Quy Trình Xây Nhà Trọn Gói Với 7 Bước Cơ Bản

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Xây dựng nhà ở là quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và cẩn trọng. Do đó, trước khi tiến hành thi công, bạn cần tìm hiểu kỹ quy trình xây nhà cụ thể. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì tham khảo ngay những chia sẻ của bTaskee nhé!

Bước 1. Tiến hành mua đất xây dựng

Khi tiến hành mua đất xây dựng, bạn nên chọn mảnh đất có nền móng vững chắc để giúp ngôi nhà được kiên cố. Ngoài ra, bạn cần xem xét một vài tiêu chí dưới đây:

  • Hướng đất: Tùy vào vận mệnh của gia chủ mà chọn hướng đất phù hợp nhất.

Ví dụ: Tuổi Tý nên mua mảnh đất hướng Đông Bắc, tuổi Sửu thì chọn hướng chính phía Bắc,…

  • Địa hình đất: Theo phong thủy ngũ hành, một mảnh đất đẹp sẽ sở hữu địa hình đất cao dần từ trước về sau (tụ khí). Vị thế này sẽ giúp đem lại cuộc sống đầy đủ và dư giả cho gia chủ.
  • Hình dạng đất: Hình vuông và hình chữ nhật là hai loại hình đất tốt. Không chỉ hợp về mặt phong thủy mà còn làm thiết kế nhà bạn trở nên vuông vắn và đẹp mắt hơn.
Lựa chọn hướng đất xây nhà hợp phong thủy, tránh hướng quỷ môn.
Lựa chọn hướng đất xây nhà hợp phong thủy, tránh hướng quỷ môn.

Bước 2. Lên kế hoạch tài chính 

Bạn nên lập kế hoạch tài chính xây dựng chi tiết cho quy trình xây nhà từ móng đến mái để thời gian thực hiện diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm những khoản tiền phát sinh. Về cơ bản, chi phí ước tính dùng để xây dựng được chia thành 3 phần:

  • Xây dựng cơ bản: Là các chi phí cần thiết để hoàn thiện phần khung cứng công trình. Bao gồm: Chi phí tư vấn/thiết kế bản vẽ + Chi phí thi công + Chi phí giám sát.
  • Phát sinh: Là khoản tiền sử dụng khi xảy ra sự cố, làm tăng thêm chi phí xây dựng so với kế hoạch ban đầu. Bạn nên dự trù khoảng 10 – 30% số tiền tính theo chi phí xây dựng cơ bản.
  • Hoàn thiện nội thất căn nhà: Chi phí này bao gồm hoàn thiện các phần sơn, lát gạch, lắp trần,….và cả việc sắm sửa trang thiết bị nội thất, tuy nhiên, khoản này có thể điều chỉnh theo nhu cầu và kinh tế gia đình.
Lập kế hoạch tài chính cho từng hạng mục xây nhà để đảm bảo tiến độ thực hiện.
Lập kế hoạch tài chính cho từng hạng mục xây nhà để đảm bảo tiến độ thực hiện.

Bước 3. Chuẩn bị các thủ tục theo tiêu chuẩn pháp lý

Trước hết, bạn cần chắc chắn rằng mảnh đất chuẩn bị xây dựng đã đảm bảo đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý có liên quan để tiến hành những bước sau. Một số giấy phép cơ bản liên quan đến xây dựng bao gồm:

  • Giấy phép di dời công trình.
  • Giấy phép xây dựng mới.
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo.
Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ pháp lý trước khi thi công xây dựng nhà ở.
Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ pháp lý trước khi thi công xây dựng nhà ở.

Tiếp theo, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây để xin giấy phép xây dựng:

  • Phù hợp với nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch.
  • Thiết kế xây dựng đảm bảo phù hợp theo quy hoạch.
  • Có chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép do các đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân đứng ra thực hiện.

>>> Xem thêm: Bỏ túi quy trình xây dựng móng đơn chuẩn kỹ thuật nhất hiện nay  

Bước 4. Chọn người tư vấn thiết kế

Bạn nên chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hoặc các chuyên gia trong một đơn vị thi công chất lượng.

Chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín và giàu kinh nghiệm.
Chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín và giàu kinh nghiệm.

Một vài yếu tố cần chú ý khi lựa chọn người tư vấn có thể kể đến như sau:

  • An toàn: Cần cam kết kết cấu ngôi nhà an toàn nhất trong suốt quá trình sử dụng.
  • Sở thích: Các đơn vị tư vấn đáp ứng được nhu cầu thiết kế bản vẽ theo sở thích và ý tưởng riêng của cá nhân gia chủ.
  • Phù hợp: Đảm bảo hài hòa với không gian, môi trường sống xung quanh, cũng như tính toán đầy đủ công năng tùy theo nhu cầu tài chính của gia đình.
  • Tiết kiệm: Các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ dự toán chi phí xây dựng toàn bộ căn nhà một cách tiết kiệm và ít phát sinh nhất. Từ đó, bạn sẽ chuẩn bị một khoản phù hợp để hạn chế gián đoạn quá trình xây dựng.

Căn nhà của bạn cần được làm sạch mỗi ngày nhưng bạn thì luôn bận rộn với công việc. Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn loại bỏ mọi vết bẩn, giữ gìn không gian sống sạch sẽ và thoáng mát.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Bước 5. Xây dựng phần thô

Quá trình tiến hành xây dựng phần thô sẽ diễn ra theo trình tự 2 bước cơ bản như sau:

  • Phần móng nhà: Là phần nền tảng chịu lực cho căn nhà của bạn. Thông thường phần móng nhà sẽ tiến hành xây dựng trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, tùy địa hình và kết cấu ngôi nhà của bạn.
  • Phần khung nhà: Bao gồm 3 bộ phận chính trong một hệ khung: Cột nhà, dầm nhà, bản sàn. Tùy diện tích ngôi nhà mà quá trình hoàn thiện phần khung cơ bản diễn ra trong khoảng từ 2 đến 4 tháng.
Tiến hành xây dựng phần thô theo bản thiết kế.
Tiến hành xây dựng phần thô theo bản thiết kế.

Lưu ý: Nếu muốn sửa đổi cần phải thảo luận, trao đổi kỹ với bên thiết kế để họ tư vấn, tránh gây ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.

Bước 6. Xây dựng những phần hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng đòi hỏi tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao, bao gồm các nhiệm vụ như trát tường, chống sét, láng sàn, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, ốp lát gạch, cấp thoát nước,… 

Sơn tường nhà trong hạng mục hoàn thiện để tăng tính thẩm mỹ.
Sơn tường nhà trong hạng mục hoàn thiện để tăng tính thẩm mỹ.

Vì đây là bước ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà nên cần lựa chọn các vật liệu chất lượng, bền bỉ với thời gian. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn loại sơn tương thích với từng khu vực vì đây là công đoạn sơn toàn bộ ngôi nhà.

Bước 7. Kiểm tra nghiệm thu công trình

Kiểm tra nghiệm thu công trình là bước cuối cùng trong quy trình xây nhà. Bao gồm thao tác cụ thể như sau:

  • Kiểm tra: Là việc kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy cách, kiểu dáng xuyên suốt thời gian xây nhà. Gia chủ nên cùng chủ thầu đối chiếu lại kết quả thực tế với bản vẽ, kiểm tra từng hạng mục thi công và nội dung phát sinh thật kỹ trước khi bàn giao nhà.
  • Nghiệm thu: Nghiệm thu phải được thực hiện với từng đầu việc và hạng mục công trình theo quy chuẩn của pháp luật. Các công đoạn bắt buộc phải hoàn thành bản vẽ trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là chứng cứ làm cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó.
  • Hoàn công: Là phần quan trọng nhất để mảnh đất được cấp sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được thực hiện theo quy định và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Nhà thầu thi công sẽ đảm nhiệm thực hiện công việc này.
Kiểm tra, giám sát công trình trước khi nghiệm thu, đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế.
Kiểm tra, giám sát công trình trước khi nghiệm thu, đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế.

>> Xem thêm: Những thông tin cơ bản về nhà hoàn thiện không nên bỏ qua 

Một số lưu ý của quy trình xây nhà

Để quy trình làm nhà diễn ra suôn sẻ, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây. Cụ thể:

  • Công trình từ ba tầng trở lên hoặc diện tích nhà lớn hơn 300m2 thì bạn phải tiến hành thăm dò địa chất để có bản thiết kế phù hợp, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng sau này.
  • Lưu ý lựa chọn các đơn vị thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề, chuyên gia, kỹ sư được đào tạo bài bản và nắm vững chuyên môn.
  • Phần kiến trúc hài hòa, kết cấu đảm bảo tính an toàn.
  • Hệ thống điện được thiết kế hợp lý, tránh bị quá tải hay hở mạch.
  • Các hệ thống khác như thoát nước, cáp viễn thông,… phải được bố trí hợp lý.
  • Không nên vì tiết kiệm thời gian và chi phí mà rút ngắn công đoạn thi công hoặc giảm bớt nguyên vật liệu cần thiết, kể cả đối với quy trình xây nhà cấp 4.
Thực hiện quy trình xây dựng nhà ở đầy đủ các bước để đảm bảo chất lượng công trình.
Thực hiện quy trình xây dựng nhà ở đầy đủ các bước để đảm bảo chất lượng công trình.

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên xây nhà vào mùa nào?

    Theo kinh nghiệm của chuyên gia, xây nhà vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Bởi xét trên khía cạnh kết cấu, bê tông đổ vào mùa này sẽ giãn nở nhiệt ít, không gây nứt và rò rỉ.
    Tuy nhiên, nhược điểm khi xây dựng vào mùa mưa là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm và thời gian làm nhà sẽ lâu hơn do trời mưa làm gián đoạn quá trình.

  2. Các hướng nhà xấu bạn nên tránh?

    Bạn nên tránh các hướng nhà sau:
    – Hướng nhà tuyệt mệnh.
    – Hướng nhà ngũ quỷ.
    – Hướng nhà họa hại.
    – Hướng nhà lục sát.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của bTaskee về quy trình xây nhà và giải đáp một số thắc mắc liên quan. Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan đến xây dựng nhà:

Hình ảnh: Pinterest.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services