Gừng: Những Tác Dụng Kỳ Diệu Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Tác dụng của gừng những lưu ý khi dùng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc có nguồn gốc từ Châu Á. Gia vị gừng được lấy từ rễ của cây, có hương vị tuyệt vời. Vậy gừng có tác dụng gì? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu công dụng của gừng và những lưu ý khi sử dụng nhé!

Thành phần dinh dưỡng của gừng

Củ gừng là một loài thực vật có hoa nhiệt đới mọc lên ở Đông Nam Á nhưng hiện tại đã được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Gừng không chỉ tăng thêm hương vị thơm cho món ăn mà còn chứa đầy chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra gừng có thể làm nước ép, một loại nước giải khát đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Gừng một loại gia vị quen thuộc tốt cho sức khỏe
Gừng một loại gia vị quen thuộc tốt cho sức khỏe

Theo Bộ Nghiệp quốc gia Hoa Kỳ, những thành phần dinh dưỡng trong 100ml nước gừng gồm:

  • Lượng calo : 67 Kcal
  • Chất béo : 0g
  • Natri :  0mg
  • Carbohydrate : 16,7g
  • Kali: 417mg
  • Canxi: 17mg
  • Chất xơ : 0g
  • Đường :  0g
  • Chất đạm : 0g

Thành phần dinh dưỡng trong 100ml nước ép gừng
Thành phần dinh dưỡng trong 100ml nước ép gừng

Nước ép gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali,… có tác dụng làm giảm các vấn đề về dạ dày. Củ gừng cũng thường được sử dụng để điều trị viêm khớp, đau bụng kinh, chữa ho, chống buồn nôn và các tình trạng sức khỏe khác.

Gừng có tác dụng gì?

Con người đã sử dụng gừng để nấu ăn và chữa bệnh từ hàng nghìn năm nay. Gừng có thể được sử dụng tươi, sấy khô, bột, dầu hoặc nước ép. 

Gừng là một thành phần rất phổ biến trong các công thức nấu ăn. Nó đôi khi được thêm vào thực phẩm chế biến và mỹ phẩm. Dưới đây là các tác dụng của gừng tốt cho sức khỏe, đã được nghiên cứu.

Gừng có công dụng chống nôn

Gừng cũng được sử dụng cùng với các loại thuốc chống buồn nôn thông thường. Một ly nước ép trước khi lên tàu, xe,… sẽ giúp bạn chống buồn nôn do say xe.

Theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), gừng có tác dụng giúp giảm buồn nôn và nôn cho những người trải qua một số loại phẫu thuật. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến hóa trị.

Ngoài ra, các nghiên cứu của NCBI cho thấy gừng có công dụng hiệu quả nhất khi bị buồn nôn liên quan đến thai nghén. Gừng được coi là an toàn, nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng một lượng lớn nếu bạn đang mang thai.

Nước ép gừng có tác dụng chống buồn nôn hiệu quả
Nước ép gừng có tác dụng chống buồn nôn hiệu quả

Phòng ngừa cảm

Chúng ta thường nghĩ đến nước chanh mật ong, nước cam là thức uống để xua tan cảm lạnh. Nhưng nước gừng tươi có thể là lựa chọn tốt hơn.

Uống nước gừng có thể giữ ấm cho bạn, đồng thời giúp cơ thể đổ mồ hôi và thoát khỏi nhiễm trùng. Các hợp chất gingerol và shogaol trong gừng có thể giúp chống lại cảm lạnh vì chúng có thể hạ sốt.

Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ (PubMed), gingerol có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Gừng tươi có thể có hiệu quả chống lại virus hợp bào hô hấp (HRSV). Một nguyên nhân phổ biến của các triệu chứng giống như cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp.

Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng một ly nước gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể. Giúp ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.

Chữa bệnh ho

Gừng là một loại thảo mộc có vị cay, hăng, được dùng để nấu ăn và chữa bệnh. Tác dụng của gừng có thể làm dịu cơn ho khan hoặc hen suyễn, vì nó có đặc tính chống viêm.

Một nghiên cứu từ NCBI, cho thấy rằng một số chất chống viêm gingerol và shogaol trong gừng có thể làm giãn màng trong đường hô hấp điều tiết canxi của đường thở. Giúp giảm ho vai trò như thuốc giãn phế quản mới.

Trà gừng có công dụng chữa ho hiệu quả
Một ly trà gừng chữa ho hiệu quả

Gừng giúp giảm đau, kháng viêm

Ngoài công dụng chống nôn, chữa ho. Tác dụng của gừng có hiệu quả đối với các tình trạng đau nhức gây tổn thương khớp. Vì gừng là một chất chống viêm nên nó cũng có thể làm dịu cơn đau khớp do sưng tấy.

Theo PubMed, chiết xuất gừng gồm 2 loại zingiber officinale và alpinia galanga được tinh chế và tiêu chuẩn hóa cao có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng của viêm khớp gối.

Một nghiên cứu từ PubMed, cho thấy những người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp dùng chiết xuất gừng sẽ ít đau hơn, mà không phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Không gây ra tác dụng phụ.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Các hợp chất hóa học trong gừng được cho là làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn gừng có thể cải thiện các triệu chứng khó tiêu bằng cách giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng uống 1,2g viên nang gừng trước bữa ăn sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa ở những người mắc chứng khó tiêu.

Theo NCBI, chỉ ra rằng các enzym trong gừng có thể giúp cơ thể phá vỡ và loại bỏ khí này, giúp giảm bớt bất kỳ sự khó chịu nào. Gừng cũng có tác dụng có lợi đối với enzym trypsin và lipase tuyến tụy, những chất quan trọng đối với tiêu hóa.

Ngoài ra, gừng có thể giúp tăng cường chuyển động qua đường tiêu hóa. Cho thấy rằng nó có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa táo bón.

Nước ép gừng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày
Nước ép gừng làm dịu cơn đau dạ dày

Có thể làm giảm đáng kể cơn đau kinh nguyệt

Đau bụng kinh là cảm giác đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Một trong những công dụng truyền thống của gừng là giảm đau, bao gồm cả đau bụng kinh.

Theo một nghiên cứu của PubMed, đã phát hiện ra rằng những phụ nữ uống viên nang gừng 250mg bốn lần một ngày có tác dụng giảm đau tương tự như những người uống 250 mg axit mefenamic hoặc viên nang 400 mg ibuprofen bốn lần mỗi ngày.

Gừng có hiệu quả tương tự như axit mefenamic và ibuprofen trong việc giảm đau ở phụ nữ bị đau bụng kinh.

Hỗ trợ chữa ung thư

Theo Viện dược phẩm quốc gia Hoa Kỳ, các đặc tính y học của gừng chống lại các chứng rối loạn khác nhau, bao gồm cả ung thư. Trong củ gừng tươi có chứa lượng lớn gingerol, đặc biệt là [6] –gingerol – thành phần cay nồng chính của gừng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Các nghiên cứu của NCBI, mặc dù hạn chế, rằng gừng có thể có hiệu quả chống lại các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư tuyến tụy và ung thư gan.

Gừng có thể có tác dụng hiệu quả chống lại ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đây là một công dụng của gừng mới được khám phá, nên cần nghiên cứu thêm.

Gừng có tác dụng chống ung thư
Ăn gừng mỗi ngày có tác dụng chống ung thư

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nước gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gừng ức chế sự tăng đường huyết gây ra và giảm insulin máu. Củ gừng có tác dụng hạ axit trong máu.

Theo một nghiên cứu từ NCBI, trong một 12 tuần học, các nhà nghiên cứu đã chia 41 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thành hai nhóm. Một nhóm dùng 2 gam bột gừng mỗi ngày, trong khi nhóm thứ hai dùng thuốc giả dược. Những người dùng gừng đã giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói.

Hướng dẫn cách sử dụng gừng tươi

Với những tác dụng tuyệt vời của củ gừng tươi với sức khỏe hãy sử dụng đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách sử dụng gừng tươi phổ biến mà bạn có thể tham khảo sử dụng

Trà gừng mật ong

Trà gừng thường biết đến nhiều nhất khi thời tiết trở lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng là tốt nhất vào bất kỳ thời điểm nào. Trà gừng cực kỳ đơn giản dễ làm. Trà gừng là loại trà có hương vị nhẹ nhàng, tăng cường miễn dịch. 

Là phương thuốc điều trị buồn nôn, đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác. Dùng chung với mật ong tăng tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng đem lại hương vị dễ uống hơn. Để giải cảm, nên uống ấm rồi trùm kín chăn để cơ thể ra được mồ hôi.

Nguyên liệu:

  • Trà túi lọc: 1 Gói
  • Gừng:  5g
  • Chanh: ½ quả
  • Mật ong: 1 Muỗng canh
  • Nước nóng: 150ml

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cạo vỏ gừng, rửa sạch cắt sợi.
  • Bước 2: Cho gói trà và gừng vào ly cho nước nóng vào khoảng 2 – 3 phút. Lấy gói trà ra, để nước trà nguội bớt cho nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều.
Trà gừng mật ong đơn giản có tác dụng giảm ho
Trà gừng mật ong đơn giản có tác dụng giảm ho

Mứt gừng

Mứt gừng là một loại mứt không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán theo phong tục tập quán người Việt dùng để đãi khách.

Đặc biệt, khi tiết trời vẫn còn lạnh giá, gừng là một thực phẩm hàng đầu. Vị cay thơm của loại mứt này sẽ giúp làm ấm cơ thể, chữa được nhiều chứng bệnh mùa đông.

>>> Xem thêm Cách Làm Mứt Gừng Lát Khô Cho Ngày Tết Ấm Cúm, Sum Vầy

Nguyên liệu:

  • Gừng: 500g
  • Đường trắng: 200g
  • Nước cốt chanh: 3 muỗng canh
  • Vani: 2 muỗng cà phê

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gừng chọn củ non, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ và cắt gừng thành những lát mỏng.
  • Bước 2: Cho gừng vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi trong 2 – 3 phút. Chắc bỏ nước luộc gừng rồi lại cho nước mới vào luộc. Lặp đi lặp lại bước này khoảng 2 – 3 lần. Thêm vào cùng 3 muỗng nước cốt chanh.
  • Bước 3: Rửa gừng lại với nước 2 – 3 lần để loại bỏ vị chua của chanh, rồi ướp gừng với đường. Cho gừng và cả nước đường vào chảo, xào đều tay cho gừng ngấm đường.
  • Bước 4:  Khi nước đường trong chảo đã sệt thì hạ lửa nhỏ, đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào gừng. Nhỏ vào chảo vài giọt vani, tiếp tục đảo thêm 1 – 2 phút nữa trên bếp.
  • Bước 5: Đợi mứt gừng nguội hẳn, cất mứt gừng vào lọ thủy tinh hoặc khay bảo quản.
Mứt gừng có công dụng giữ ấm cơ thể
Mứt gừng cay thơm giữ ấm cơ thể

>>> Xem thêm Hướng dẫn Cách Bảo Quản Gừng Tươi Thơm Quanh Năm từ kinh nghiệm nội trợ của các chị Ong

Liều lượng sử dụng củ gừng an toàn

  • Trong thời gian thai kỳ: Tiêu thụ dưới dạng trà và viên nang giúp bà bầu ước chừng được lượng dùng. Hàm lượng được khuyến khích là 250 miligam, bốn lần một ngày. Bên cạnh đó, có thể thay đổi khẩu vị bằng cách nhâm nhi mứt gừng cũng là một lựa chọn tốt.
  • Say xe và say tàu:  Cắt vài lát gừng tươi cho vào ly nước ấm uống trước khi đi du lịch 30 phút . Nó có thể giúp làm dịu cơn buồn nôn liên quan đến việc đi lại. 
  • Sau phẫu thuật:  liều lượng dùng gừng là 500 mg 30 phút trước khi phẫu thuật và 500 mg 2 giờ sau khi phẫu thuật để ngăn chặn cơn buồn nôn sau phẫu thuật. Ngược lại, có một số căn bệnh được khuyên không dùng trong 7 đến 10 ngày trước khi phẫu thuật vì tác dụng của nó đối với quá trình đông máu. Do đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật và người gây mê trước khi dùng.

Lưu ý khi sử dụng

Khi được sử dụng dưới dạng gia vị hoặc nhâm nhi như trà, gừng được coi là an toàn cho người lớn và trẻ em. Ở một số người, gừng có thể gây ra các tác dụng phụ bạn cần lưu ý:

  • Không dùng quá nhiều gừng mỗi ngày sẽ gây đau bụng, bệnh tiêu chảy, ợ nóng,…
  • Không dùng gừng liều cao khi buồn nôn, ốm nghén đối với phụ nữ mang thai. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi uống nước gừng.
  • Không dùng gừng cho người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu,chảy máu cam, chảy máu răng,… Vì gừng làm tăng xu hướng chảy máu.
  • Bạn có thể bị dị ứng với gừng nếu bạn bị phát ban hoặc khó chịu trong miệng hoặc dạ dày sau khi uống trà gừng.

Câu hỏi thường gặp

  1. Gừng có tác dụng gì?

    Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Gừng là một thành phần rất phổ biến trong các công thức nấu ăn. Thành phần dinh dưỡng của gừng có tác dụng làm giảm các vấn đề về dạ dày. Tác dụng chống viêm tự nhiên, gừng cũng thường được sử dụng để điều trị viêm khớp, đau bụng kinh và các tình trạng sức khỏe khác.

  2. Trà gừng có tác dụng gì?

    Trà gừng có lẽ được biết đến nhiều nhất với khả năng làm dịu các vấn đề về tiêu hóa và đặc biệt là giúp giảm buồn nôn. Có thể uống trà gừng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nó hoạt động tốt như một món ăn đầu tiên đón vào buổi sáng, nhưng bạn cũng có thể thấy nó giúp dễ tiêu hóa sau bữa ăn.

Qua nội dung tổng hợp ở trên, bTaskee hi vọng bạn sẽ hiểu thêm về tác dụng của củ gừng. Hãy bổ sung không quá 5g gừng vào thực đơn gia đình mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe nhé!

Các bài viết bạn quan tâm:

(Hình ảnh: Canva)

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services