Theo quan niệm dân gian xưa, tháng 7 âm lịch sẽ được xem là tháng cô hồn và ngày rằm tháng 7 là để “xá tội vong nhân”. Vậy nguồn gốc của tháng cô hồn thế nào và cần kiêng kỵ điều gì, cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé!
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì?
Ngày lễ Rằm tháng 7 là ngày lễ lớn của Phật giáo Việt Nam, ngoài ra còn được gọi là Lễ Vu Lan. Ngày này, con cái sẽ thể hiện sự biết ơn, tri ân và báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà. Ngoài ra, đây cũng là ngày lễ Xá tội vong nhân.
Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào?
Lễ Rằm tháng 7 năm 2023 nhằm vào ngày ngày 30/8/2023 dương lịch, thứ tư, tức ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão. Dân gian quan niệm rằng lễ cúng rằm không nhất thiết phải tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch, chủ cần cúng trước ngày và thể hiện thành tâm là được.
Sau đây, là bản tổng hợp ngày Rằm tháng 7 từ 2023 – 2030:
Năm | Ngày dương lịch | Thứ |
2023 | 30/08/2023 | Thứ tư |
2024 | 18/08/2024 | Chủ nhật |
2025 | 06/09/2025 | Thứ bảy |
2026 | 27/08/2026 | Thứ năm |
2027 | 16/08/2027 | Thứ hai |
2028 | 03/09/2028 | Chủ nhật |
2029 | 24/09/2029 | Thứ sáu |
2030 | 13/08/2030 | Thứ ba |
Nguồn gốc ngày rằm tháng 7
Tháng 7 cô hôn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc, cho rằng đây là thời gian Diêm Vương mở Quỷ môn quan. Theo đó, các vong linh, ma quỷ sẽ đến dương gian để quậy phá, thế nên người xưa cho rằng đây là tháng đen đuổi và dễ gặp tai bay vạ gió.
Tại Việt Nam, trong cuốn “Tục thờ cúng của người Việt” của tác giả Bùi Xuân Mỹ cũng đã từng nhắc về nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7. Theo đó, các tội nhân ở cõi âm sẽ được tha một ngày và gia đình ở dương gian đốt vàng mã, cúng gia tiên và tung kinh độ trì cho họ.
Còn trong cuốn “Phong tục thờ cúng của người Việt” được phát hành bởi NXB Văn hóa Thông tin. Đã nhắc đền rằng Rằm của tháng 7 là ngày Xá tội vong nhân, nhiều người sẽ bày cúng các lễ vật ở trước sân, đường phố,… với các lễ vật như: Bánh đa, ngô bắp, khoai lang, trứng luộc…
>> Có thể bạn nên biết: Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Nên Chuẩn Bị Những Gì?
Giới thiệu về ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 âm lịch
Ngày Rằm của tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ý nghĩa Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan xuất phát từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật. Sau khi nghe mẹ ông bị lưu đày tại Ngạ Quỷ, vì thương bà mà đã dùng phép đến tìm và dâng cơm cho mẹ nhưng vừa đến miệng thì mẹ lại biến tan thành lửa.
Mục Kiền Liên vì đau lòng nên đã tìm cách cứu mẹ và Phật nói nói không thể và chỉ có một cách duy nhất là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương thì mới có thể giải cứu. Ngày phù hợp để cung thỉnh chư tăng nhất chính là rằm tháng 7, ông đã nghe theo và cứu được mẹ của mình.
Về sau Rằm tháng 7 đã trở thành lễ vu lan báo hiếu, đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng nhớ thương, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lễ Vu Lan ngày càng phổ biến và trở thành dịp để báo hiếu cha mẹ của người Việt.
Rằm tháng 7 âm lịch được biết đến là ngày Xá tội vong nhân
Theo cuốn “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh” thì việc cúng cô hồn tháng 7 liên quan đến chuyện giữa A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. Vào buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì bị một con ngạ quỷ khô gầy miệng nhả lửa bước đến.
Quỷ nói, sau ba ngày A Nan chết và sẽ luân hồi thành quỷ miệng lửa mặt cháy như vậy. A Nan sợ quá liền nhờ quỷ bày cách để tránh khổ đồ thì Quỷ bảo hãy cho bọn ngạ quỷ thức ăn và cúng dường Tam Bảo thì sẽ được tăng thọ và sanh về cõi trên.
A Nan đã thưa chuyện với đức Phật và được đặt bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tăng thêm phúc phần. Về sau, ngày rằm tháng Bảy trở thành ngày “xá tội vong nhân” để ma quỷ trở lại dương thế.
Những điều kiêng kỵ cần tránh và điều nên làm trong ngày Rằm tháng 7 (tháng cô hồn)
Dân gian ta từ xưa đã truyền miệng nhau rất nhiều điều cần kiêng kỵ trong tháng cô hồn với quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, một số điều như sau:
- Kiêng đi chơi đêm: Vào tháng 7 thì Quỷ môn quan sẽ được mở cho ma quỷ, cô hồn trở lại cởi trần. Thế nên, cần tránh đi chơi đêm vì đây là thời gian âm khí nặng nhất. Ngoài ra, cũng tránh để bị ma quỷ trêu ghẹo hay quấy nhiễu.
- Kiêng nhặt tiền rơi: Khi làm lễ cúng trong tháng cô hồn, nhiều người rải tiền lẻ để mua chuột quỷ đầu trâu mặt ngựa hay bố thí cho vong hồn. Thế nên, nếu nhặt được tiền có thể đó là tiền cúng và phải hứng chịu những tai họa, rủi ro thay cho người rải tiền hoặc có thể bị ma quỷ quấy nhiễu.
- Kiêng đốt vàng mã linh tinh: Vào tháng 7 âm lịch sẽ có nhiều người đốt vàng mã nhưng vẫn nên cẩn thận khi đốt. Không được đốt một cách tùy tiện vì có thể khiến ma quỷ bám lấy bạn để kiếm chác và làm phiền.
- Kiêng ăn vụng đồ cúng cô hồn: Việc trẻ con ăn vụng đồ cúng vẫn thường xảy ra, tuy nhiên người lớn nên canh cẩn thận tránh để trẻ ăn vụng cho đến khi hương cháy hết và hoàn tất nghi thức. Việc ăn trước sẽ khiến ma quỷ tức giận và gây rối.
- Kiêng chi khoản tiền lớn: Những người kinh doanh, thường xuyên chi ra một khoảng tiền lớn sẽ kiêng xuất tiền, trả nợ trong ngày mùng 1 Âm lịch, vì sợ hao tài tán lộc. Với tháng cô hồn, thường sẽ kiêng kéo dài qua rằm hoặc thậm chí hết tháng.
Câu hỏi thường gặp
- Cúng Rằm tháng 7 ngày nào tốt nhất?
Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng 7 có diễn ra từ ngày 17/8 đến 30/8 (từ ngày 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7). Thông thường, ngày cúng rằm đem nhất là 13/7 âm lịch. Trong ngày này có thể cầu thần tài và đạt được nhiều may mắn.
- Rằm tháng 7 nên cúng vào giờ nào thì tốt?
Cúng Rằm vào tháng 7 sẽ được chia thành ba lễ chính, với thời gian cúng phù hợp cụ thể như sau:
– Cúng thần linh: Cúng Phật, các vị Bồ tát và những vị Thánh thần trong Phật Giáo,… Thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch, chọn cúng vào ngày Rằm từ 10 giờ đến 12 giờ vì đây là thời gian ít ma quỷ xuất hiện.
– Cúng gia tiên: Đây là lễ cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ,… thường diễn ra vào ngày 13/7 âm lịch. Thường diễn ra từ 10 giờ đến 12 giờ.
– Cúng chúng sinh: Những vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân để thờ cúng. Việc thờ cúng chung sinh được thực hiện trước 12 giờ vào ngày 15/7 âm lịch. - Những lễ vật được sử dụng để cúng Rằm tháng 7 là gì?
– Mâm cúng Phật: Ngũ quả, xôi, rau củ xào, cơm chay, canh nấm,…
– Mâm cỗ cúng thần linh: Hoa tươi, trái cây, xôi, gà luộc, trà, bánh chưng, rượu…
– Mâm cúng gia tiên: Hoa quả, cơm chay, xôi mặn, trà rượu, nhang đèn, vàng mã…
– Mâm cúng cô hồn: Hoa quả, muối gạo, bỏng ngô, tiền lẻ, kẹo bánh, cháo trắng nấu lỏng, nhang, nến…
Qua những thông tin bTaskee chia sẻ trên, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về Rằm tháng 7 và nguồn gốc của ngày lễ này. Việc cúng Rằm của tháng 7 là điều vô cùng cần thiết để xóa bỏ những điều xui rủi và mang lại vận may mà mọi người không bỏ qua.
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Những Cây Kiêng Kỵ Trồng Trước Nhà Nhất Định Phải Biết
- Thắp Hương Bao Lâu Thì Hạ Lễ? Lưu Ý Khi Thắp Hương
- Cách Làm Gà Cúng Vàng Đẹp, Đơn Giản Và Nhanh Chóng
Hình ảnh: Sưu tầm.