Rau má không chỉ là loại thực phẩm đầy dinh dưỡng mà nó còn là một loại thuốc trong y học cổ truyền. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được loại cây này có công dụng tăng cường trí não, chữa bệnh về da mặt và tăng cường sức khỏe nhận thức.
Rau má là gì?
Nguồn gốc và đặc điểm
Rau má là một loại thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi và Nam Thái Bình Dương. Loại rau này là thành viên trong họ ngò tây, nó không có mùi vị.
Cây rau này phát triển mạnh trong và xung quanh nước. Nó có những chiếc lá nhỏ màu xanh lá cây hình quạt với hoa màu trắng hoặc tím nhạt đến hồng, và quả nhỏ hình bầu dục. Lá và thân của cây rau má được dùng làm thuốc.
Bài thuốc dân gian
Rau má thường được sử dụng trong y học cổ truyền hơn hàng ngàn năm ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Trung Quốc loại rau này còn có tên gọi là “suối nguồn của sự sống” vì truyền thuyết kể rằng một nhà thảo dược cổ đại Trung Quốc đã sống hơn 200 năm nhờ uống rau má.
Trong lịch sử rau má cũng được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, viêm gan, loét dạ dày, mệt mỏi về tinh thần, động kinh, tiêu chảy, sốt và hen suyễn.
Ngày nay, ở Mỹ và Châu Âu, cây rau má còn được sử dụng để điều trị chứng giãn tĩnh mạch và một tình trạng máu đọng ở chân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong thuốc mỡ để điều trị bệnh vẩy nến và giúp chữa lành các vết thương nhỏ.
Công dụng của rau má trong sức khỏe
Cải thiện nhận thức
Sau đột quỵ có thể gây ra suy giảm nhận thức từ 20% – 30% ở não bộ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng này.
Theo báo cáo NCBI, các chuyên gia thêm thực phẩm rau má vào thực đơn của những bệnh nhân bị giảm nhận thức sau đột quỵ Sau 6 tuần, rau má được xác thực có hiệu quả trong cải thiện trí nhớ.
Nếu có người thân hoặc bạn bè bị chứng đột quỵ, hãy giới thiệu họ uống nước rau má để nhanh chóng phục hồi trí nhớ.
Điều trị sẹo mụn
Theo báo cáo, hoạt chất Saponin trong cây rau má có công dụng giúp tái tạo nhanh chóng các mô liên kết, giúp tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị sẹo hiệu quả.
Dù hơi khó tin nhưng thực sự nếu bạn chịu khó bôi lên vết sẹo hằng ngày sẽ có tác dụng làm mờ vết sẹo dù lâu năm.
Giảm lo lắng
Từ lâu rau má được ghi nhận có tác dụng thư giãn hoặc chống lo âu. Cụ thể trong nghiên cứu năm 2016, các chuyên gia phát hiện ra rằng rau má làm giảm hành vi gây lo âu ở những con chuột bị thiếu ngủ trong 72 giờ. Mặc dù chỉ thử nghiệm trên động vật, nhưng nó cho thấy dấu hiệu hứa hẹn trong việc giảm căng thẳng và lo lắng.
Ở một nghiên cứu khác ở người. Các chuyên gia đã mời những người có liên quan đến chứng lo lắng. Họ phát hiện ra rằng rau má làm giảm phản ứng giật mình ở những người tham gia.
Qua hai thử nghiệm nêu trên, chúng ta thấy được tiềm năng lợi ích mà rau má có thể đem lại. Do đó, chúng xứng đáng có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng rõ ràng. Để có thêm bằng chứng mối liên hệ giữa ra rau má và chứng lo âu.
Giãn tĩnh mạch
Những ai đang mắc căn bệnh giãn tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch sẽ được hưởng lợi ích từ thực phẩm rau má. Bởi vì, rau má có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh.
Trong một số nguồn nghiên cứu, những bệnh nhân tham gia thử nghiệm đã thêm rau má vào thực đơn của họ trong vòng 8 tuần. Kết quả thật đáng mừng, người tham gia nhận thấy giảm viêm và đau rõ ràng trong sức khỏe tĩnh mạch của chính họ.
Người bệnh cũng có thể mua rau má khô về làm nước uống để kiểm soát bệnh của mình.
Rủi ro sức khỏe khi dùng rau má
- Kích ứng cơ địa: ngoài những lợi ích đã được nêu. Sẽ có một số người có cơ địa bị kích ứng với thực phẩm cây rau má gây ra. Tác dụng phụ có biểu hiện bao gồm: buồn ngủ, buồn nôn, nhức đầu,chóng mặt, bệnh tiêu chảy, kích ứng da.
- Nguy cơ sảy thai: Nhiều người truyền tai nhau rằng tiêu thụ rau má trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai cao, nhưng thông tin này vẫn chưa được xác thực ở người. Tuy nhiên, trong bài báo cáo thử nghiệm ở động vật. Kết quả cho ra rằng rau má khiến việc mang thai khó hơn. Vậy nên, tốt nhất các mẹ bầu nên kiêng không ăn hoặc tham vấn thêm tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng để an toàn sức khỏe mẹ và bé.
- Chứa kim loại: Ở một số nguồn bài viết, rau má đã được tìm thấy có chứa hàm lượng kim loại nặng nguy hiểm. Do thiếu bằng chứng về tính an toàn của nó, thuốc uống rau má thường không được khuyến cáo cho trẻ em hoặc đang cho con bú.
Số lượng và liều lượng dùng thực phẩm rau má
Trên thị trường hiện nay, rau má đang được các doanh nghiệp tận dụng khá là đa dạng và rộng rãi. Họ sản xuất rau má thành thuốc bổ sung, mỹ phẩm hoặc chế biến thành trà.
Nhìn chung, loại thảo mộc này là an toàn để sử dụng, nhưng việc dùng thuốc bổ sung cẩn thận có thể giúp hạn chế rủi ro. Do nguy cơ gây hại cho gan, rau má chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn.
Các chuyên gia khuyến cáo không quá liều 500 mg uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày. Luôn nghỉ hai tuần trước khi tiếp tục sử dụng. Bắt đầu với một liều thấp và tăng từ từ đến liều đầy đủ cũng có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ.
Chất lượng và thành phần hoạt tính trong thực phẩm bổ sung có thể khác nhau tùy từng nhà sản xuất. Điều này làm cho nó rất khó để thiết lập một liều lượng tiêu chuẩn. Hãy hỏi nhà cung cấp hoặc hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để được tư vấn trước khi dùng rau má.
Câu hỏi thường gặp:
- Uống rau má nhiều có tốt không?
Câu trả lời là không. Uống nước rau má quá nhiều sẽ có hại đối với sức khỏe của người sử dụng. Nó có thể gây đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai. 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày là tốt nhất.
- Uống nước rau má mỗi ngày có tác dụng gì?
Có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, vàng da, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch.
- Rau má nhật có ăn được không?
Rau má Nhật có thể ăn được, tuy nhiên loại này ăn không ngon, có vị đắng mà các dưỡng chất lại không cao. Vậy nên loại này chủ yếu vẫn được sử dụng để trang trí thay vì sử dụng chế biến.
Các bài viết liên quan:
- Rau Bina Là Gì? 10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Bina
- Củ Dền: Tác Dụng Sức Khỏe Và Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Quả Táo Có Công Dụng Gì? Nên Ăn Mấy Quả Táo 1 Ngày?
Hình ảnh: Canva