Rau câu nước cốt dừa là món tráng miệng quen thuộc, chinh phục nhiều người bởi hương thơm đặc trưng và vị ngọt béo của nước dừa. Nhiều người thắc mắc thạch rau câu dừa bao nhiêu calo? Ăn rau câu dừa có béo không? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé!
Rau câu dừa bao nhiêu calo?
Rau câu dừa được nhiều người yêu thích với mùi thơm đặc trưng, mềm mịn, thanh mát, thường được dùng làm món tráng miệng trong những ngày hè oi bức. Thông thường, món ăn được chế biến từ nhiều thành phần quen thuộc như trái dừa non, nước cốt dừa, đường, lá nếp, bột rau câu,…
Do có vị ngọt và béo từ nước cốt dừa nên không ít người thắc mắc rau câu nước cốt dừa bao nhiêu calo, thạch dừa bao nhiêu calo hay 100gr rau câu dừa bao nhiêu calo?
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được công bố bởi Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế thì hàm lượng calo có trong các loại rau câu dừa phổ biến hiện nay như sau:
Rau câu nước dừa: 80 calo/100g.
Rau câu nước cốt dừa: 38 calo/100g.
Thạch dừa: 17 calo/100g.
Ăn rau câu dừa mang lại lợi ích gì cho cơ thể?
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Nhiều người băn khoăn ăn rau câu dừa có béo không thì đáp án là không. Ngược lại, món ăn này còn hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân. Thành phần của rau câu dừa chứa hàm lượng protein khá cao (0.34g/100g), không chứa chất béo và lượng calo tương đối thấp.
Bản chất của rau câu khi vào cơ thể sẽ nở to gấp 2 – 3 lần ban đầu cộng thêm lượng protein dồi dào sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng thèm ăn.
Cung cấp collagen giúp tái tạo da
Rau câu dừa làm từ gelatin, rất giàu axit aspartic giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen hỗ trợ tái tạo làn da, ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời các axit amin tự nhiên có trong rau câu dừa có tác dụng hình thành các tế bào mới, giúp làn da luôn căng bóng, mềm mịn.
Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 đăng trên Tạp chí Journal of the Science of Food and Agriculture thì việc tiêu thụ collagen từ thạch rau câu có tác dụng cải thiện độ ẩm trên khuôn mặt, đồng thời giảm nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa ở người trung niên.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau câu được làm từ cây rong biển, thành phần chính là alga alkane mannitol, rất ít calo. Chất này có tác dụng kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Vì thế, ăn rau câu dừa sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón.
Đồng thời, trong rau câu còn có chứa axit glutamic, có tác dụng kích thích sản xuất dịch vị, giúp cho lớp niêm mạc trong dạ dày luôn khỏe mạnh để thực hiện trao đổi chất tốt hơn.
>> Xem thêm: Lưu ngay cách làm thạch củ năng thơm ngon, giòn mịn tại nhà
Giúp cơ thể thải độc, giảm lượng cholesterol
Rau câu dừa là món ăn thanh mát nên được lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Món tráng miệng này có chứa thành phần fertile clement giúp lưu thông máu, loại bỏ các chất cặn bã và độc hại.
Ngoài ra, thạch rau câu dừa không chứa cholesterol, do đó hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở những người bị bệnh cao huyết áp.
>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Các Cách Giảm Cân Cấp Tốc An Toàn Và Khoa Học
Bạn muốn gia đình có những bữa cơm thơm ngon và đầm ấm tại nhà nhưng công việc bận rộn khiến bạn không có thời gian vào bếp? Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong vàng sẽ giúp bạn có những bữa ăn hấp dẫn mà không cần tới hàng quán chật chội.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Hướng dẫn công thức làm rau câu dừa ngon, đơn giản tại nhà
Công thức rau câu dừa cho người ăn kiêng
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước dừa: 1.3 -1.5l (khoảng 2 trái).
- Bột rau câu dẻo: 15g.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Cho bột rau câu dẻo vào một tô lớn, trộn đều. Sau đó cho nước dừa tươi vào và khuấy tan hỗn hợp.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa khuấy vào nồi và đun sôi trên bếp với lửa nhỏ. Khi nhận thấy nước rau câu sôi thì vớt bỏ bọt trên mặt để giữ độ trong và tắt bếp.
- Bước 3: Đổ phần nước rau câu vừa nấu vào khay và đợi rau câu nguội thì bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 giờ.
- Bước 4: Lấy rau câu ra khỏi khay, cắt miếng vừa ăn và thưởng thức thành quả.
Thành phẩm
Rau câu nước dừa cho người ăn kiêng có màu trong vắt, không bị đục. Khi ăn cảm nhận vị thơm của nước dừa và bột rau câu. Miếng thạch mềm mịn, ngọt nhẹ không bị sượng.
Công thức rau câu nước cốt dừa thơm béo
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước dừa tươi: 1.3 -1.5l (khoảng 2 trái)
- Đường trắng: 100g
- Nước cốt dừa: 50ml
- Bột rau câu dẻo hoặc bột gelatin: 15g.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Cho bột rau câu dẻo hoặc bột gelatin và đường trắng vào nồi và trộn đều. Tiếp đến, đổ vào bên trong từ 1.3 – 1.5l nước dừa tươi và dùng muỗng để khuấy tan hỗn hợp.
- Bước 2: Cho nồi lên bếp, đun sôi rau câu ở mức lửa nhỏ. Khi hỗn hợp bên trong sôi lên thì hạ lửa ở mức thấp nhất, khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ và vớt hết bọt nổi trên mặt rồi tắt bếp.
Nếu bạn sử dụng lá gelatin thay vì bột gelatin thì không cho ở bước 1 mà đợi khi hỗn hợp nước dừa + đường trắng sôi lên thì mới bỏ vào và khuấy đều cho tan ra.
- Bước 3: Cho phần nước rau câu vừa nấu thành 2 phần. Sử dụng một phần nước trộn chung với 50ml nước cốt dừa để tạo phần rau câu có màu trắng.
Đổ phần nước rau câu trong xuống khay, tiếp đến đổ phần nước rau câu cốt dừa lên phía trên sau đó để nguội và cất vào tủ lạnh từ 2 – 3 tiếng để làm mát.
- Bước 4: Lấy rau câu ra khỏi khay, dùng dao cắt thành miếng vừa ăn, xếp lên đĩa và thưởng thức.
Lưu ý: Bạn cũng có thể tận dụng trái dừa ban đầu để làm khay đựng rau câu. Cách đổ nước rau câu vào trái dừa cũng thực hiện tương tự.
Thành phẩm
Món rau câu sữa dừa hai lớp gây ấn tượng với phần dáy trong vắt và phần bên trên có màu trắng sữa. Ngửi qua sẽ cảm nhận ngay mùi thơm đặc trưng của dừa và bột gelatin.
Khi ăn thì lớp rau câu mềm mịn, mát lạnh như tan trong miệng, vị ngọt vừa phải, kết hợp chút béo của nước cốt dừa.
>> Xem thêm: Bỏ túi công thức nấu chè thạch xanh thơm ngon, ngọt lịm tại nhà
Câu hỏi thường gặp
- Những ai không nên ăn rau câu dừa?
Một số đối tượng nên hạn chế ăn rau câu trái dừa gồm có:
– Bệnh nhân tiểu đường.
– Người có tiền sử về sỏi thận.
– Người mắc bệnh về dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
– Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bột rau câu hoặc nước cốt dừa. - Làm thế nào để bảo quản rau câu cốt dừa?
Rau câu nước cốt dừa muốn bảo quản được lâu nên bỏ vào trong tủ lạnh để duy trì độ tươi ngon và tránh vi khuẩn phát triển. Với cách này có thể kéo dài hạn sử dụng từ 3 – 5 ngày.
- Có thể thay đổi hương vị của rau câu nước cốt dừa không?
Có thể. Nếu muốn đổi hương vị của rau câu nước cốt dừa thì bạn sử dụng các loại nước cốt như nước cốt chanh, nước cốt dứa hoặc nước cốt xoài. Ngoài ra cũng có thể thêm trái cây tươi hoặc hạt mứt vào rau câu để tạo thêm màu sắc và hương vị độc đáo.
Trên đây, bTaskee đã chia sẻ những thông tin chi tiết giúp bạn trả lời câu hỏi rau câu dừa bao nhiêu calo? Bên cạnh đó là hai cách làm rau câu dừa siêu ngon, không béo. Đừng quên lưu lại công thức để trổ tài làm món tráng miệng siêu ngon này cho gia đình và bạn bè nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Bật mí cách ăn sữa chua không gây tăng cân và tốt cho sức khỏe
- Tổng hợp lợi ích và cách ăn sữa chua không đường tốt cho sức khỏe
- 10+ Cách Giảm Cân Đơn Giản Hiệu Quả Không Dùng Thuốc
Hình ảnh: Pinterest