Sắm Lễ Nhập Trạch Gồm Những Gì? Danh Sách Đồ Cúng Đầy Đủ Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
sắm lễ nhập trạch gồm những gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng trong văn hóa Việt Nam khi chuyển về nhà mới nhằm thể hiện sự tôn tính với thần linh và tổ tiên. Vậy sắm lễ nhập trạch gồm những gì để đảm bảo đầy đủ mâm lễ và đúng phong tục?

Bài viết dưới đây của bTaskee sẽ tổng hợp danh sách lễ vật cúng nhập trạch cần có để giúp gia chủ đón nhận may mắn, bình an trong ngôi nhà mới.

Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Là Gì?

Lễ cúng nhập trạch nhà mới có ý nghĩa cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình cho khởi đầu mới. Đồng thời, nghi thức thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh, Thổ Công, Thổ Địa. Đây là cách để xin phép các vị thần cai quản đất đai, giúp gia đình an cư lạc nghiệp, phù hộ cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên trong nhà.

Sắm Lễ Nhập Trạch Gồm Những Gì? Mâm Cúng Nhập Trạch Nên Cúng Những Gì?

Sắm lễ nhập trạch gồm mâm ngũ quả, hoa tươi, mâm cơm cúng (chay hoặc mặn) và các lễ vật khác như nến, hương (nhang), nước, trà, rượu.

Ngũ Quả (Trái Cây) Và Hoa Tươi

  • Mâm ngũ quả: gồm 5 loại trái cây khác nhau như chuối, bưởi, táo, cam, xoài tượng trưng cho tương sinh ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
  • Hoa tươi: Các loại hoa nên cắm khi về nhà mới thường là hoa cúc tượng trưng cho sự tươi mới, tinh khiết và thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và tổ tiên.

Mâm Cơm Cúng

Mâm Cúng Chay

Mâm cúng chay thường bao gồm:

  1. Mâm ngũ quả
  2. Trầu cau têm cánh phượng: Tượng trưng cho sự gắn kết
  3. Bánh kẹo: Mang ý nghĩa ngọt ngào, may mắn

Mâm Cúng Mặn

Mâm cúng mặn thường có:

  1. Gà luộc tạo hình “cánh tiên”
  2. Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh: Tượng trưng cho may mắn, sung túc
  3. Mâm tam sên: Gồm thịt lợn, tôm/cua và trứng luộc thể hiện sự thịnh vượng, no đủ và phát triển.
Mâm cúng các món mặn cho lễ nhập trạch thể hiện sự đủ đầy, sung túc khi về nhà mới.
Mâm cúng các món mặn cho lễ nhập trạch thể hiện sự đủ đầy, sung túc khi về nhà mới.

Các Vật Dụng, Đồ Dùng Khác

  • Nến, hương: 2 cây nến và hương (nhang) trầm hòa quyện tạo nên không gian linh thiêng, thể hiện sự tôn kính.
  • Nước, trà, rượu: Mỗi loại 3 chén, tượng trưng cho sự kết nối giữa trời, đất và con người.

>> Bạn có biết?

Về Nhà Mới Mang Gì Vào Trước Để Rước May, Tránh Hạn?

Hướng Dẫn Chi Tiết 2 Bước Thực Hiện Nghi Lễ Nhập Trạch

Bước 1: Chọn Ngày Giờ Tốt Để Chuẩn Bị Cho Lễ Nhập Trạch

Theo các chuyên gia phong thủy, nguyên tắc chọn ngày giờ tốt để nhập trạch là tránh các ngày xung khắc và chọn thời điểm thuận lợi.

Ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo được xem là thời gian thuận lợi giúp tránh nhiều điều xui xẻo. Bên cạnh đó, việc xem tuổi của gia chủ, hướng nhà cũng đảm bảo mọi việc được diễn ra suôn sẻ.

Nếu không có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, gia chủ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để xem ngày giờ lành.

Ngoài ra, nên tránh các ngày như:

  • Ngày xấu: thường sẽ là những ngày 13,18,27,28 vì đó thường là các ngày không hợp tuổi hoặc ngày có sao xấu (Nguyệt Kỵ, Nguyệt Tận).
  • Ngày tang lễ: tránh chọn các ngày này vì mang lại không khí u ám, không tốt cho khởi đầu mới.
  • Ngày sát chủ: như các ngày có sao Tam Nương, Thập Ác, Dương Công, Nguyệt Kỵ… thường được xem là ngày không may, gia chủ cần tránh nếu không muốn rước họa vào thân.
Gia chủ đọc văn khấn nhập trạch để xin phép thần linh chuyển vào nhà mới.
Gia chủ đọc văn khấn nhập trạch để xin phép thần linh chuyển vào nhà mới.

Bước 2: Tiến Hành Làm Lễ

Gia chủ và gia đình cần thực hiện theo thứ tự các bước sau:

  1. Gia chủ dẫn đầu: Bước chân phải vào nhà, mở đường cho may mắn. Đi qua bếp than hồng được đặt sẵn trước cửa.
  2. Sắp đặt lễ vật: Gia chủ sẽ sắp xếp các lễ vật lên bàn thờ và thắp hương dâng lên thần linh và tổ tiên.
  3. Thắp hương khấn vái:  Gia chủ đọc văn khấn nhập trạch nhà mới với tâm thành.
  4. Sau khi hoàn tất lễ cúng, gia chủ tự tay đun nước sôi trên bếp với ý nghĩa “khai hỏa”, khởi đầu cho sự sống trong ngôi nhà mới.
  5. Khi hương đã cháy hết, gia chủ hạ lễ, đốt giấy tiền vàng mã và thực hiện chia lễ cho các thành viên trong gia đình.

3 Điều Cần Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Mâm Lễ Nhập Trạch

Để nghi thức nhập trạch được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần lưu ý 3 điều sau:

  1. Lựa chọn lễ vật phù hợp và phân biệt rõ nên cúng mâm mặn hay chay, đồng thời đảm bảo chọn món tươi ngon, chất lượng và đủ số lượng.
  2. Gia chủ nên lập danh sách các lễ vật cần chuẩn bị, thời gian cúng để chuẩn bị đầy đủ và tránh thiếu sót.
  3. Mâm cúng cần sắp xếp gọn gàng, đúng cách và đặt ở vị trí trang trọng.

>> Bạn có biết?

Những Đồ Vật Không Nên Mang Về Nhà Mới Kẻo Rước Xui, Tán Lộc Là Gì?

Nên chọn những lễ vật tươi ngon, chất lượng thể hiện sự tôn trọng với gia tiên.
Nên chọn những lễ vật tươi ngon, chất lượng thể hiện sự tôn trọng với gia tiên.

Câu Hỏi Liên Quan

Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu?

Theo các chuyên gia, mâm cúng về nhà mới cần được đặt những nơi trang trọng, sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh. Gia đình có thể cúng trực tiếp trên bàn thờ hoặc nếu chưa có bàn thờ, mâm cúng có thể đặt một góc yên tĩnh trong phòng khách.

Mâm cúng cần đặt quay về hướng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ thường là hướng Đông, Đông Nam hoặc Bắc để đón nhận tài lộc và sinh khí.

Cúng Nhập Trạch Bao Nhiêu Cây Nhang?

Khi cúng nhập trạch thường sẽ thắp từ 1-3 cây nhang là phổ biến nhất. Số 3 tượng trưng cho “Thiên-Địa-Nhân” thể hiện sự kết nối giữa trời, đất và con người. Tránh thắp nhang số chẵn như 2 hay 4 cây vì số chẵn được xem là biểu tượng của tang thương.

Bày Trí Mâm Cúng Cho Lễ Nhập Trạch Thế Nào Cho Đúng?

Mâm cúng sẽ được đặt ở vị trí sạch sẽ, yên tĩnh, tốt nhất là đặt trên bàn thờ. Nhang sẽ được đặt ở giữa mâm cúng. Tránh đặt mâm cúng ở những nơi có không gian u ám như dưới cầu thang, đảm bảo các lễ vật luôn sạch sẽ, tươi ngon, đủ số lượng.

Có Nên Sử Dụng Hoa Giả Trong Mâm Cúng Nhập Trạch Không?

Không nên sử dụng hoa giả trong mâm cúng nhập trạch vì hoa là biểu tượng của sự tươi mới, sinh khí và lòng thành của gia đình dành cho các vị thần linh và tổ tiên. Do đó, theo quan niệm hoa tươi mới có thể thể hiện được tất cả những ý nghĩa này!

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về danh sách lễ vật sắm lễ nhập trạch gồm những gì. Đồng thời gia đình cũng cần lưu ý đến những nghi thức cúng lễ về nhà mới để có sự khởi đầu suôn sẻ. Đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm về những thông tin hữu ích khác nhé!

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services