Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng bếp từ hay bếp hồng ngoại? Cùng bTaskee tìm ra lựa chọn tốt nhất, phù hợp với gia đình qua các so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại bên dưới nhé!
Bếp từ là gì?
Bếp từ là một thiết bị nấu ăn thông minh sử dụng điện để có thể hoạt động. Bếp từ có khả năng làm giảm thời gian nấu ăn xuống và giảm sự thất thoát nhiệt vô cùng hiệu quả.
Khi bếp từ hoạt động, dòng điện sẽ qua mâm từ được đặt bên dưới mặt kính của bếp từ. Từ đó, dòng từ trường bên trên mặt bếp được sinh ra và làm nóng những dụng cụ có đế nhiễm từ.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
Để có thể sử dụng thành thạo, người sử dụng cần biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ. Cấu tạo của bếp từ hiện nay thường có 3 phần chính bao gồm:
- Phần mặt kính: Một chiếc bếp từ chắc chắn phải có mặt kính cao cấp chống trầy, chịu nhiệt tốt. Loại kính có thể đáp ứng yêu cầu đó là kính ceramic, nó sẽ giúp chiếc bếp từ của gia đình bạn có thể bảo vệ được các linh kiện bên trong.
- Mâm từ: Có thể tạo ra từ trường nhờ cấu tạo của cuộn dây có dòng điện chạy qua. Bên trong phần mâm từ có lõi dây dẫn từ làm bằng vật liệu từ mềm, chúng giúp nam châm điện trong mâm từ có thể điều khiển khi có dòng điện chạy qua vô cùng dễ dàng. Mâm từ là linh kiện vô cùng quan trọng để tạo ra nhiệt cho các thiết bị.
- Hệ thống tản nhiệt và bo mạch: Bộ phận tản nhiệt là một hệ thống tuần hoàn hoạt động lặp đi lặp lại đưa khí nóng ra bên ngoài và mang khí mát vào bên trong bếp từ. Các bộ phận tản nhiệt gồm quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt và khe thoát nhiệt. Bo mạch đóng vai trò rất quan trọng, chúng quyết định toàn bộ các hoạt động của bếp từ.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Khi bắt đầu hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng và sinh ra từ trường.
Đáy nồi được làm từ những vật liệu nhiễm từ nên khi nằm trong từ trường các phân tử ở đáy nồi sẽ giao động và sinh ra nhiệt.
Phân loại bếp từ
Bếp từ có 5 loại phổ biến sau đây:
- Bếp từ đơn: Đây là loại bếp từ thích hợp cho người độc thân hoặc gia đình có 2 người. Loại bếp này rất dễ di chuyển do có kiểu dáng nhỏ gọn.
- Bếp từ đôi: Bếp từ đôi có 2 vùng nấu, giúp nấu nướng nhanh chóng và tiện lợi.
- Bếp từ 3 vùng nấu trở lên: Đây là bếp giúp các chị em nội trợ tăng năng suất nấu ăn và tiết kiệm được thời gian nấu nướng.
- Bếp từ âm: Bếp từ âm thể hiện được sự sang trọng và hiện đại trong tính thẩm mỹ của gia chủ.
- Bếp từ hồng ngoại: Đây là loại bếp có sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại. Bếp được thiết kế giúp không gian bếp nhà bạn thêm sự sang trọng.
Ưu, nhược điểm của bếp từ
Hiện nay bếp từ được rất nhiều người sử dụng do có các ưu điểm sau đây:
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Nhiệt được sinh ra tiếp xúc trực tiếp với nồi nên không bị thất thoát.
- Mặt bếp được thiết kế sang trọng và rất dễ để vệ sinh.
- Không thải ra CO2.
- Có rất nhiều kiểu mẫu phù hợp với nhiều sở thích.
Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì bếp từ vẫn còn một số nhược điểm:
- Khó khăn trong việc phải lựa chọn nồi có đáy nhiễm từ.
- Chỉ có thể hoạt động khi có điện.
- Giá của bếp tương đối cao.
Bếp hồng ngoại là gì?
Bếp hồng ngoại là một loại bếp điện có cơ chế hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Các dòng điện trong bếp sẽ đốt nóng cuộn dây điện trở bên trong để tạo ra nhiệt và từ đó truyền đến bề mặt bếp, làm nóng nồi và chín thức ăn.
Nếu bạn không có thời gian nấu ăn hoặc không biết hôm nay nên ăn gì, hãy tham khảo ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Cơm nhà của bTaskee luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng một cách nhanh chóng!
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch dịch vụ ngay hôm nay.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại có cấu tạo gồm 6 phần chính, cụ thể là:
- Thân và đáy bếp: Bảo vệ các bo mạch điện tử ở trong bếp.
- Quạt tản nhiệt: Có tác dụng làm mát các vi mạch điện tử và linh kiện để bếp hoạt động lâu, bền hơn.
- Bộ vi mạch điện tử chứa mạch điều khiển và mạch công suất: Vai trò quan trọng giúp bếp hoạt động và đảm nhận một số nhiệm vụ như so sánh tín hiệu, điều chỉnh công suất làm việc cho phù hợp.
- Mâm nhiệt: Nơi sản sinh nhiệt làm nóng cho mặt kính khu vực đặt nồi, chảo để nấu ăn.
- Cảm biến nhiệt: Nhận diện, so sánh nhiệt độ của bếp và đưa thông tin về mạch điều khiển.
- Mặt kính: Bảo vệ các bộ phận bên trong bếp, chống trầy xước và giúp người dùng vệ sinh dễ dàng sau khi sử dụng.
Bếp hồng ngoại sẽ dùng các bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại để tạo nhiệt độ để nấu thức ăn. Khi đó, dòng điện sẽ được truyền đến bộ phận dây mayso hay bóng halogen và đồng thời, nhiệt từ đây sẽ truyền ra bên ngoài. Lúc này, mặt kính của bếp cũng tập trung năng lượng ở mâm nhiệt rồi truyền đến nồi, chảo để nấu chín thức ăn.
Phân loại bếp hồng ngoại
Trên thị trường hiện nay, bếp hồng ngoại có thể chia thành 4 loại phổ biến là:
- Bếp hồng ngoại âm: Thường có 2 vùng nấu trở lên và vì lắp đặt âm nên bếp sẽ cố định, không thể di chuyển vị trí theo ý muốn sau này.
- Bếp hồng ngoại đơn: Thiết kế đơn giản với một chỗ nấu, không chiếm nhiều diện tích trong bếp.
- Bếp hồng ngoại đôi: Sở hữu nhiều chức năng cải tiến hơn bếp đơn và có 2 vùng nấu ăn bằng kích thước giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian nấu ăn hơn.
- Bếp có 3 vùng nấu trở lên: Sẽ có nhiều vùng nấu ăn hơn và có công suất nấu nhanh, có thể tận dụng để chế biến nhiều món ăn cùng lúc.
Ưu và nhược điểm của bếp hồng ngoại
Điểm cộng của bếp hồng ngoại được người dùng đánh giá và công nhận như:
- Thoải mái sử dụng các loại nồi, chảo phổ biến trên thị trường mà không sợ hư hỏng hay không tương thích với thiết bị.
- Tiết kiệm thời gian nấu nhờ công suất hoạt động mạnh mẽ của bếp.
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi sau khi sử dụng nhờ mặt kính thường có chất liệu cao cấp, hạn chế trầy xước.
- Bếp hồng ngoại thường có các tính năng thông minh như: cảnh báo mặt bếp quá nóng, khóa trẻ em, ngắt tự động khi sức nóng quá tải,… nên độ an toàn được đảm bảo.
Bên cạnh những ưu điểm trên, bếp hồng ngoại cũng có một số hạn chế là:
- Những vòng ánh sáng chói mắt tại vùng nấu khiến nhiều người dùng khó chịu khi sử dụng.
- Phạm vi phát nhiệt lớn nên khả năng hư hỏng vi mạch điện tử khá cao.
- Nhiệt còn phát tán khu vực xung quanh nhiều nên không tiết kiệm năng lượng cao.
- Dễ bị bỏng nếu không chú ý an toàn bởi nhiệt độ phát ra khá cao.
>>>Xem thêm: Cách Sử Dụng Bếp Hồng Ngoại An Toàn, Hiệu Quả Nhất
So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại
Nhìn chung, cả hai loại bếp đều có hiệu quả nấu ăn nhanh, dễ dàng vệ sinh và diện tích bếp nhỏ gọn. Thế nhưng, mỗi bếp lại có một số điểm khác nhau, cụ thể ở bảng so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại dưới đây.
Yếu tố | Bếp từ | Bếp hồng ngoại |
Độ bền | Khoảng 7 – 10 năm. | Khoảng 5 – 7 năm. |
Nguyên lý hoạt động | Nguyên lý gia tăng nhiệt độ nhờ từ trường. | Nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. |
Hiệu suất, thời gian nấu | Hiệu suất trên 90%, không tốn thời gian làm nóng mặt kính nên thời gian nấu nhanh hơn. | Hiệu suất khoảng 60%, tốn thời gian nấu hơn vì phải làm nóng mặt bếp để truyền nhiệt lên nồi. |
Chất liệu nồi, chảo phù hợp | Chỉ dùng được với dụng cụ nấu có đáy nhiễm từ tính. | Dùng được đa dạng loại nồi, chảo có chất liệu: gang, inox, thủy tinh,… |
Độ an toàn | Khả năng bỏng ít hơn vì nhiệt chủ yếu truyền qua nồi, chảo. Nếu bếp nấu trong thời gian ngắn, bạn có thể vệ sinh bếp từ thoải mái. | Nên cẩn thận khi khởi động bếp vì nhiệt sẽ tỏa khắp mặt bếp. Nên vệ sinh bếp sau khi bếp đã nguội hẳn. |
Giá thành | Tốn chi phí hơn và phải đầu từ nếu chưa có nồi, chảo phù hợp với bếp từ. | Đỡ tốn chi phí hơn và có thể tận dụng các dụng cụ nấu ăn có sẵn. |
Nên dùng bếp từ hay bếp hồng ngoại
Để so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại khách quan nhất để chọn ra thiết bị phù hợp cho gia đình thì bạn nên dựa vào các tiêu chí, sở thích cá nhân. Nên sử dụng bếp từ hay bếp hồng ngoại?
Nếu bạn sẵn sàng mua thêm nồi chảo và thích lựa chọn loại bếp nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo môi trường nấu an toàn, thoáng mát thì bếp từ là một lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt, bếp này rất thích hợp cho những gia đình e ngại nhiệt bị tỏa quá nhiều làm nóng gian bếp.
Bên cạnh đó, bạn nên mua bếp hồng ngoại trong trường hợp bạn thường xuyên chế biến các món nướng, kho, rim và không quan trọng không gian bếp khi nấu ăn. Ngoài ra, đây cũng là một lựa chọn “vừa túi tiền” cho những bạn muốn tiết kiệm chi phí và muốn tận dụng các nồi chảo,… sẵn có tại nhà.
Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết dùng bếp nào hợp lý thì hãy tham khảo các dòng sản phẩm bếp từ hồng ngoại. Qua sự kết hợp hiệu quả giữa các vùng nấu từ và hồng ngoại, bạn có thể sử dụng thuận tiện hơn nhờ các ưu điểm của cả hai lựa chọn trên.
Câu hỏi thường gặp
- Bếp từ và bếp hồng ngoại loại nào tốn điện năng hơn?
Hiệu suất của bếp từ thường trên 90% tức là khoảng 90% nhiệt lượng tỏa ra sẽ truyền để nấu chín thức ăn còn 10% còn lại tỏa ra môi trường. Còn bếp hồng ngoại có hiệu suất khoảng 60% nên đến khoảng 40% nhiệt lượng sẽ tỏa ra ngoài thay vì để nấu chín thức ăn. Vì vậy bếp hồng ngoại sẽ có mức tiêu thụ điện năng cao hơn bếp từ.
- Bếp nào vệ sinh dễ hơn?
Bạn có thể dễ dàng vệ sinh bếp từ và hồng ngoại bởi cả 2 bếp đều có cấu tạo mặt kính. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi vệ sinh bếp hồng ngoại và nên đợi thiết bị nguội hẳn để tránh bỏng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo các cách vệ sinh đúng cách trước khi thực hiện để vừa làm sạch, vừa giúp bếp có tuổi thọ cao hơn.
Bài viết này đã so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại cụ thể từ các ưu, nhược điểm của bếp. Hy vọng bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp với mình!
Xem thêm mẹo vặt nhà bếp:
- Chảo Mới Mua Về Nên Làm Gì Để Tăng Độ Bền?
- Hướng Dẫn 2 Cách Tôi Chảo Gang Cực Đơn Giản
- Cách Sử Dụng Bếp Nướng Điện An Toàn Và Đúng Cách