Bạn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn dòng máy lạnh nào cho mùa hè nắng nóng oi bức? Vậy tham khảo ngay thông tin so sánh máy lạnh âm trần và tủ đứng dưới đây của bTaskee để có quyết định phù hợp nhé!
Giới thiệu về máy lạnh âm trần và điều hòa tủ đứng
Điều hòa âm trần
Điều hòa âm trần hay điều hòa Cassette là thiết bị làm mát không khí, được thiết kế chìm vào phía trong trần nhà. Tương tự các loại điều hòa khác, thiết bị này cũng bao gồm 2 bộ phần chính là dàn nóng và dàn lạnh.
Toàn bộ dàn lạnh được lắp ẩn trên trần nhà và chỉ có phần mặt nạ điều hòa nằm nhô ra bên ngoài. Tùy theo thiết kế của từng thương hiệu mà mặt nạ sẽ có từ 2 đến 4 cửa thổi.
Điều hòa âm trần được thiết kế với đa dạng công suất, từ 2HP – 6HP, phù hợp với không gian có diện tích lớn như trung tâm thương mại, nhà hàng, văn phòng làm việc,…
Máy lạnh tủ đứng
Máy lạnh tủ đứng hay còn có tên gọi khác là điều hòa cây, là dòng thiết bị làm mát không khí có công suất lớn (2HP – 20HP) và phổ biến nhất nhì hiện nay. Cấu tạo máy được thiết kế dưới dạng hình hộp chữ nhật, có thể di chuyển qua lại nhiều vị trí khác nhau.
Về cơ bản, cấu tạo chính của máy lạnh tủ đứng bao gồm:
- Dàn lạnh: Cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút gió đặt phía dưới và hai bên hông.
- Dàn nóng: Đặt bên ngoài dây nối giữa hai dàn và hệ thống ống đồng.
Ưu nhược điểm của máy lạnh âm trần
Ưu điểm
Điều hòa âm trần sở hữu một số ưu điểm nổi trội như sau:
- Tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm diện tích do máy được lắp đặt trong trần nhà.
- Khả năng làm lạnh nhanh do có công suất và lưu lượng gió lớn.
- Được tích hợp nhiều công nghệ khử mùi, lọc bụi bẩn tốt.
- Vận hành êm ái, không gây tiếng ồn.
>> Xem thêm: So sánh quạt điều hòa và máy lạnh, loại nào tốt hơn?
Nhược điểm
Tuy nhiên, thiết bị này vẫn còn một vài nhược điểm bạn cần lưu ý để có đánh giá máy lạnh âm trần và tủ đứng khách quan nhất. Cụ thể:
- Chi phí lắp đặt ban đầu tương đối cao (khoảng từ 450.000 – 750.000 đồng).
- Cần lắp đặt trước khi tiến hành làm trần nhà.
- Thời gian vệ sinh và sửa chữa lâu, phức tạp.
- Tiêu tốn nhiều điện năng hơn các dòng điều hòa thông thường vì công suất lớn.
- Hạn chế các chức năng phụ.
- Mẫu mã đơn điệu, kém đa dạng.
Bạn phát hiện máy lạnh nhà mình có mùi hôi khó chịu sau thời gian dài không được làm sạch định kỳ? Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee. Đội ngũ đối tác giàu kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm sạch toàn bộ vết bẩn và mùi hôi ẩm mốc ảnh hưởng tới không gian sống.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Ưu nhược điểm của điều hòa tủ đứng
Ưu điểm
Muốn biết máy lạnh âm trần và tủ đứng khác nhau như thế nào, hãy nắm ngay những ưu điểm cơ bản về điều hòa cây dưới đây. Cụ thể:
- Tuổi thọ cao, trung bình từ 10 năm tới 20 năm.
- Linh hoạt vị trí lắp đặt, di chuyển dễ dàng.
- Khả năng làm lạnh nhanh do máy có công suất lớn, gió thổi mạnh.
- Dễ dàng sửa chữa, lắp đặt, và tự vệ sinh máy lạnh nhanh chóng.
- Khả năng chịu tải cao, hoạt động liên tục.
Nhược điểm của máy lạnh tủ đứng
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, máy lạnh tủ đứng vẫn tồn tại một vài mặt hạn chế như sau:
- Tốn không gian đối với diện tích nhà nhỏ.
- Gây tiếng ồn.
- Khu vực đặt máy yêu cầu cao, cần đảm bảo khu vực xung quanh chân máy thoáng, rộng giúp thiết bị lưu thông gió liên tục.
>> Xem thêm: So sánh máy lạnh mini di động và quạt điều hòa, loại nào tốt hơn?
Bảng so sánh máy lạnh âm trần và tủ đứng chi tiết
Tham khảo bảng so sánh máy lạnh âm trần và tủ đứng dưới đây để nắm bắt rõ hơn những tiêu chí đánh giá của 2 sản phẩm này. Cụ thể:
Tiêu chí đánh giá | Máy lạnh âm trần | Máy lạnh tủ đứng |
Mẫu mã thiết kế | Thiết kế chìm.Hình chữ nhật, hình vuông. | Đứng trên sàn nhà.Hình hộp. |
Lắp đặt | Phức tạp | Dễ dàng |
Khả năng làm mát | Tỏa đều 360 độ.Làm mát nhanh. | Gió phả đường thẳng (khoảng 20m).Cánh quạt đảo chiều linh hoạt giúp làm mát đều. Nhiệt lượng tỏa đều. |
Giá thành(Thay đổi theo thời gian) | Khoảng từ 9.000.000 – 60.000.000 đồng | Khoảng từ 2.000.000 – 192.000.000 đồng |
Phạm vi hoạt động | Từ 18m2 trở lên | Từ 30m2 trở lên |
Tuổi thọ | Từ 8 – 12 năm | Từ 10 – 20 năm |
Vệ sinh định kỳ | Khoảng 2 – 4 tháng/lần | Khoảng 1 – 2 tháng/lần |
Câu hỏi thường gặp
- Tại sao điều hòa tủ đứng bị chảy nước?
Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng điều hòa cây lâu ngày nhưng không vệ sinh định kỳ, làm bụi bẩn bám vào các bộ phận bên trong. Điều này gây cản trở quá trình lưu thông gió, từ đó tắc nghẽn đường ống và xảy ra hiện tượng chảy nước.
- Khi nào không nên sử dụng điều hòa âm trần?
Bạn không nên sử dụng máy lạnh âm trần khi:
– Kinh tế hạn chế.
– Chỉ cần 1 chiếc điều hòa giá rẻ đáp ứng yêu cầu làm mát.
– Diện tích phòng hẹp, trần nhà thấp. - Khi nào nên sử dụng máy lạnh tủ đứng?
Bạn nên lựa chọn sử dụng điều hòa tủ đứng khi:
– Không gian mở, diện tích phòng rộng.
– Không muốn mất thời gian lắp đặt.
– Hay di chuyển máy lạnh đến các khu vực khác nhau.
Trên đây là thông tin cơ bản, giúp người dùng có thể so sánh máy lạnh âm trần và tủ đứng một cách dễ dàng và chi tiết. Hy vọng những chia sẻ của bTaskee đã giúp các bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với gia đình mình.
>>> Xem thêm bài viết:
- So Sánh Máy Lạnh Multi Và Máy Lạnh Trung Tâm Mới Nhất Hiện Nay
- So Sánh Điều Hòa Âm Trần Và Điều Hòa Treo Tường Chi Tiết
- So Sánh Điều Hòa Malaysia Và Điều Hòa Thái Loại Nào Tốt?
Hình ảnh: Pinterest