Chuyển nhà là sự kiện đánh dấu một chương mới cho cuộc sống gia đình. Để ngôi nhà luôn tràn ngập niềm vui và may mắn, nhiều gia đình đã thỉnh ông Địa về để phù hộ độ trì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức này chi tiết và chuẩn xác nhất.
Vì Sao Cần Thỉnh Ông Địa Về Nhà Mới?
Ông Địa là vị thần hộ mệnh giúp gia chủ đón nhận nhiều điều tốt lành và giữ cho hòa khí ngôi nhà luôn vui vẻ. Nghi lễ thỉnh Ông Địa về nhà mới nhập trạch đảm bảo “an vị thần linh” tại nơi ở mới và đánh dấu sự khởi đầu thuận lợi, may mắn, ổn định.
Đây là cách thể hiện lòng thành kính với thần linh, giúp gia chủ an tâm và tự tin hơn khi bắt đầu cuộc sống mới.
5 Bước Chuẩn Bị Khi Thỉnh Ông Địa Về Nhà Mới
Chọn Ngày Lành Tháng Tốt
Theo dân gian, gia chủ sẽ căn cứ vào lịch âm để chọn ngày hoàng đạo và tránh các ngày hắc đạo, xung khắc với tuổi của gia chủ. Những ngày mùng 1, mùng 10 hay 15 âm lịch được xem là ngày tốt để thỉnh Ông Địa. Đặc biệt, ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) là ngày lý tưởng để thờ cúng Ông Địa giúp thu hút tài lộc.
Nên cúng các giờ như Đại An (5h-7h sáng), Tốc Hỷ (9h-11h sáng), và Tiểu Các (13h-15h) vì đó là những giờ đẹp mang lại nhiều may mắn và mình ban cho gia đình.
Chuẩn Bị Không Gian Đặt Bàn Thờ
Khi đặt bàn thờ cần chuẩn bị nơi trang trọng, yên tĩnh. Bàn thờ nên đặt sát tường và hướng ra cửa chính để đón nhận nguồn sinh khí tốt, tránh đặt đối diện nhà vệ sinh hoặc nơi ẩm thấp.
Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật cần thiết như bát hương, đèn, bình hoa,… để thờ thần linh mong được phù hộ độ trì và thu hút tài lộc.
Chuẩn Bị Mâm Cúng Chu Đáo
Lễ vật cúng Ông Địa cần được chuẩn bị chu đáo với hoa, trái cây tươi, nhang, đèn, nước sạch, bánh kẹo và giấy tiền vàng mã. Việc lựa chọn và sắp xếp hợp lý sẽ tạo ra không gian tâm linh, thu hút vượng khí và mang lại bình an cho gia đình.
Mâm cúng trình bày đẹp mắt cũng sẽ thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh và tạo nên không khí ấm cúm, đoàn kết.
Bạn có thể biết: Về Nhà Mới Nên Cúng Trái Cây Gì Để Đem Lại May Mắn, Tài Lộc?
Bài Văn Khấn Thỉnh Ông Địa
Bài văn khấn Thỉnh Ông Địa số 1:
“Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì thay đổi nơi sinh sống, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới, từ nơi cũ sang địa chỉ……………………. (hoặc từ vị trí cũ sang vị trí mới trong phòng)
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chắp lễ chắp cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.
Bài văn khấn Thỉnh Ông Địa số 2:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo Phủ Thần quân.
Con kính lạy ngài Thần Tài, vị tiền bối Thổ Địa.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …, gia đình chúng con vừa chuyển về nơi ở mới tại (địa chỉ nhà mới). Tín chủ con là (họ tên) cùng toàn thể gia đình xin phép được kính cẩn dâng lễ vật, thắp nén nhang thành tâm dâng lên chư vị thần linh.
Cúi xin chư vị thần linh chứng giám lòng thành, cho phép chúng con được an vị Thần Tài Thổ Địa tại ngôi nhà mới này. Chúng con cầu xin Thần Tài phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, thịnh vượng, công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, mọi sự hanh thông thuận lợi.
Xin chư vị thần linh chứng giám và phù hộ cho gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Bài văn khấn Thỉnh Ông Địa số 3:
“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).
– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..
Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”
Hoàn Tất Nghi Lễ Thỉnh Ông Địa
Sau khi hoàn thành nghi thức cúng bái, gia chủ cần tiến hành dọn dẹp bàn thờ. Đặc biệt, cần chú ý đồ thờ cúng, nến nhang đã cháy hết để mọi thứ được viên mãn. Việc hoàn tất nghi lễ một cách chu đáo sẽ thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên, đồng thời mở ra một chương mới tốt đẹp tại ngôi nhà mới.
Câu Hỏi Thường Gặp
Có Nên Đặt Thêm Vật Phẩm Phong Thủy (Như Tỳ Hưu, Thiềm Thừ) Trên Bàn Thờ Ông Địa Trong Nhà Mới Không?
Có, vì Tỳ Hưu giúp bảo vệ và mang đến tài lộc còn Thiềm Thừ (cóc ngậm tiền) mang ý nghĩa thu hút tiền tài. Tuy vậy, Thiềm Thừ không nên đặt dưới đất và phía bên trái bàn thờ, tránh đặt trực tiếp lên bàn thờ.
Có Cần Làm Lễ Trả Đất Cho Nhà Cũ Trước Khi Thỉnh Ông Địa Về Nhà Mới Không?
Có, vì thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh bảo vệ ngôi nhà cũ, giúp “dọn sạch” năng lượng cũ và tạo điều kiện cho vận khí ở ngôi nhà mới tốt hơn.
Thỉnh Ông Địa về nhà mới là phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh đã bảo vệ gia đình. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để thực hiện nghi lễ một cách suôn sẻ và may mắn.