Tết Đoan Ngọ là ngày lễ ngày càng trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lầm tưởng về định nghĩa tết đoan ngọ là gì, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của ngày này. Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi thắc mắc đó!
Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Dương năm 2023 là ngày nào?
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ Trung Quốc. Một truyền thuyết kể lại rằng, vào mùa bội thu tháng 5, người dân vui mừng hớn hở vì thu hoạch được nhiều thóc lúa. Nhưng năm đó sâu bọ lại hoành hành, người dân đang lo lắng không có cách gì để giải quyết thì đột nhiên xuất hiện ông lão tự xưng danh là Đôi Truân.
Ông bày một mâm cúng bao gồm các lễ vật: Bánh gio, trái cây, chè,…rồi tập thể dục ở trước sân nhà. Mọi người nghe lời ông và làm theo thì lũ sâu bọ đã lăn ra chết ngả rạ. Nhân dân biết ơn ông và đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5.5 âm lịch hàng năm, tức là thường rơi vào tháng 6 hoặc tháng 7 dương lịch. Dưới đây là bảng lịch Tết Đoan Ngọ năm 2023 – 2030 bạn có thể tham khảo.
Ý nghĩa của Tết Đoan Dương
Với cái tên Tết Đoan Ngọ, “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” được biết đến là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều. Nhân dân quen thuộc với ngày lễ này với cái tên Tết Đoan Ngọ hay Tết “diệt sâu bọ”. Hiểu một cách đơn giản, vào ngày này người dân sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho mùa màng, cầu mong cho một mùa bội thu.
Tuy ngày lễ này đã trải qua hàng trăm năm kể từ khi xuất hiện nhưng những giá trị văn hóa và tâm linh trong ngày Đoan Dương vẫn được nhân dân Việt Nam trân trọng và gìn giữ cho đến ngày nay.
Với ý nghĩa Tết Đoan Ngọ – diệt sâu bọ, người dân Việt thường thực hiện các nghi lễ tẩy uế với mong muốn loại bỏ những thứ không sạch sẽ, mong cầu đón nhận những điều tốt đẹp vào nhà. Mong cho sức khỏe của các thành viên luôn tốt và đánh đuổi các yếu tố ma quỷ hiện hữu xung quanh.
Các lễ cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Lễ Gia Tiên
Lễ cúng Gia Tiên là 1 trong những nghi lễ quan trọng góp phần lớn vào ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ hàng năm. Từ xa xưa, dân gian Việt Nam truyền tai nhau, vào đêm 30.4 âm lịch hàng năm, những vong linh còn vất vưởng xung quanh sẽ xuất hiện, gây phiền phức với gia đình và nhà cửa của người còn sống.
Chính vì vậy mà đến sáng ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ sắp xếp trái cây, thức ăn, chiếu đèn,…đặt lên bàn thờ để thực hiện cúng bái một cái thành tâm các vị gia tiên của gia đình. Với mong muốn tổ tiên giúp gia đình xua đuổi tà ma, cầu sức khỏe, bình an và may mắn cho các thành viên trong nhà.
Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên
Không chỉ cầu xin Gia Tiên mà mọi người còn dâng lễ cúng cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên. Với mong muốn được che chở, bảo vệ và xua đuổi các vong hồn, tà ma vất vưởng làm hại gia đình.
Ngoài ra, lễ cầu xin này còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gìn giữ và tôn trọng những nét đẹp văn hóa và tâm linh truyền thống của người dân Việt Nam. Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ các nghi lễ thường niên hàng năm.
>> Xem thêm: Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Cho 3 Miền Chuẩn Nhất 2023
Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương) nên ăn gì?
Cơm rượu nếp
Dân gian truyền tai nhau rằng, ăn cơm rượu nếp trong Tết Đoan Dương sẽ giúp diệt sâu bọ rất tốt bởi tháng 5 âm lịch là thời điểm sâu bọ phát triển nhanh chóng, dễ phát sinh dịch bệnh. Ăn cơm rượu nếp khi bụng đang đói với vị nồng cay của rượu sẽ làm “sâu bọ” trong cơ thể sẽ “say” và chết đi.
Chè đỗ đen
Với ý nghĩa diệt sâu bọ, chè đỗ đen cũng là món ăn truyền thống trong dịp lễ Đoan Ngọ này. Bạn có thể rắc thêm đậu phộng và dừa nạo để tăng thêm hương vị cho món chè này nhé.
Bánh tro
Bánh tro hay nhiều vùng miền gọi với cái tên là bánh u tro. Loại bánh này được coi là kết tinh của sự kết hợp giữa trời đất và con người. Bánh được làm từ gạo nếp, tỏi, đỗ xanh và thịt heo.
Ngày Tết Đoan Dương chắc hẳn không thể bỏ qua loại bánh này, với hương vị đậm đà, thương ngon và mang ý nghĩa xua đuổi, loại trừ những điều xấu xa ra khỏi gia đình.
>> Tham khảo thêm: Bột Nếp Làm Bánh Gì? Gợi Ý 8 Loại Bánh Dễ Làm Từ Bột Nếp
Chè trôi nước
Loại chè trôi nước có hương vị ngọt ngào, màu sắc trắng trong, người dân thưởng thức loại bánh này trong ngày Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa thu hút may mắn, bình an và thành công. Với những nguyên liệu đơn giản và dễ tìm: Bột gạo, đường phèn và nước cốt dừa, cả nhà cùng nhau quây quần và nặn trôi nước sẽ rất vui.
Xôi xéo
Xôi xéo thơm ngon và thân thuộc với người dân Việt Nam không chỉ trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên khi thưởng thức xôi xéo trong ngày lễ này sẽ giúp bản thân thu hút nhiều may mắn, tài lộc và sự thành công viên mãn.
Nếu bạn quá bận rộn với công việc cơ quan mà không có thời gian để tự nấu những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ thì cũng đừng lo lắng vì đã có dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Tải app và đặt lịch ngay, các Chị Ong Cam sẽ tới và giúp bạn chế biến đầy đủ những món của ngày Tết này đúng chuẩn hương vị thơm ngon.
Tải app bTaskee liền tay, đặt lịch và trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!
Các hoạt động tẩy uế được diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ
Với ý nghĩa “Diệt sâu bọ”, trong ngày Tết Đoan Ngọ có rất nhiều các hoạt động tẩy uế được thực hiện. Có thể kể đến lần lượt như:
Đốt nhang, vệ sinh bàn thờ bằng nước gừng quế và cúng Gia Tiên: Với ý nghĩa thanh tẩy, xua đuổi các yếu tố ma quỷ và giữ lại sự bình an, sạch sẽ trên bàn thờ Gia Tiên.
Rửa mặt và tắm rửa: Với ý nghĩa gội sạch những thứ xui xẻo còn đọng lại trên cơ thể và tâm hồn và xua đuổi những bệnh tật.
Ăn những món đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ: Bánh tro, chè trôi nước, xôi xéo,…Với ý nghĩa diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi tà ma và thu hút sự may mắn, bình an cho bản thân và gia đình.
>> Tham khảo thêm: Top 10 Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc Đậm Đà Hương Vị Cổ Truyền
Lời chúc Tết Đoan Dương hay và ý nghĩa nhất
Như ngày Tết Nguyên Đán, vào ngày Tết Đoan Dương, mọi người, mọi nhà cũng thường gặp nhau. Họ hồ hởi đón chào, thân thương dành tặng nhau những câu chúc tốt đẹp và hoan hỉ nhất. Bạn có thể tham khảo một vài lời chúc của bTaskee nhé!
- Chúc mừng Tết Đoan Dương, tẩy uế đón trời mới. Sức khỏe tạo nên sự thành đạt, đưa gia đình đến chân trời mới.
- Cầu cho tất cả anh em đồng bào được bình an, sức khỏe, hạnh phúc, thành công, vạn sự như ý trên con đường tình, tâm hướng về tương lai và những niềm khát khao tốt đẹp.
- Tết Đoan Dương đến chúc mừng, bước sang 1 năm mới sức khỏe an vui, hạnh phúc đón tay, thành công viên mãn đón chào.
- Chúc mừng Tết Đoan Dương, đuổi đi tà ma, tẩy trừ vận xui, mang đến cho gia đình sự bình an, đầy đủ và hanh thông trong năm mới.
- Sang Tết Đoan Dương, nguyện cầu cho bạn và gia đình sức khỏe dồi dào, công danh thăng tiến, tài lộc ấm no, hạnh phúc tràn đầy.
- Tết Đoan Dương sắp đến, chúc bạn và gia đình tràn đầy sức khỏe, may mắn và thành công rực rỡ. Mọi điều tốt đẹp sẽ đến bên bạn và gia đình.
Tết Đoan Ngọ cần kiêng gì?
- Kiêng các loại thịt gà, bò và heo, thay vào đó bạn nên ăn chay các loại thực phẩm như: Đậu, ngũ cốc, rau củ,…
- Kiêng các thực phẩm cay nóng và nên ăn hoặc uống các loại trà thanh nhiệt có tính mát như: Chè đỗ đen, chè trôi nước,…
- Kiêng tránh để giày dép lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí vào nhà.
- Tránh để rơi tiền vì việc rơi tiền trong ngày này đồng nghĩa với việc làm rơi mất tài lộc, tài vận.
- Không mua đồ có hình thù kỳ quái. Việc này để tránh việc rước thêm tà khí, những điều xui rủi về nhà.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u vì việc này dễ thu hút tà khí, bệnh tật xâm nhập vào người.
- Ngoài ra bạn nên kiêng nổi nóng, cáu gắt thay vào đó là bạn cần giữ một tâm thế bình tĩnh và nhẹ nhàng đối với mọi sự việc và mọi người xung quanh.
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh. Ngoài những hoạt động tẩy uế, thu hút bình an và may mắn thì có một vài điều bạn cũng nên kiêng. Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cũng như hoàn thành trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ này.
>> Có thể bạn quan tâm: Sắm Đồ Tết Cho Gia Đình Nhất Định Phải Có 21 Món Đồ Sau
Tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ ở các nước phương Đông
Không chỉ Việt Nam mà Tết Đoan Ngọ còn là ngày lễ quan trọng ở một số nước Phương Đông. Tuy diễn ra chung một ngày 5.5 âm lịch hàng năm nhưng mỗi quốc gia lại có tập tục trừ uế và xua đuổi những điều xui rủi bằng những hoạt động khác nhau.
Trung Quốc
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc cũng được tổ chức thường niên hàng năm với ý nghĩa tẩy uế và đuổi ma quỷ. Người dân Trung Quốc thường cắm lá atiso để trực đêm và đốt núm đỗ nước trong nhà để ngăn chặn và xua đuổi tà ma. Vào ngày lễ này họ thường chơi đua thuyền, ăn bánh dưa và xôi trắng.
Nhật Bản
Ở xứ xở Hoa Anh Đào, Tết Đoan Dương còn được biết đến là ngày Tết Tang Ua. Người dân Nhật Bản thường cắm lá atiso và cho một loại cỏ xanh lá nhỏ vào ly trà. Ngày Tết này còn đánh dấu sự kết thúc của mùa Xuân và mở cánh cửa bước sang mùa Hè.
Hàn Quốc
Tết Đoan Ngọ được người dân Hàn Quốc gọi là ngày lễ Dano. Họ thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, đánh cầu kỳ coi, nhảy múa và hát vào dịp lễ này. Đặc biệt để trừ tà ma và những điều xui rủi, họ thường tắm nước lá nhóm.
Câu hỏi thường gặp
- Tại sao người ta lại tẩy uế vào Tết Đoan Ngọ?
Người dân thường tẩy uế vào Tết Đoan Ngọ là bởi theo quan niệm dân gian, thời điểm 5.5 hàng năm giới âm có sự thay đổi vị trí. Việc này sẽ khiến nhiều tà ma, quỷ hành sẽ xâm nhập vào giới dương của con người mang lại nhiều điều xui rủi và bệnh tật.
Vì thế thực hiện tẩy uế sẽ giúp mọi người xua đuổi tà ma, cầu bình an và may mắn. Đây là 1 trong những nét đẹp tâm linh mà nhân dân đang giữ gìn rất tốt. - Cách dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp bàn thờ trong ngày Đoan Ngọ như thế nào?
Trước và trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn nên dọn dẹp nhà cửa một cách tổng thể nhất, từ những góc khuất, ngách nhỏ trong nhà. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn mang lại sự sạch sẽ nhất cho không gian nhà cửa để đón nhận may mắn vào nhà.
Đối với sắp xếp bàn thờ ngày Tết Đoan Dương, bạn bắt đầu bằng việc lau chùi kỹ lưỡng bàn thờ với khăn khô, lau chùi từ mặt bàn thờ cho đến các vật dụng cúng bái trên bàn thờ. Sau đó dùng nước quế gừng để lau lại toàn bộ khu thờ cúng để thanh tẩy mọi điều cũ, giữ cho không gian thơm tho và sạch sẽ. - Trang phục truyền thống trong ngày Đoan Ngọ có những đặc điểm gì?
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, bạn có thể lựa chọn một số loại trang phục để diện và chúng thường có những đặc điểm như:
– Màu sắc tươi tắn để thu hút may mắn và tài lộc.
– Ưu tiên những trang phục truyền thống như: Áo dài, nón lá,…để làm nổi bật giá trị văn hóa Việt Nam.
– Những trang phục mang họa tiết đơn giản, mềm mại thể hiện vẻ đẹp trang nhã và tối giản phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam.
Qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc “Tết Đoan Ngọ là gì?” rồi phải không nào. Cùng với đó là nhiều thông tin khác, bTaskee hy vọng chúng sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi bTaskee để đón nhận thêm nhiều mẹo hay thú vị khác nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Top 5 Món Ăn Không Thể Thiếu Ngày Tết Miền Nam
- Mách Bạn Thực Đơn Mâm Cỗ Chay Siêu Đỉnh Ngày Tết
- Trước Tết Mọi Người Thường Làm Gì?
Hình ảnh: Pinterest