luật Xây dựng, nhà ở dân dụng, riêng lẻ tại đô thị không được xây quá 4 tầng, nếu không có yếu tố tăng thêm chiều cao. Đồng thời, không được xây quá 5 tầng nếu nhà nằm ở trung tâm thành phố, trung tâm quận, huyện hoặc được xây trên khu đất rộng.
- Hệ số chiều cao khối nhà được tính như thế nào?
Hệ số chiều cao khối công trình là thước đo quan trọng trong thiết kế công trình nhằm kiểm soát được chiều cao tối đa của công trình. Hệ số này được tính bằng cách chia chiều cao của căn nhà cho chiều rộng của con đường phía trước.
- Các quy định về khoảng cách giữa các tòa nhà?
Quy định khoảng cách giữa các cạnh dài của tòa nhà phải lớn hơn hoặc bằng 1/2 chiều cao của công trình, nhưng ít nhất là 7m.
Có thể thấy quy định số tầng nhà ở hiện nay có vai trò quan trọng đối chủ đầu tư và chủ sở hữu công trình. Hy vọng những chia sẻ của bTaskee đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này.
>>> Xem thêm bài viết:
- Căn hộ cao cấp là gì? Mách bạn cách lựa chọn căn hộ tiện nghi, sang trọng?
- Tổng hợp đánh giá chi tiết về ưu và nhược điểm căn hộ officetel
Hình ảnh: Pinterest