Da đầu cũng như các vùng da trên mặt hoặc trên cơ thể. Muốn tóc thêm chắc khỏe, bồng bềnh thì việc tẩy tế bào chết da đầu là việc vô cùng cần thiết. Cùng bTaskee tìm hiểu những cách tẩy tế bào chết đơn giản và an toàn tại nhà dưới đây nhé!
Tẩy tế bào chết da đầu là gì?
Cơ thể chúng ta mặc dù có cơ chế tự thay thế các tế bào chết da định kỳ sau một thời gian. Nhưng đôi khi vẫn cần đến những tác động vật lý hoặc hóa học giúp da chết nhanh chóng được loại bỏ hơn. Kể cả da chết trên đầu cũng vậy.
Đặc biệt là đối với những bạn đang gặp các vấn đề về da đầu như:
- Gàu xuất hiện trên da đầu, gây ngứa đầu.
- Da đầu bị khô.
- Da đầu có quá nhiều dầu thừa, khiến cho tóc nhanh bết rít sau khi vừa gội đầu.
Các chuyên gia về tóc cho rằng việc tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ giúp các tế bào da, dầu thừa và gàu được loại bỏ nhanh chóng hơn. Thông qua đó, bạn sẽ có một mái tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn rất nhiều.
Lợi ích đem lại từ việc tẩy da chết da đầu
Việc tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, như:
- Giúp tóc phát triển tốt hơn: Tẩy da chết da đầu một cách định kỳ sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh cho tóc phát triển. Việc loại bỏ các tế bào da chết cũng sẽ giúp cho các tế bào da đầu mới dễ dàng phát triển hơn.
- Giúp tóc bóng mượt: Thông qua tẩy da chết cho da đầu, các da chết từ các nang tóc cũng sẽ được loại bỏ. Hơn nữa, chất tẩy tế bào chết da đầu cũng sẽ giúp loại bỏ các cặn nước cứng bám trên các nang tóc. Từ đó tóc sẽ phát triển khỏe mạnh hơn, tóc sẽ nhìn bóng mượt hơn.
- Loại bỏ cặn bẩn tích tụ: Việc sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc như keo xịt tóc, gel tạo kiểu, sáp vuốt tóc. Hoặc việc không vệ sinh đầu đúng cách sẽ gây ra cặn bẩn và gàu tích tụ. Chúng sẽ bám trên các nang tóc bị tắc nghẽn và không thể phát triển được. Tẩy tế bào chết tóc thường xuyên sẽ giúp loại bỏ những chất dư thừa bám chặt.
- Ngăn ngừa da đầu khô: Nếu trên da đầu các bạn xuất hiện các vảy gàu theo từng mảng. Đó chính là dấu hiệu “cầu cứu” rằng da đầu đang rất khô hoặc bị kích ứng. Ngoài việc sử dụng các loại dầu gội điều trị thì việc tẩy da chết da đầu sẽ đảm bảo da đầu luôn khỏe mạnh và không có tình trạng bị khô.
Các phương pháp tẩy tế bào chết da đầu hiệu quả
Có 2 phương pháp chính để tẩy tế bào chết trên da đầu: Phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Mặc dù hoạt động theo hình thức khác nhau nhưng chúng đều giúp việc tẩy tế bào chết da đầu trở nên dễ dàng và an toàn.
- Phương pháp vật lý: Sẽ sử dụng ma sát thủ công, dùng lực từ bàn tay hoặc bàn chải để loại bỏ tế bào da khô và tích tụ.
- Phương pháp hóa học: Sẽ giúp hòa tan các tế bào da chết bằng cách sử dụng 1 số thành phần hóa học như axit hydroxy hoặc retinoids. Tẩy tế bào chết dạng hóa học không cần sử dụng thao tác như phương pháp vật lý. Mà chỉ cần thoa nhẹ lên da đầu và chờ trong thời gian nhất định. Hiệu quả đem lại cũng không khác gì so với phương pháp vật lý.
Ngoài ra, nếu việc nhà quá nhiều khiến bạn không có đủ thời gian để chăm sóc bản thân thì hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee nhé! bTaskee sẽ giúp bạn có thêm thời gian rảnh để làm đẹp, chăm sóc bản thân thật tốt.
Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.
Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu
Dưới đây là quy trình tẩy tế bào chết cho da đầu nên thực hiện:
Bước 1: Gội đầu sạch sẽ bằng dầu gội như bình thường.
Bước 2: Thực hiện tẩy da chết cho da đầu bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học.
- Chải đầu và tách tóc thành nhiều phần để lộ phần da đầu. Dùng tay để thoa các hỗn hợp tẩy tế bào chết lên da đầu. Có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng cho tóc để chà sát với lực vừa phải để làm sạch da đầu.
- Nếu bạn áp dụng theo hình thức tẩy tế bào chết dạng vật lý thì hãy chà xát theo chuyển động tròn đều tầm 5 – 10 phút toàn bộ da đầu để hiệu quả được đạt tối đa.
- Lưu ý: Tránh dùng móng tay cào mạnh da đầu để tẩy da chết vì có thể dễ gây xước da đầu. Ngoài ra, sử dụng bàn chải tẩy da chết với lực chải quá mạnh cũng có thể làm gãy hoặc kéo căng các sợi tóc, từ đó dẫn đến tóc ngày càng mỏng và thưa hơn.
Bước 3: Xả và gội đầu lại với nước sạch như bình thường.
Bước 4: Để tóc khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy với chế độ sấy mát để da đầu được thả lỏng.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, tẩy tế bào chết cho tóc có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn. Để khắc phục tình trạng này bạn nên bảo vệ da đầu trước ánh nắng mặt trời hay môi trường bụi bẩn quá nhiều. Có thể xịt chống nắng trước khi ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn cho da đầu.
Các hỗn hợp tẩy tế bào chết da đầu an toàn, dễ kiếm tại nhà
Dưới đây là các công thức tẩy da chết cho da đầu tại nhà bằng phương pháp vật lý an toàn và lành tính:
Cách 1: Đường nâu và yến mạch
Để có thể tăng gấp đôi hiệu quả của việc tẩy tế bào chết cho da đầu thì bạn hãy kết hợp sử dụng đường nâu và bột yến mạch được xay mịn cùng với sản phẩm dầu xả. Nguyên liệu gồm:
- 2 thìa bột yến mạch xay mịn.
- 2 thìa đường nâu.
- 2 thìa dầu dưỡng tóc bạn thường dùng.
Trộn 3 nguyên liệu trên lại với nhau, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đường nâu cùng với bột yến mạch sẽ giúp tăng hiệu quả tẩy tế bào chết cho da đầu một cách nhanh chóng.
Cách 2: Sử dụng bã cà phê
Nguyên liệu bao gồm:
- 4 thìa dầu dừa (hoặc dầu oliu).
- 6 thìa bã cà phê nguyên chất đã qua sử dụng.
- 2 – 3 giọt dầu cây trà.
Trộn đều các thành phần trên lại thành một hỗn hợp.
Bã cà phê là nguyên liệu được sử dụng tẩy tế bào chết cho da mặt hay toàn thân cực kỳ hiệu quả và lại an toàn. Bởi sự an toàn, dễ tìm và lành tính cho da sẽ đem lại hiệu quả loại bỏ tế bào da chết cực kỳ tốt. Đồng thời còn giúp tóc mọc nhanh chóng.
>>Xem thêm: Top 10 công dụng bã cà phê bạn nên biết
Cách 3: Dầu dừa kết hợp cùng mật ong
Công thức này gồm:
- ½ cốc dầu dừa.
- ¾ cốc đường.
- 5-6 tinh dầu bạc hà.
- 1 muỗng canh giấm táo.
- Mật ong nguyên chất.
Bạn hãy trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau, sao cho thu được hỗn hợp có kết cấu sánh mịn là đạt. Có thể thêm 1 chút nước nếu hỗn hợp quá đặc.
Dầu dừa đóng vai trò như 1 chất chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu, mềm da đầu hiệu quả. Giấm táo có khả năng duy trì sự cân bằng độ pH cho da đầu cực hiệu quả nhờ đặc tính khử trùng. Kết hợp thêm mật ong vào công thức sẽ giúp làm dịu da đầu. Đồng thời giảm thiểu sự xuất hiện của gàu, chàm hoặc vảy nến.
Lưu ý: Nếu da đầu bị gàu, viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến thì hãy lưu ý đến việc sử dụng giấm táo vì nó có thể gây ngứa da đầu do tính axit trong thành phần cao.
>> Xem thêm : Cách Bảo Quản Dầu Dừa Được Lâu Đảm Bảo Chất Lượng
Cách 4: Sự kết hợp từ chanh tươi + mật ong + muối
Nguyên liệu gồm:
- 5 quả chanh tươi.
- 3 muỗng cà phê mật ong.
- 2 muỗng cà phê muối trắng.
Hãy vắt chanh lấy nước cốt, trộn đều cùng 2 nguyên liệu còn lại là mật ong và muối cho đến khi hòa lẫn vào nhau. Mát xa, thư giãn trong 20 phút sau đó gội lại. Ngoài muối và mật ong, bạn có thể trộn chanh với bột đậu đỏ, baking soda cũng sẽ đem lại kết quả tương tự.
Lưu ý: Chanh có tính axit nên 5 phút đầu, bạn có thể sẽ hơn xót da đầu. Nhưng đừng lo, chính vì nhờ vậy mà gàu sẽ được đánh bay hoàn toàn và da đầu sẽ được sạch sâu từ bên trong.
Cách 5: Kết hợp giữa Dầu gội, bột ngô và tinh dầu
Nguyên liệu để tẩy da chết cho da đầu với hỗn hợp này gồm:
- Dầu gội (bất kỳ loại dầu gội nào bạn đang dùng)
- Bột ngô hoặc hạnh nhân xay.
- Dầu bạc hà hoặc dầu cây trà.
Trộn đều hỗn hợp và mát xa lên tóc nhẹ nhàng để tẩy sạch tế bào chết tóc hiệu quả nhé. Nên tẩy tế bào chết trong thời gian 1 – 2 tuần/1 lần để giúp mái tóc suôn mượt, bóng khỏe hơn. Với công thức này sẽ giúp hạn chế được việc đổ dầu bết dính khó chịu trong những ngày hè oi bức.
Cách 6: Hỗn hợp dầu ô liu (hoặc dầu dừa) và đường nâu
Tỷ lệ các nguyên liệu như sau:
- ¼ chén dầu ô liu.
- ¼ cốc đường nâu.
Các hạt đường nâu li ti có thể giúp bạn làm sạch sâu các lớp bụi bẩn, tế bào chết da đầu lâu ngày còn lại. Dầu dừa và dầu olive với các thành phần lành tính thì đóng vai trò như tạo chất nền cho hỗn hợp.
Với thành phần an toàn, lành tính chúng sẽ giúp bổ sung độ ẩm và phục hồi lại các sợi tóc đã bị chẻ ngọn và hư tổn.
>> Xem thêm: Cách Bảo Quản Dầu Dừa Được Lâu Đảm Bảo Chất Lượng
Và một phương pháp tẩy tế bào chết hóa học bTaskee giới thiệu đến bạn cùng thành phần vô cùng dễ kiếm:
Cách 7: Sử dụng aspirin
Tỷ lệ pha nguyên liệu cho công thức này bao gồm:
- 6-8 viên aspirin.
- 4 muỗng canh nước ấm.
Trong aspirin có chứa axit salicylic – một thành phần giúp tẩy tế bào chết cho tóc cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể kiếm aspirin ở ngay tại các hiệu thuốc. Và hãy chỉ sử dụng tẩy tế bào chết bằng aspirin 1 lần/ 1 tuần thôi nhé. Và sau khi gội sạch nãy sử dụng thêm dầu xả để tránh tình trạng tóc bị khô.
Tác dụng phụ và rủi ro của tẩy da chết da đầu
Việc tẩy da chết da đầu không nên diễn ra nếu bạn đang gặp các tình trạng về da đầu như:
- Da đầu bị các vết thương hở.
- Mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh hắc lào.
- Da đầu đang có chấy, rận.
- Mụn mọc trên đầu hoặc bị chàm, vảy nến.
Trong 1 vài trường hợp, những người có làn da nhạy cảm có thể cảm thấy rằng 1 số các thành phần tẩy tế bào chết không phù hợp đối với tình trạng da đầu.
Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu ở da đầu. Hoặc có tình trạng sưng tấy, kích ứng trong quá trình tẩy tế bào chết thì bạn nên ngừng sử dụng.
Nếu sau khi ngưng sử dụng mà vẫn còn dấu hiệu lạ thì nên tham khảo chuyên gia để tìm được phương pháp cho phù hợp nhé.
Nên làm gì sau khi tẩy tế bào chết cho tóc?
Để da đầu không bị bong tróc do tẩy tế bào chết cho da đầu quá mạnh, bạn nên thoa kem hoặc xịt dưỡng ẩm.
Sử dụng dầu xả là biện pháp tốt nhất để giúp khóa ẩm trên tóc, dầu xả sẽ giúp cho mái tóc mềm mượt và khỏe đẹp từ sâu bên trong.
Sai lầm thường gặp phải khi tẩy tế bào chết tóc
Việc tẩy tế bào chết tóc vừa giúp làm sạch tóc, làm sạch da đầu còn giúp da đầu được thư giãn. Mặt khác, nếu bạn vô tình mắc phải một số sai lầm dưới đây thì việc tẩy da chết không những không đem lại hiệu quả mà còn làm da đầu trở nên nhạy cảm hơn.
- Tẩy tế bào chết cho tóc quá nhiều lần/ tuần: Bạn chỉ nên áp dụng từ 1-2 lần/tuần. Việc lạm dụng tẩy da chết trên đầu quá mức sẽ khiến cho da đầu gặp tác dụng ngược, làm mất đi độ cân bằng pH trên da đầu.
- Dùng loại tẩy tế bào chết có hạt mang kích thước quá lớn: Những hạt tẩy tế bào chết với kích thước lớn sẽ làm da đầu tổn thương. Bạn chỉ nên thực hiện với các hạt có kích thước vừa hoặc nhỏ để đảm bảo an toàn nhất cho da đầu.
- Không quan tâm đến nguyên liệu/ thành phần tẩy tế bào chết: Như nếu bạn sở hữu mái tóc khô xơ thì hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa công thức chiết xuất từ dầu dừa hoặc dầu oliu. Nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu vì nếu da đầu bạn nhạy cảm có thể gây kích ứng da đầu
Hy vọng thông tin trên, bTaskee đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn về các phương pháp tẩy tế bào chết da đầu hiệu quả, lành tính tại nhà. Chúc bạn luôn có chế độ ăn uống khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.
>>> Xem thêm nội dung chăm sóc da:
- Da Nhạy Cảm Là Như Thế Nào? 10 Dấu Hiệu Nhận Biết
- 14 Cách Làm Trắng Da Mặt Tự Nhiên Không Bắt Nắng