Để đồ dùng được sạch sẽ hơn thì không thể nào thiếu chất tẩy rửa. Thế nhưng, hầu hết các chất tẩy rửa có mặt trên thị trường đều làm từ hóa chất vô cùng độc hại đến sức khỏe con người. Vậy tác hại của các chất tẩy rửa là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
Theo các báo cáo, hiện nay chỉ có 7% chất hóa học nằm trong mức an toàn trong hơn 85.000 chất hóa học được sử dụng. Tuy nhiên, theo tâm lý của đại đa số người dùng cho rằng: Được phép lưu hành thì chất tẩy rửa đó sẽ an toàn. Cũng vì vậy mà họ chưa cẩn thận với sự nguy hại từ chất tẩy rửa.
Thế nên, cùng đọc tiếp bài viết để thấy 7 tác hại của các chất tẩy rửa nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe bạn nhé!
7 Tác hại của chất tẩy rửa trong gia đình hằng ngày
Khiến cho người tiếp xúc mắc các bệnh về phổi
Theo một nghiên cứu từ Đại học Bergen đã có nhận định rằng: “Những người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa thì cũng như là mỗi ngày hút 20 điếu thuốc”.
Nghiên cứu đã được thực hiện trên hơn 6000 người trong suốt gần 20 năm bởi ECRHS (Tổ chức khảo sát sức khỏe đường hô hấp của Cộng đồng Châu Âu).
Được biết, chất tẩy rửa sẽ làm tổn thương đến lớp lót niêm mạc của đường hô hấp. Khi tiếp xúc với chất tẩy rửa trong một thời gian dài có thể làm suy giảm trầm trọng chức năng phổi.
Lý do là vì hợp chất này được tạo ra từ thuốc tẩy, amoniac và các chất hữu cơ khác. Mà trong đó amoniac là thứ trực tiếp gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người khi hít phải. Vì thế mà khi vô tình hít trúng amoniac đậm đặc thường sẽ bị khó thở và khó chịu ở cổ họng.
Ngoài ra, amoniac khi dính vào mắt có thể gây viêm giác mạc, nặng hơn là mù vĩnh viễn. Khi sử dụng loại này, nên lưu ý đeo khẩu trang, găng tay và nên có không gian thoáng khí tốt.
Các bệnh về da
Chất tẩy rửa còn được hình thành từ các chất tạo bọt, chất loại bỏ dầu mỡ, các chất hữu cơ khác. Cũng chính vì vậy mà khi sử dụng chất tẩy rửa như nước rửa chén bạn sẽ thấy da tay dễ bị khô. Do da tay chúng ta bị ăn mòn từ những chất này.
Ngoài ra, nếu không mang găng tay khi rửa chén, bạn sẽ dễ mắc các biểu hiện như gây ngứa da, sưng phồng, nổi bọng nước và lột bong da cùng các triệu chứng khác.
Hiện nay, trong một số chất tẩy rửa còn có chứa một chất là Sodium Hydroxide. Đây là chất mang trong mình nhiều mối nguy hiểm. Nếu tiếp xúc với da trong một thời gian lâu dài sẽ gây bỏng và viêm da. Vì vậy, nên đeo găng tay khi sử dụng các chất tẩy rửa để bảo vệ sức khỏe.
Tổn thương hệ miễn dịch gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng
Chất tẩy rửa còn chứa thêm một số thành phần làm trắng sáng và chất huỳnh quang. Đáng nói hơn, đây đều là các chất rất khó để phân hủy.
Như đã đề ở trên, Sodium Hydroxide còn là một chất tẩy trắng và vô cùng nguy hiểm. Khi tiếp xúc hoặc thâm nhập vào cơ thể một thời gian lâu dài, sẽ tích tụ cơ thể. Sau đó, nó sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của con người.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng: Sodium Hydroxide có trong chất tẩy rửa sẽ gây bỏng mắt, sưng tấy đỏ và còn có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, có thể gây đau bụng và nôn mửa về đường tiêu hóa. Đặc biệt, nó còn gây thêm tổn thương vĩnh viễn về phổi.
Gây ung thư
Chất Formaldehyde trong chất tẩy rửa thường có mùi rất nồng và gây ngột ngạt. Khi tiếp xúc có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư mũi, họng.
Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, những người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa có nồng độ cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Nhưng nếu không biết cách phòng tránh sẽ có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tổn thương hệ thống mạch máu
Chất tẩy rửa có thể làm sạch mọi bề mặt bị bẩn, gỉ sét và cả những vết dầu mỡ lâu ngày. Chỉ cần một vài giọt chất tẩy rửa đã đánh bay mọi vết bẩn, điều đó cũng đã thấy hoạt tính hóa học trong các chất tẩy rửa rất mạnh.
Khi nhắc đến chất hóa học thì có lẽ chúng ta đều biết rằng chúng cực kỳ nguy hiểm cho con người.
Ngày nay, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong chất tẩy rửa có chứa chất 2-Butoxyethanol hay dung môi Ethylene Glycol Monobutyl Ether (EGME). Đây là hai loại chất cực kỳ độc hại và bị nghiêm cấm ở Canada.
Hợp chất 2-Butoxyethanol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Chúng gây phá hủy các tế bào hồng cầu thông qua da, từ đó làm tổn thương mạch máu, làm xáo trộn hệ thống mạch máu.
Ảnh hưởng cơ quan sinh sản
Trong một số loại chất tẩy rửa trên thị trường hiện đang có chứa chất Phthalates. Đây là chính là chất tạo nên hương thơm cho các sản phẩm tẩy rửa. Nhưng Phthalates là một hóa chất nguy hiểm có thể gây rối loạn nội tiết (EDC) trong cơ thể.
Khi người mẹ tiếp xúc với chất Phthalates có trong chất tẩy rửa sẽ có thể gây ra tình trạng rối loạn sinh sản, suy giảm thần kinh của thai nhi.
Và theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, chất Phthalates còn ảnh hưởng nghiêm trọng, gây dị tật bộ phận sinh dục ở nam và gây tình trạng dậy thì sớm.
Ảnh hưởng hệ thần kinh
Cũng như đã đề cập ở phần trên, Phthalates có thể bay hơi trong không khí và thâm nhập vào cơ thể con người. Chất này có thể tìm thấy trong nước rửa chén, chất tạo mùi thơm trong bếp và có cả trong nến thơm.
Vì vậy khi tiếp xúc với chất tẩy rửa có chứa chất Phthalates dễ gây chóng mặt, buồn nôn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế sử dụng và tiếp xúc trực tiếp với hương thơm từ chất tẩy rửa.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể đặt thêm cây xanh trong không gian như cách khử các chất độc hại trong không khí.
Cách để bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất độc hại
Trên đây chính là những tác hại của chất tẩy rửa đối với cơ thể và sức khỏe của con người. Vậy làm cách nào chúng ta có thể vẫn dọn dẹp nhà cửa nhưng không bị gây hại bởi các chất này? Để được như vậy, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Phải luôn mang găng tay khi rửa chén hoặc những lúc cần tiếp xúc với chất tẩy rửa.
- Đối với những chất tẩy rửa mạnh như chất tẩy nhà tắm, chất tẩy trắng, tuyệt đối không được quên mang khẩu trang.
- Nên sử dụng những chất tẩy rửa cho nguồn gốc tự nhiên như giấm, chanh, muối, baking soda, …
- Đặc biệt, tránh xa những chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc và có giá thành rẻ.
Qua bài viết này, bTaskee mong muốn đã có thể giúp bạn biết được một số tác hại của chất tẩy rửa. Bài viết mang tính chất tham khảo, không đại diện một tổ chức y tế. Tuy vậy, bạn có thể biết để phòng tránh và bảo vệ cơ thể, sức khỏe của bạn và gia đình khỏi những chất độc hại từ chất tẩy rửa.