Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết cổ truyền) là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo âm lịch. Đây không chỉ là dịp sum họp gia đình, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà còn là thời điểm khởi đầu cho những ước nguyện, hy vọng mới.
Cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa, các phong tục trong ngày Tết, cũng như lập kế hoạch dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón Tết an lành nhé!
Tết Nguyên Đán Là Gì? Tết Cổ Truyền Diễn Ra Vào Thời Gian Nào?
Tết Nguyên Đán (hay Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, hoặc đơn giản là Tết) là dịp lễ lâu đời nhất và quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo âm lịch.
Tết Nguyên Đán thường diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) với lễ cúng ông Công ông Táo, kéo dài đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng. Thời khắc quan trọng nhất của Tết là giao thừa, đánh dấu thời điểm năm cũ chuyển sang năm mới.
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán
Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán
Theo các tài liệu lịch sử, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ văn minh nông nghiệp lúa nước của các dân tộc Đông Á. Lễ hội này được tổ chức theo chu kỳ của mặt trăng, mang ý nghĩa tôn vinh thiên nhiên và đánh dấu mùa màng mới.
Tại Việt Nam, tập tục này được ghi nhận trong nhiều văn bản cổ như Đại Việt sử ký toàn thư. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, Tết không chỉ đánh dấu thời điểm bắt đầu vụ mùa mới mà còn liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa văn hóa – tinh thần. Trong đó có 3 ý nghĩa chính là:
1/ Đoàn viên gia đình
Đây là dịp sum họp quan trọng nhất trong năm của người Việt nhằm thắt chặt tình thân. Trong dịp này, các gia đình thường dọn dẹp nhà cửa, trang trí bằng hoa mai, hoa đào và chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để mời tổ tiên về chung vui.
2/ Kính nhớ và tri ân tổ tiên
Các nghi lễ trong dịp Tết đều thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là lúc mọi người hướng về cội nguồn, thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên qua các nghi lễ thờ cúng.
3/ Cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng
Theo quan niệm, mọi việc trong ngày Tết đều ảnh hưởng đến cả năm. Do đó, đây là thời điểm mọi người gác lại những điều không may của năm cũ, hướng tới khởi đầu mới với những hy vọng và ước nguyện tốt đẹp.
>> Có thể bạn quan tâm:
Tết Làm Gì Để May Mắn? Xem Ngay 12+ Gợi Ý Việc Làm Thu Hút Tài Lộc
Các Phong Tục Truyền Thống Trong Dịp Tết
Dọn Dẹp Và Trang Trí Nhà Cửa Đón Tết
Theo quan niệm, phong tục dọn nhà đón Tết không chỉ là việc làm sạch không gian sống mà còn mang ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ và chào đón năng lượng tích cực cho năm mới.
Theo đó, mọi người thường dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên và trang trí nhà ngày Tết bằng hoa đào, hoa mai, câu đối Tết màu đỏ để mang lại không khí tươi mới và may mắn cho năm mới.
Ở một số vùng miền, cây nêu ngày Tết cũng được dựng lên trước nhà để xua đuổi tà ma và chào đón sự thịnh vượng.
Cúng Ông Công Ông Táo Và Tổ Tiên
Phong tục cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Người dân tin rằng ông Công ông Táo sẽ về trời báo cáo mọi việc trong gia đình suốt năm qua, vì vậy việc cúng tiễn ông Táo là rất quan trọng.
Ngoài ra, trong suốt dịp Tết, các gia đình cũng các gia đình còn tổ chức lễ cúng tổ tiên để mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu.
Xông Đất Và Lì Xì Đầu Năm
Xông đất và lì xì là hai phong tục không thể thiếu trong dịp Tết. Xông đất là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mới, được cho là sẽ mang lại may mắn hoặc xui xẻo cho gia chủ tùy thuộc vào tính cách và vận mệnh của người đó.
Trong khi đó, phong tục lì xì (hay mừng tuổi) thể hiện tình cảm và sự chúc phúc giữa các thế hệ. Trẻ em và người già thường nhận được những phong bao lì xì đỏ chứa tiền may mắn.
Các Phong Tục Đặc Trưng Khác
Ngoài những phong tục trên, còn nhiều hoạt động đặc trưng khác như:
- Đi Chùa/Nhà thờ đầu năm
- Mua sắm Tết
- Gói bánh chưng, bánh tét. Xem thêm cách gói bánh chưng ngày tết đơn giản, ngon đúng chuẩn truyền thống.
- Xin chữ đầu năm
Những hoạt động này không chỉ giúp gia đình thêm gắn kết mà còn mang lại không khí Tết ấm áp và vui vẻ.
Để xem thêm chi tiết về tất cả phong tục ngày Tết, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết:
Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Dọn Dẹp Và Đón Tết Trọn Vẹn Cùng bTaskee
Với 9 năm kinh nghiệm trong ngành cùng hệ sinh thái 18+ dịch vụ gia đình chuyên nghiệp, bTaskee mang đến giải pháp toàn diện giúp các gia đình tiết kiệm thời gian, công sức để đón Tết trọn vẹn và ý nghĩa.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhu cầu dọn dẹp nhà cửa ngày Tết tăng hơn 40% so với ngày thường, nhưng nhiều người gặp áp lực lớn khi không thể cân bằng giữa công việc và dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.
Vậy hãy để bTaskee đồng hành cùng gia đình bạn qua kế hoạch sau:
Dọn Dẹp Và Vệ Sinh Nhà Cửa Trước Tết
30 ngày trước Tết:
- Đặt lịch tổng vệ nhà cửa đón Tết toàn diện.
- Vệ sinh chuyên sâu các thiết bị: vệ sinh máy lạnh, vệ sinh máy giặt, bình nóng lạnh.
- Vệ sinh sofa, rèm cửa, đệm, thảm.
15 ngày trước Tết:
Đặt dịch vụ giúp việc ngày Tết để duy trì không gian sạch sẽ cho ngôi nhà tại các khu vực quan trọng.
7 ngày trước Tết:
Tiếp tục sử dụng dịch vụ giúp việc ngày Tết để dọn dẹp lần cuối cũng như để các chị Ong hỗ trợ gia đình trang trí Tết, chuẩn bị không gian thờ cúng, dọn dẹp lau dọn bàn thờ Tết…
Đồng thời, nếu có nhu cầu mua sắm Tết mà không có thời gian, thời gian này các gia đình cũng có thể sử dụng dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee.
Từ đó tiết kiệm thời gian chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn Tết và cho các mâm cỗ truyền thống.
Chăm Sóc Nhà Cửa Trong Và Sau Tết
bTaskee phục vụ xuyên Tết, do đó các gia đình không cần phải lo lắng về việc dọn dẹp trong và sau Tết. Do đó, để duy trì không gian sống sạch đẹp xuyên Tết để đón khách đến chơi, bTaskee đề xuất:
Trong Tết:
- Sử dụng dịch vụ giúp việc theo giờ định kỳ mỗi tuần
- Sử dụng dịch vụ dịch vụ đi chợ hộ và nấu ăn gia đình để chuẩn bị mâm cỗ.
Sau Tết:
- Lên lịch tổng vệ sinh định kỳ (1-2 tháng/lần)
- Đặt lịch giúp việc hàng tuần
- Vệ sinh chuyên sâu thiết bị điện lạnh.
Nhanh tay tải ứng dụng bTaskee để lên lịch dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa ngay!
Câu Hỏi Thường Gặp
Trước Tết Mọi Người Thường Làm Gì?
Trước Tết mọi người thường tham gia nhiều hoạt động mang ý nghĩa chuẩn bị và chào đón năm mới. Dưới đây là những việc làm phổ biến:
- Dọn dẹp và trang trí nhà cửa
- Mua sắm tết
- Ăn tất niên
- Chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo
- Gói bánh chưng, bánh tét
- Mua hoa và trái cây cho mâm ngũ quả
Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết:
Trước Tết Mọi Người Thường Làm Gì?
Những Điều Kiêng Kỵ Ngày Tết Là Gì?
Tết có nhiều điều kiêng kỵ cần tránh để tránh mang lại xui rủi. Dưới đây là những điều kiêng kỵ phổ biến:
- Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1
- Không nói những lời không hay
- Tránh làm vỡ đồ
- Không cho lửa, nước ra ngoài nhà
- Không đến nhà người khác khi gia đình có tang
Để biết thêm chi tiết 22 điều kiêng kỵ ngày Tết và lý do vì sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết:
20+ Điều Kiêng Kỵ Ngày Tết Cần Biết Nếu Không Muốn Rước Vận Xui Cả Năm
Mùng 1 Quét Nhà Có Sao Không?
Theo quan niệm dân gian, quét nhà vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán là một điều kiêng kỵ, bởi hành động này được cho là sẽ “quét đi tài lộc”, làm thất thoát may mắn và phúc khí trong cả năm.
Để biết thêm về nguồn gốc, ý nghĩa và cách hóa giải nếu đã lỡ quét nhà vào ngày Mùng 1, bạn đọc tham khảo chi tiết tại bài viết:
Mùng 1 Quét Nhà Có Sao Không? Nếu Lỡ Quét Thì Phải Làm Sao?
Tết Nguyên Đán là dịp thiêng liêng, thể hiện nét đẹp văn hóa và tinh thần đoàn viên của dân tộc ta. Để đón một mùa Tết trọn vẹn, việc dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chu đáo là điều không thể thiếu.
Với sự hỗ trợ từ các dịch vụ chuyên nghiệp của bTaskee, mọi gia đình có thể an tâm tận hưởng không khí Tết cổ truyền, dành nhiều thời gian hơn cho những giây phút sum vầy ý nghĩa bên người thân yêu.
Chúc mọi nhà một năm mới an khang và thịnh vượng!