Tầng hầm, tầng bán hầm đã xuất hiện từ xa xưa, nhưng ngày nay người ta vẫn còn sử dụng. Cùng tìm hiểu xem các lợi ích, quy định, lưu ý khi thiết kế tầng hầm, tầng bán hầm ngay thôi nhé.
Tầng hầm là gì? Tầng bán hầm là gì?
Tầng hầm có thể là một hoặc nhiều tầng được xây dựng ở dưới tầng sàn của một công trình hoặc một ngôi nhà. Do đặc tính nằm trong mặt đất nên nguyên vật liệu xây dựng tầng hầm phải cứng cáp, kiên cố, vững chắc để chịu được sức nặng của ngôi nhà.
Như tên gọi của nó, tầng bán hầm là kiểu tầng hầm mà một nửa chiều cao ở âm dưới lòng đất và một nửa chiều cao nằm trên mặt đất.
Tầng bán hầm ra đời cũng có những công dụng như tầng hầm, khác nhau ở chỗ tầng bán hầm có thể tận dụng được ánh sáng, không gian thông thoáng, mát mẻ tự nhiên.
Lợi ích của tầng hầm và tầng bán hầm
Ngày xưa, tầng hầm ra đời để phục vụ chiến tranh, là nơi trú ẩn, trú ngụ an toàn. Ngày nay mặc dù chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn sử dụng tầng hầm, tầng bán hầm vì những lợi ích, tiện ích mà nó đem lại.
Thay thế gara để xe
Với sự phát triển của các thành phố lớn tại Việt Nam, sức ép về dân số và nhà ở khá nặng. Đó cũng chính là nguyên nhân mà các mẫu thiết kế nhà mặt phố ra đời và tầng hầm là giải pháp hàng đầu khi cần không gian để xe.
Để xe ở tầng hầm không gây mất thẩm mỹ, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, thiết kế của ngôi nhà. Ngoài ra tầng hầm, tầng bán hầm có giúp cho gia chủ có thêm một khoảng tiện ích cho ngôi nhà của mình.
Phòng kho
Với không gian mà tầng hầm đem đến, ngoài việc có thể tận dụng để xe bạn có thể sử dụng như một nhà kho chứa các thiết bị, vật dụng,…
Tuy nhiên, các kiến trúc sư cần tính toán hợp lý điều kiện ánh sáng, nhiệt độ thông thoáng phù hợp với mục đích này để không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt ở tầng trên.
Bạn quá bận rộn với công việc văn phòng hoặc nội trợ mà chưa có thời gian dọn dẹp lại tầng hầm cho tổ ấm của mình. Đừng lo, hãy để dịch vụ tổng vệ sinh bTaskee giúp bạn nhanh chóng làm sạch tầng hầm cho ngôi nhà của bạn nhé!
Tải ngay app bTaskee và đặt lịch ngay
Đẩy các tầng trên lên cao hơn
Tầng hầm cũng là một phần quan trọng nếu bạn muốn đẩy các tầng phía trên lên cao hơn so với mặt đất. Điều này được coi là một trong những biện pháp giúp ngôi nhà chống ẩm, thông thoáng, dễ lấy ánh sáng và đặc biệt có phần sang trọng hơn.
Các quy định khi xây dựng tầng hầm
Quy định chung về xây dựng tầng hầm
Để đảm bảo tính an toàn cho bản thân và những người xung quanh, các quy định về xây dựng tầng hầm sau đây bạn phải tuân thủ:
- So với mặt đất, chiều sâu của tầng hầm khoảng 1,5m trở lại.
- Vách hầm và nền cần được đổ bê tông, cốt thép có độ dày 20m để đảm bảo không bị các loại nước ngầm, nước thải sinh hoạt của các nhà xung quanh ngấm vào.
- Phải đào mương âm ở chân dốc dẫn xuống tầng hầm để thu nước mưa dẫn thẳng vào lỗ ga.
- Tạo sự thông thoáng, dễ chịu và cân bằng thông gió, ánh sáng cho tầng hầm.
Quy định về độ dốc của tầng hầm
Theo quy định của Bộ xây dựng, độ dốc của tầng hầm phải có độ dốc hầm không được vượt quá 20% so với chiều sâu của tầng hầm và chiều cao của cửa hầm so với mặt dốc phải đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển của các phương tiện.
- Đối với trường hợp dốc cong thì không được vượt quá 13%, dốc thẳng không vượt quá 15%.
- Trường hợp nhà phố hẹp, ngắn, không có sân, sát mặt đường chính thì độ dốc tối đa cho phép là 25%.
Lưu ý khi thiết kế tầng hầm là gì?
Vấn đề an toàn, khả năng lấy ánh sáng, độ thoáng và diện tích xây dựng là vấn đề rất quan trọng khi thiết kế và xây dựng tầng hầm mà bạn cần lưu ý.
- Diện tích xây dựng: 3*5m là kích thước tối thiểu với tầng hầm nhà dân đối với xe 4 chỗ loại nhỏ và đối với xe 4 chỗ thân dài là 3*5,5m. Đây chính là kích thước tối thiểu theo quy định, chính vì vậy các kiến trúc sư phải tính toán sao cho phù hợp, cân đối. Rộng quá cũng không được vì mất đi sự cân bằng.
- Độ dốc: Độ dốc của tầng hầm là một vấn đề rất quan trọng, chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường phải đảm bảo an toàn và độ dốc được quy định không vượt quá 15-20% so với chiều cao của hầm.
- Ánh sáng và độ thông thoáng: Bạn nên bố trí cửa thông gió tự nhiên để không bị ngạt khí và bí bách vì cách lấy ánh sáng cho tầng hầm rất quan trọng. Việc thiếu ánh sáng và độ thông thoáng còn gây ướt át, ẩm mốc, bốc mùi khó chịu.
Tầng hầm là nơi dễ xảy ra cháy nổ nhất nên tuyệt đối hạn chế đến mức tối đa việc để những vật dễ gây cháy nổ ở đây. Đặc biệt tầng hầm còn là nơi để xe nên việc trang bị sẵn bình chữa cháy hoặc hệ thống báo cháy, chữa cháy là thực sự cần thiết.
Ngoài ra việc thiết kế chống ngập cho tầng hầm là một điều bắt buộc và rất cần được quan tâm. Lối vào hai bên hầm phải được bố trí mương thu và thoát nước để nước bên ngoài không bị chảy vào và đặc biệt là luôn có bơm hút nước ra ngoài.
Câu hỏi thường gặp
- Tầng hầm có cần chống thấm không?
Tất nhiên một công trình bê tông nào thì việc chống thấm rất cần thiết. Nhất là tầng hầm – nơi chịu lực của căn nhà nặng nhất nên cũng rất cần được quan tâm. Bạn hãy thuê những đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn nhé.
- Có nên xây tầng hầm không?
Nếu nhà bạn là nhà mặt phố và cần có một không gian để xe, để thiết bị,… thì việc xây tầng hầm thực sự cần thiết. Có thể khoảng chi phí để xây tầng hầm sẽ cao nhưng lợi ích mà nó đem lại không thể phủ nhận được.
- Độ dốc của tầng hầm có thể thay đổi để phù hợp với kết cấu ngôi nhà được không?
Độ dốc của tầng hầm đã được bộ xây dựng quy định tuy nhiên việc gia chủ muốn thay đổi để phù hợp với kết cấu của ngôi nhà sẽ không bị lỗi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định của bộ xây dựng đã được kiểm chứng và nghiên cứu để tạo sự an toàn, bạn nên tuân thủ theo các quy định này.
Tầng hầm và tầng bán hầm là những thiết kế hữu dụng đặc biệt với những ngôi nhà mặt phố. Hy vọng thông qua những lưu ý và quy định về tầng hầm mà bTaskee đã cung cấp, phần nào đó bạn đã nắm thêm được nhiều thông tin hơn về vấn đề này nhé!
Hình ảnh: Freepik
>>> Xem thêm bài viết:
- Cọc Khoan Nhồi Và Một Số Loại Cọc Khoan Nhồi Phổ Biến
- Kích Thước Cửa Phòng Ngủ Tiêu Chuẩn, Hợp Phong Thủy
- Mái Tôn: Công Dụng, Đặc Điểm Và Tính Ứng Dụng