Ở giai đoạn từ tháng thứ 10, trẻ cần bổ sung đa dạng các món để cơ thể phát triển tốt nhất. bTaskee sẽ chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng dinh dưỡng và phù hợp nhất.
Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 10 tháng
Ngày 1
- Bữa sáng: Cháo ăn dặm
- Bữa trưa: Cháo bí đỏ với tôm luộc
- Bữa tối: Cá hồi hấp và rau muống luộc
Ngày đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với bữa sáng là món cháo ăn dặm. Ở giai đoạn này dạ dày của bé còn yếu, cháo là thực phẩm vô cùng phù hợp với độ mềm dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Bữa trưa cho bé thưởng thức cháo bí đỏ và khoảng 20g tôm luộc đã bóc vỏ. Trong bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng cho trẻ. Tôm cung cấp vitamin A & D và các axit amin thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cá hồi hấp giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự hình thành và phát triển của trẻ. Ngoài ra DHA, axit amin và axit béo không bão hòa có trong cá còn giúp trí não của trẻ được phát triển tốt nhất. Đừng quên bổ sung thêm rau muống luộc để bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể bé.
Ngày 2
- Bữa sáng: Bột khuấy
- Bữa trưa: Cháo thịt heo với cà rốt và khoai tây
- Bữa tối: Thịt bò xào cải bó xôi
Bữa sáng ngày thứ 2 trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với một tô bột khuấy thơm ngon và hấp dẫn dành cho trẻ. Cháo thịt heo với cà rốt và khoai tây chứa hàm lượng chất xơ cao, vitamin A, C , B6,… những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Thịt bò được mệnh danh là nhóm thực phẩm thịt đỏ chứa hàm lượng protein cao nhất. Ngoài ra, nhiều chất dinh dưỡng khác trong thịt bò như: Sắt, kẽm, choline, vitamin B6 & B12 cũng được hấp thụ vào cơ thể. Đừng quên bổ sung cho trẻ lượng chất xơ cần thiết từ rau cải bó xôi nhé.
Ngày 3
- Bữa sáng: Cháo ăn dặm
- Bữa trưa: Cháo tôm với táo đỏ
- Bữa tối: Gà luộc với khoai tây nghiền
Cháo ăn dặm là món đầu tiên trong bữa sáng ngày thứ 3 của list món ăn cho bé 10 tháng. Bạn có thể thay đổi hương vị cháo ăn dặm để tạo sự hấp dẫn cho vị giác của bé. Cháo tôm với táo đỏ đậm vị ngọt của hải sản chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon miệng.
Bữa tối ngày thứ 3 với món gà luộc và khoai tây nghiền. Cũng tương tự thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng, menu này giúp cơ thể hấp thụ lượng protein và tinh bột vừa đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp cho hệ xương của trẻ được phát triển tốt nhất.
Ngày 4
- Bữa sáng: Cháo trứng với bắp cải
- Bữa trưa: Cháo bí đỏ với thịt gà
- Bữa tối: Cá hấp với rau củ
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi với bữa sáng ngày thứ 4 bao gồm cháo trứng và bắp cải.
Trứng là nguồn thực phẩm giàu chất béo, muối khoáng, đặc biệt trong lòng đỏ trứng có chứa đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra đừng quên bổ sung thêm lượng rau bắp cải vừa đủ để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ được trơn tru.
Bữa trưa bao gồm cháo bí đỏ với thịt gà ngọt thơm và sánh mịn giúp trẻ tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Cá hấp và rau củ mang lại sự thanh mát cho cơ thể bé, tuy nhiên cần lọc kĩ xương cá trước khi cho bé thưởng thức.
>>>Tham khảo thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Cho Bé Ăn Dễ Dàng
Ngày 5
- Bữa sáng: Bột khuấy
- Bữa trưa: Cháo thịt heo với cải thảo và cà rốt
- Bữa tối: Thịt bò xào hành tây và cà chua
Một tô bột khuấy sánh mịn và thơm ngon là bữa ăn khởi đầu của ngày thứ 6 trong list thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Bữa trưa bao gồm cháo thịt heo với rau cải thảo và cà rốt bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé.
Bữa tối với món thịt bò xào hành tây và cà chua chứa nhiều vitamin C, protein và prebiotics giúp hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động trơn tru. Ngoài ra, bổ sung cà chua vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng còn giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và giúp chữa lành vết thương.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Tăng Cân Giàu Dinh Dưỡng
Ngày 6
- Bữa sáng: Cháo ăn dặm bí ngô
- Bữa trưa: Cháo tôm với bí đỏ luộc
- Bữa tối: Gà kho cải bó xôi
Bữa sáng ngày thứ 6 trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với món cháo ăn dặm bí ngô dễ ăn và thơm ngon. Bữa trưa bao gồm cháo tôm và bí đỏ luộc. Cung cấp đồng thời những dưỡng chất từ hải sản và rau củ giúp cơ thể bé có được nền tảng để phát triển một cách toàn diện nhất.
Gà kho và cải bó xôi là thực đơn bao gồm trong bữa tối ngày thứ 6. Gà kho với vị đậm đà kích thích vị giác, rau cải bó xôi ngọt thanh chứa lượng canxi và magie dồi dào giúp cho hệ xương của bé được phát triển tốt nhất.
Ngoài ra nếu bạn quá bận bịu với công việc hàng ngày mà không có thời gian để đi chợ mua những nguyên liệu tươi sạch nấu những món ăn dặm cho bé. Đặt lịch ngay dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ khiến bạn hài lòng với những nguyên liệu được chọn đảm bảo độ tươi, ngon, chất lượng tốt nhất.
Tải app bTaskee để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích ngay hôm nay!
Ngày 7
- Bữa sáng: Cháo trứng với cà rốt và khoai tây
- Bữa trưa: Cháo bò với cà rốt
- Bữa tối: Cá hấp với rau cải xoong
Ngày cuối cùng trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng với bữa sáng bao gồm cháo trứng với cà rốt và khoai tây có vị ngọt đặc trưng hấp dẫn vị giác của bé. Cháo bò với cà rốt cung cấp lượng protein, sắt và vitamin A tăng cường chất lượng máu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho thị giác của trẻ.
Cũng như thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, bé 10 tháng cũng cần bổ sung cá. Vì đây là một cách tuyệt vời để cơ thể bé hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Rau cải xoong chứa nhiều canxi, photpho, vitamin K và magie rất tốt cho hệ xương, đừng bỏ qua loại rau này trong bữa ăn của bé nhà bạn nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực Đơn Cho Bé 2-3 Tuổi Đủ Dinh Dưỡng Con Ăn Mau Lớn
Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Đảm bảo dinh dưỡng
Để sự phát triển của trẻ được diễn ra một cách hoàn hảo nhất, bạn cần đảm bảo dinh dưỡng khi thực hiện thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Các món ăn được chế biến cần có sự đa dạng và bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất).
Bạn không nên cho bé ăn quá nhiều 1 món hoặc 1 loại thức ăn trong thời gian ngắn vì trẻ sẽ khiến trẻ giảm cảm giác ngon miệng và thèm ăn.
Nên cắt nhỏ, vừa ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 10 tháng tuổi vẫn chưa thể hấp thụ và xử lý hết được những món ăn có kích thước to và khó để trẻ nhai. Vì thế bạn nên lưu ý cắt nhỏ hoặc xay nhỏ các món ăn sao cho trẻ có thể dễ dàng thưởng thức và ăn ngon miệng.
Không nên cho quá nhiều gia vị
Vị giác của trẻ giai đoạn 10 tháng không giống với vị giác của người trưởng thành. Nếu bạn nêm gia vị vào món ăn của bé thì cần lưu ý chỉ nên nêm 1 xíu gia vị (loại dành riêng cho trẻ). Nếu nêm quá nhiều, thận của bé sẽ bị tổn thương do cơ cấu hoạt động quá tải.
Ngoài ra, việc cung cấp thừa lượng muối từ thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng còn khiến hệ xương của bé chậm phát triển, còi xương, biếng ăn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những bệnh như tăng huyết áp, suy thận trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp
- Trẻ 10 tháng tuổi có nên uống các loại nước ngọt không?
Bậc cho mẹ không nên cho trẻ ở giai đoạn 10 tháng tuổi uống những loại nước ngọt, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga. Những đồ uống này sẽ gia tăng quá trình đào thải lượng canxi đáng kể qua nước tiểu, dẫn đến việc trẻ bị thiếu canxi và ảnh hưởng quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
- Nên cho trẻ ăn sáng lúc mấy giờ là tốt nhất?
Theo các chuyên gia, khoảng thời gian phù hợp nhất để trẻ ăn sáng đó chính là từ 7 – 8 giờ và sau khoảng 20 – 30 phút sau khi bé ngủ dậy. Lưu ý không nên cho bé ăn sáng ngay sau khi thức dậy vì lúc này dạ dày và hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để bắt đầu cho 1 quá trình mới.
Với thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi mà bTaskee vừa chia sẻ, hy vọng sẽ phù hợp với bé nhà bạn. Đừng quên theo dõi bTaskee để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích và các mẹo vặt thú vị khác nhé.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Giúp Bé Ăn Ngon
- Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Tăng Cân Giàu Dinh Dưỡng
- Trẻ Bị Sốt Có Nên Nằm Điều Hòa
Hình ảnh: Unsplash