Nhắc đến Tết Trung Thu chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những lồng đèn truyền thống mang đậm dấu ấn dân tộc Việt. Thế nhưng, những món đồ chơi cổ truyền ấy thường được sản xuất tại đâu? Nội dung dưới đây bTaskee sẽ đưa bạn khám phá thủ phủ đồ chơi truyền thống Trung Thu lớn tại Việt Nam.
Làng Ông Hảo – Thủ phủ đồ chơi Trung Thu
Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) được biết đến là Thủ phủ đồ chơi Trung thu nổi tiếng tồn tại hơn 60 năm qua. Đây là một trong những ngôi làng vẫn giữ vững giá trị truyền thống với những món đồ chơi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc như: Trống, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng,…
Thoạt đầu, những nghệ nhân trong làng chỉ sản xuất trống và tễu để phục vụ cho các tiết mục dân gian của người Bắc Bộ. Dần dần những năm gần đây, đồ chơi truyền thống được nhiều người biết đến hơn nên số lượng khách đặt hàng tăng mạnh.
Nắm bắt thị hiếu người Việt dần ưa chuộng và thích thú tìm hiểu các giá trị cổ xưa nên nhiều hình dạng đồ chơi truyền thống cũng được ra đời và sản xuất nhiều hơn như: Mặt nạ, đầu lân, trống thủ công, các loại đèn lồng thời 7x, 8x,…
Đã gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi hơn 40 năm nay, ông Hảo từng cho biết: ”Mỗi năm cứ vào dịp này, số lượng đơn hàng lại tăng vọt, cả gia đình tất bật làm từ sáng tới tối vẫn không xuể.”
>> Xem thêm: Tết Trung Thu Ngày Mấy Dương Lịch Năm 2023?
Một số đồ chơi truyền thống của làng nghề
Mặt nạ giấy bồi
Mặt nạ giấy bồi là một trong những món đồ chơi không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung Thu của người dân Việt Nam từ xa xưa. Những chiếc mặt nạ này thường được các nghệ nhân tạo hình thành các nhân vật nổi tiếng như: Thổ địa, Thị Nở,… với màu sắc bắt mắt và vô cùng dí dỏm.
Tại làng ông Hảo, mỗi chiếc mặt nạ được gia công 100% thủ công dưới đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân từ công đoạn đổ xi măng tạo hình – bồi thôi – phơi khô cho đến vẽ tạo hình. Chính vì thế, đây luôn là món đồ chơi bán chạy nhất và không thể thiếu trong những gia đình tôn sùng văn hóa dân tộc mỗi dịp Trăng Rằm.
Mặc dù, để tạo ra một chiếc mặt nạ giấy bồi không phải là điều quá phức tạp, nhưng nó đòi hỏi sự khéo léo và sự tỉ mỉ tinh tế trong từng nét vẽ và các nguyên liệu cấu thành đặc trưng. Những chiếc mặt nạ phải mang trong họ một thần thái đặc biệt, cần phải thể hiện được bản chất riêng của từng nhân vật.
Những nghệ nhân tại xưởng ông Ông Hải sẽ tập trung vào việc tạo ra các chi tiết như râu, mắt… và sử dụng màu sắc tươi sáng và sinh động để tạo nên sự gần gũi và thân thuộc, không chỉ với trẻ em mà cả người lớn cũng đều hâm mộ.
>> Xem thêm: Tuyệt Chiêu Cách Làm Mặt Nạ Trung Thu Bằng Giấy Cho Bé
Trống thủ công
Trống thủ công là một trong những món đồ chơi không phổ biến trong mỗi dịp Tết Trung Thu của người dân Việt Nam. Theo các nghệ nhân trong làng cho biết, mỗi năm có hơn 50.000 chiếc trống da được bán ra với mức giá dao động từ 15.000 – 40.000 đồng tùy phân loại kích cỡ.
Những chiếc trống tại làng ông Hảo được làm hoàn toàn thủ công từ gỗ bồ đề, gỗ mỡ hoặc gỗ trám. Khi chưa có máy móc để làm thân trống, các công đoạn phải làm tay, mất nhiều thời gian.
Ngày nay có thêm máy cắt, máy tiện thì những công đoạn đầu trở nên đơn giản hơn. Sau đó, mỗi sản phẩm sẽ mang đi tạo hình khuôn, chế tác bề mặt da và sau đó hoàn thiện vô cùng tỉ mỉ.
Đèn lồng
Đèn lồng không chỉ là một món đồ chơi quen thuộc vào mỗi dịp Tết Trung Thu mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta từ trước đến nay. Ngày trước, lồng đèn chủ yếu có hình dáng ông sao 5 cánh chủ đạo, sau đó dần dần được biến hóa với nhiều hình dạng khác nhau như: Cá chép, cung trăng, lồng đèn tàu hỏa,…
Không riêng gì các đồ chơi kể trên, đèn lồng Trung Thu tại làng ông Hảo cũng được sản xuất bởi những bàn tay cần mẫn của những người thợ thủ công lành nghề. Mỗi chiếc đèn lồng được tạo nên từng những đoạn tre được vót tỉ mỉ bọc qua lớp giấy kiếng với tạo hình ngôi sao 5 cánh cổ điển.
>> Xem thêm : Top 16+ Cách Làm Đèn Trung Thu Handmade Siêu Đơn Giản
Trung thu đang đến gần, việc chuẩn bị các món ăn để sắp cúng vào đêm Rằm khá mất nhiều thời gian, khiến bạn lo lắng không có nhiều thời gian để tự tay cùng các bé chuẩn bị lồng đèn. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình tại bTaskee để những chị Ong giúp bạn vào bếp chuẩn bị và sắp mâm cỗ Trung thu thật hấp dẫn và thu hút.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm dịch vụ tiện ích ngay!
Đèn kéo quân
Đèn kéo quân luôn được ví von tựa như “món quà ký ức” của những bọn trẻ con thời xưa tại các làng quê vào mỗi dịp Trăng Rằm. Không những thế, đèn kéo quân còn là cách gợi nhớ nét đẹp văn hóa truyền thống đến những người trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Mỗi chiếc lồng đèn kéo quân tại làng ông Hảo luôn được chứa đựng tấm lòng trân quý truyền thống dân tộc được kết tinh trong từng công đoạn chế tác tỉ mỉ. Người dân cần mẫn chuốt từng nhanh tre, quấn cẩn thận từng mảnh giấy để tạo hình ra thành phẩm hoàn hảo nhất trước khi đến tay khách hàng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh làng ông Hảo – Thủ phủ đồ chơi Trung Thu truyền thống mà bạn nên ghé thăm một lần. Mến chúc bạn cùng gia đình sẽ có những phút giây hạnh phúc vào mùa Trăng Rằm năm nay!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Phố Lồng Đèn Lương Nhữ Học – Nơi Check In Trung Thu Hot Nhất Sài Gòn
- Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Cho 3 Miền Chuẩn Nhất 2023
- Top 11 Các Loại Đèn Trung Thu Của Tuổi Thơ Và Ý Nghĩa
Hình ảnh: Tienphong, kinhtemoitruong, giaoducthoidai, kienthuc.net.