Dọn về nhà mới được xem là khởi đầu mới, mang theo hy vọng về một cuộc sống tốt lành, may mắn và bình an. Để rước tài lộc và đảm bảo mọi điều thuận lợi, việc thực hiện thủ tục về nhà mới theo đúng truyền thống là vô cùng quan trọng.
16 nghi thức thủ tục đơn giản dưới đây sẽ giúp gia đình gia chủ gắn kết, thu hút năng lượng tích cực và tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống thịnh vượng.
16 Thủ Tục Về Nhà Mới Thu Hút Vận May Và Tài Lộc Cho Tổ Ấm
8 Thủ Tục Về Nhà Mới Thuộc Về Tín Ngưỡng Dân Gian Và Phong Thủy
Người xưa có câu: “Thờ có thiêng, kiêng có lành” nhằm nhấn mạnh rằng nếu thực hiện đúng những nghi lễ thờ cúng, tôn kính thần linh và tổ tiên sẽ mang lại phước lành, may mắn và bình an.
Do đó, việc tuân thủ những thủ tục phong thủy về nhà mới không những tạo sự an tâm và tinh thần vững chãi cho gia chủ, mà còn giúp tăng tài lộc, thu hút vượng khí cho gia đình.
Nhà mới ở đây có thể là nhà mới mua, mới xây/cải tạo, hay nhà mới thuê, chung cư, căn hộ…Các thủ tục về nhà mới thường được thực hiện trước khi gia chủ chính thức chuyển về sinh sống.
Dưới đây là 8 công việc mà gia chủ cần làm:
Chọn Ngày Giờ Tốt
Thủ tục đầu tiên là chọn ngày giờ đẹp để nhập trạch về nhà mới. Theo quan niệm dân gian, để chọn ngày giờ nhập trạch tốt, gia chủ cần lưu ý chọn ngày Hoàng Đạo hoặc ngày lành tháng tốt, những ngày hợp tuổi với gia chủ để mang lại may mắn. Ngoài ra, cần tránh các ngày xấu như ngày Tam Nương, ngày Nguyệt Kỵ hoặc những ngày bất lợi như Dương Công Kỵ Nhật.
Gia chủ có thể kết hợp với hướng nhà, cung mệnh và các yếu tố phong thủy khác như năm sinh, thiên can, địa chi để chọn ngày giờ phù hợp. Việc này sẽ giúp tăng cường vận khí, thu hút tài lộc, và bình an cho cả gia đình.
Nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức, gia đình nên nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia phong thủy.
Xông Nhà, Tẩy Uế Mùi Hôi
Thủ tục về nhà mới tiếp theo là xông nhà mới và tẩy uế mùi hôi. Việc này sẽ giúp loại bỏ năng lượng tiêu cực và mang đến không khí trong lành cho nhà mới mua, mới thuê, mới xây… Thường gia chủ sẽ dùng các nguyên liệu như sả, quế, trầm hương,… để xông vì các nguyên liệu này không chỉ khử mùi mà còn xua đuổi tà khí và thu hút vượng khí.
Gia chủ nên xông nhà khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi chuyển đồ vào. Ngoài ra, gia đình cũng nên mở cửa sổ để lưu thông không khí và đẩy mùi hôi, tà khí ra ngoài, trả lại không gian sạch sẽ và thoáng mát cho gia đình.
Cúng Thần Tài, Thổ Địa Trong Thủ Tục Về Nhà Mới
Thần Tài và Thổ Địa và hai vị thần cai quản tài lộc và đất đai, nhà cửa. Do đó, thủ tục cúng Thần Tài và Thổ Địa khi về nhà mới mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, bình an và thịnh vượng cho gia đình.
Đồ lễ cúng thường gồm mâm ngũ quả, bộ tam sên, rượu, nước… để thể hiện lòng thành kính. Nghi lễ thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc giờ Hoàng Đạo để cầu xin hai vị thần ban phước lành và phù hộ cho gia đình.
>> Có thể bạn quan tâm:
Cúng Về Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Gì Để Rước May Mắn Bình An Tránh Xui Xẻo?
Mang Chiếu Và Bếp Lửa Về Nhà Mới Đầu Tiên
Theo quan niệm, chiếu tượng trưng cho sự ổn định và là nơi gia chủ có thể ngồi nghỉ ngơi và an cư lạc nghiệp trong nhà mới. Bếp lửa là biểu tượng của sự ấm no và thịnh vượng cho cả gia đình.
Theo thứ tự, gia chủ trước tiên mang chiếu vào trước để tạo nền tảng vững chắc, sau đó là đem bếp vào để đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi và may mắn đến cho gia đình.
Treo Chuông Gió Để Dẫn Dắt Khí Luân Chuyển Trong Nhà
Thủ tục về nhà mới tiếp theo là treo chuông gió trước cửa nhà hoặc cửa sổ. Chuông gió có chức năng điều hòa luồng khí giúp cân bằng phong thủy. Ngoài ra, âm thanh nhẹ nhàng của chuông không những giúp thư giãn mà còn xua đuổi tà khí mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Để Đèn Điện Sáng 3 Đêm Đầu Tiên Sau Khi Chuyển Đến Nhà Mới
Nên để điện sáng trong 3 đêm đầu vì ánh sáng tượng trưng cho dương khí giúp duy trì năng lượng tích cực, xua đuổi tà khí trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, mở đèn còn giúp gia đình thấy an toàn, bớt lạ lẫm và kích hoạt sinh khí, mang lại may mắn và khởi đầu thuận lợi cho gia chủ.
Làm Lễ Đặt Bàn Thờ Gia Tiên Ở Nhà Mới
Kế đến, khi về nhà mới gia chủ cần đặt bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Gia đình cũng cần lưu ý về việc chọn ngày giờ Hoàng đạo và vị trí đặt bàn thờ để đón nhiều phúc lộc.
Nổi Lửa Và Mở Cho Nước Chảy
Thủ tục về nhà mới cuối cùng là nổi lửa và mở vòi nước chảy liên tục. Nổi lửa trong bếp tượng trưng cho sự khởi đầu mới, cho thấy gia đình đã sẵn sàng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Lửa có thể từ bếp củi, bếp than hoặc bếp gas tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Bên cạnh đó, mở vòi nước chảy trong nhà mới tượng trưng cho sự hanh thông và suôn sẻ. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ.
8 Thủ Tục Về Nhà Mới Thuộc Về Hành Chính
Thực hiện các thủ tục về nhà mới thuộc về hành chính là điều cần thiết để đảm bảo an toàn pháp lý cho ngôi nhà và gia đình. Đồng thời, việc tuân thủ đúng quy trình hành chính pháp luật sẽ giúp gia chủ bắt đầu cuộc sống mới với sự minh bạch, hợp pháp và yên tâm lâu dài.
Dưới đây là 8 công việc mà gia chủ cần làm khi chuyển đến nhà mới:
Cập Nhật Thông Tin Cư Trú
Thủ tục hành chính đầu tiên khi về nhà mới mà gia đình cần làm là cập nhật thông tin cư trú. Theo Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14: “Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú” và “Mọi công dân phải thực hiện việc đăng ký cư trú theo Quy định”.
Việc khai báo cư trú sẽ không chỉ giúp cơ quan chức năng nắm bắt thông tin về người dân, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân, như thủ tục đi học, đi làm, tham gia bầu cử, bảo hiểm y tế, hay nhận các thông báo từ cơ quan nhà nước…
Các loại giấy tờ cần cập nhật thông tin cư trú có thể kể đến như: Căn cước công dân (CCCD), giấy phép lái xe, hợp đồng và tài khoản ngân hàng…Gia đình có thể truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia để xem hướng dẫn thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú và đăng ký thường trú theo quy định pháp luật.
Kiểm Tra Đồ Đạc Đóng Gói Chuyển Qua Nhà Mới
Gia đình nên lập danh sách các món đồ để đảm bảo không thiếu sót và kiểm tra tình trạng đồ đạc giúp phát hiện hư hỏng kịp thời.
Nếu không có đủ thời gian để lên kế hoạch và thực hiện, gia đình có thể tham khảo dịch vụ chuyển nhà bTaskee để được hỗ trợ trọn gói từ khâu tháo lắp, đóng gói cho đến vận chuyển, sắp xếp và dọn dẹp.
>> Có thể bạn quan tâm:
[Giải Đáp] Về Nhà Mới Mang Gì Vào Trước Để Rước May, Tránh Hạn?
Kiểm Tra Các Công Tắc Điện Nước
Kế đến, gia đình nên kiểm tra tình trạng hoạt động của các công tắc giúp phát hiện kịp thời các vấn đề hỏng hóc. Hãy xác định vị trí cầu dao tổng và các cầu dao phụ để tiện sử dụng khi cần thiết.
Lên Kế Hoạch Dọn Dẹp Nhà Cửa
Gia đình nên lập danh sách các khu vực và thời gian dọn dẹp cụ thể cho từng khu để mọi quá trình được diễn ra nhanh chóng và mang đến không gian sạch sẽ.
Nếu bạn cảm thấy công việc quá nhiều hay không đủ thời gian, bạn có thể tham khảo dịch vụ dọn dẹp theo giờ hoặc tổng vệ sinh để được hỗ trợ nhanh chóng và tiện lợi,
Kiểm Tra Những Dấu Hiệu Hỏng Hóc Trong Nhà
Công việc tiếp theo khi về nhà mới là kiểm tra xem có những dấu hiệu hỏng hóc gì trong nhà hay không. Nếu nhà có các dấu hiệu như nứt tường, ẩm mốc, rò rỉ nước hay chập điện cần phát hiện kịp thời để có biện pháp sửa chữa.
Ngoài ra, có những khu vực tiềm ẩn như cầu thang, ổ điện, ổ cắm,.. thường là những nơi gia chủ ít chú ý nhưng hết sức quan trọng. Vậy nên, hãy kiểm tra cẩn thận trước khi mọi thứ hoàn tất nhận nhà mới, nhất là những ngôi nhà mới thuê hoặc mới cải tạo.
Ghi Nhớ Vị Trí Cầu Chì Của Các Phòng
Kế đến, gia đình nên ghi nhớ vị trí cầu chì của các phòng và cách hoạt động của chúng để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Nên theo dõi tình trạng hoạt động của cầu chì giúp phát hiện sớm các vấn đề và thay thế để đảm bảo an toàn cho gia đình và tiết kiệm thời gian khi có sự cố.
Thay Ổ Khóa Cửa Chính Và Lắp Đặt Báo Cháy
Đối với những căn nhà mới thuê, căn hộ chung cư thì chủ nhà nên cần phải thay ổ khóa mới trước khi dọn về ở, vì những chiếc chìa khóa cũ có thể đã bị sao chép hay rơi vào tay người lạ.
Về an toàn phòng cháy chữa cháy, mỗi tầng nên có ít nhất một bình chữa cháy và bộ sơ cứu phòng trường hợp khẩn cấp. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về an toàn Phòng cháy chữa cháy.
Bảo Đảm Các Điều Kiện An Toàn Cho Trẻ Em
Việc cuối cùng khi về nhà mới là đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Gia đình cần kiểm tra lắp đặt thanh chắn cầu thang, che các ổ cắm điện không sử dụng và đảm bảo các vật dụng sắc nhọn được đặt ở nơi các bé không thể tiếp cận được.
Gia đình có thể xem thêm chi tiết bài viết của báo Pháp luật với nội dung: Tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn trẻ em
5 Điều Kiêng Kỵ Khi Về Nhà Mới Mà Gia Chủ Cần Lưu Ý
Để quá trình về nhà mới nhập trạch được diễn ra suôn sẻ, tránh ảnh hưởng đến vận khí và sự bình an của gia đình. Ngoài những việc cần làm bên trên, gia chủ cũng cần tránh 5 điều kiêng kỵ sau đây:
- Không mang đồ cũ vào nhà: có những đồ vật không nên mang về nhà mới vì chúng năng lượng tiêu cực và vận xui từ nơi ở trước. Những món đồ này có thể kể đến như đồ hư hỏng, cũ kỹ, đồ liên quan đến bệnh tật, tang lễ…
- Không nên đặt bàn thờ gia tiên sau khi dọn nhà: bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng nên cần được đặt trước và cẩn thận trong quá trình chuyển đến.
- Tránh cãi vã, nói lời xui xẻo: khi chuyển đến nhà mới, gia chủ nên giữ tinh thần vui vẻ, hòa thuận tránh cãi vã và nói điều không may sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
- Không làm rơi vỡ đồ đạc: việc làm bể đồ khi dọn vào nhà mới được xem là điềm báo cho điều không may, bạn nên cẩn thận hơn khi di chuyển đồ đạc và dọn dẹp nhà cửa.
- Không chuyển nhà vào ban đêm: việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng tới vận khí và thu hút những những điều không tốt. Vậy nên, gia đình cần tham khảo qua chuyên gia phong thủy để chọn ngày giờ phù hợp buổi sáng.
Ngoài ra, nhiều địa phương còn kiêng kỵ thêm một số việc khác như không để phụ nữ mang thai chuyển đồ, tránh chuyển nhà vào ngày Tam Nương, Sát Chủ…. Để hiểu thêm về văn hóa này, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết:
9 Điều Đại Kỵ Khi Chuyển Nhà Nhập Trạch Cần Nhớ Để Tránh Hạn
Thủ Tục Cúng Về Nhà Mới Thực Hiện Như Thế Nào?
Gia chủ sẽ chọn ngày giờ tốt, chuẩn bị mâm cúng cho thần linh và ông bà tổ tiên để cầu mong bình an, sức khỏe, tài lộc. Sau đó đọc văn khấn, hóa và mã và thực hiện lễ tạ ơn.
Để hiểu rõ hơn về nghi thức cúng nhập trạch, bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết:
Cúng Về Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Gì Để Rước May Mắn Bình An Và Tránh Xui Xẻo?
Nếu là nhà mới thuê, bạn đọc nên tham khảo:
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Cúng Nhà Mới Thuê Để Đón Tài Lộc Và Bình An
Câu Hỏi Liên Quan
Nếu Chưa Kịp Làm Lễ Cúng Trong Ngày Chuyển Nhà Thì Làm Ngày Khác Được Không?
Được, gia chủ có thể thực hiện nghi lễ cúng ngay sau đó khi có điều kiện thuận lợi, miễn là đảm bảo lòng thành kính và tuân theo đúng những khung giờ cúng hợp phong thủy.
Cần Chuẩn Bị Những Gì Cho Lễ Cúng Khi Vào Nhà Mới?
Tùy vào văn hóa và niềm tin tín ngưỡng ở mỗi địa phương mà lễ vật cúng về nhà mới sẽ khác nhau. Dưới đây là những món lễ vật phổ biến nhất:
- Ngũ Quả (Trái Cây) Và Hoa Tươi
- Mâm Cơm Cúng
- Các Vật Dụng, Đồ Dùng Khác: Nhang, hương, nước, gạo, muối…
Để biết thêm thông tin chi tiết về danh sách lễ vật, cách cúng và các lưu ý, bạn đọc nên tham khảo bài viết sau:
Sắm Lễ Nhập Trạch Gồm Những Gì? Danh Sách Đồ Cúng Đầy Đủ Nhất
Có Nên Sử Dụng Chổi Cũ Khi Dọn Vào Nhà Mới Không?
Không nên sử dụng chổi cũ khi dọn vào nhà mới vì chiếc chổi cũ mang theo bụi bẩn và những năng lượng không tốt từ ngôi nhà cũ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngôi nhà mới của gia chủ.
Nên Xông Nhà Vào Lúc Nào
Theo quan niệm, thời điểm xông nhà tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh xông nhà vào ban đêm và các ngày xấu.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc nên tham khảo bài viết:
Nên Xông Nhà Vào Lúc Nào Để Thu Hút May Mắn Và Bình An?
Như vậy, bTaskee đã vừa tổng hợp 16 thủ tục về nhà mới cần biết để rước bình an may mắn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp gia chủ có một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi và tràn đầy may mắn tại ngôi nhà mới.