Từ tháng thứ 11, trẻ có sự phát triển vượt bậc, nhu cầu của trẻ cũng trở nên cao hơn. Hãy cùng bTaskee tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng hấp dẫn và dinh dưỡng nhất nhé!
Những món ăn không nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng
- Lòng trắng trứng: Không nên cho trẻ ăn khi chưa đến một tuổi, vì hệ thống miễn dịch của bé tương đối yếu dễ bị dị ứng hoặc tiêu chảy.
- Rau sống: Hàm lượng nitrat cao trong rau sống sẽ gây ra những bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.
- Nước trái cây đóng hộp: Tuy thơm ngon nhưng nó có chất bảo quản, ít dinh dưỡng, nhiều cholesterol,.. nên không an toàn cho bé. Nặng hơn sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tốt hơn các mẹ nên cho bé ăn trái cây hoặc nước ép trái cây tươi.
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng đầy đủ dưỡng chất trong 1 tuần
Ngày 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng ngày đầu tiên với bữa sáng là món cháo bí đỏ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Bí đỏ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa một số bệnh thường gặp ở trẻ. Có thể kết hợp với tôm, thịt, trứng, cá,…để tăng thêm chất dinh dưỡng.
Thịt bò giàu canxi, sắt và kali giúp tăng cường sản sinh tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bé. Cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt cho thị giác của trẻ.
Tôm giàu protein, vitamin B12, sắt, omega 3,…giúp bé phát triển toàn diện về cả trí não lẫn thể chất. Với đặc tính mát dưa leo có thể giúp xoa dịu nướu, giữ ẩm và bổ sung nước cho cơ thể, giúp loại bỏ độc tố và giữ cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru,…
Ngày 2
- Bữa sáng: Cháo hạt sen
- Bữa trưa: Cháo bột khuấy, cải thảo luộc
- Bữa chiều: Cháo thịt heo
- Trái cây: Táo
Bữa sáng ngày thứ 2 trong thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng với món cháo hạt sen. Hạt sen cần băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, giúp thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa táo bón, giúp trẻ hạn chế đau nhức khi mọc răng. Bên cạnh đó hạt sen còn giúp bé có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Một tô cháo bột khuấy thơm ngon cho bữa trưa. Kèm thêm chút cải thảo luộc để bổ sung chất xơ, khoáng chất, vitamin A, B, C, E rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Cháo thịt heo cho bé được chế biến rất đơn giản nhưng lại rất giàu dinh dưỡng. Trong thịt heo chứa một lượng lớn vitamin như: B1, B12, B16, giàu chất đạm, kali, kẽm,… giúp cho quá trình phát triển thể chất và trí não ở trẻ diễn ra tốt nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên cho trẻ ăn dặm với táo để làm mới khẩu phần ăn. Táo giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ hệ thần kinh, phòng ngừa táo bón, tốt cho tim mạch.
Ngày 3
- Bữa sáng: Bột khuấy
- Bữa trưa: Cá hồi hấp, bắp cải xào
- Bữa chiều: Tôm luộc, rau dền
- Trái cây: Nho
Bữa sáng ngày thứ 3 sẽ là một tô bột khuấy vừa nhanh vừa thơm ngon. Bên cạnh tác dụng to lớn đối với não bộ, cá hồi còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cho cơ thể trẻ nhỏ. Đừng quên bổ sung một chút chất xơ từ bắp cải xào trong bữa ăn này nhé.
Ăn tôm giúp bổ sung vitamin A và D cho bé. Đây đều là những vi chất quan trọng đối với cơ thể giúp bé phát triển toàn diện. Các mẹ đừng quên bổ sung thêm chất xơ từ rau dền cho bé nhé.
Kết thúc thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng ngày thứ 3 với những trái nho vừa giàu chất dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe của bé.
>>>Tham khảo thêm: Tháp Dinh Dưỡng Vàng Cân Đối, Hợp Lý Cho Sức Khỏe
Ngày 4
- Bữa sáng: Cháo bò
- Bữa trưa: Gà xào cải thảo, cơm
- Bữa chiều: Trứng luộc, cháo bắp
- Trái cây: Dâu tây
Một tô cháo bò thơm ngon cho bữa sáng trong thực đơn ăn dặm của bé 11 tháng ngày 4. Bữa trưa với sự mới mẻ trong khẩu phần ăn, các bé sẽ thưởng thức món gà xào cải thảo cùng với cơm. Gà xào thơm thơm, kích thích vị giác. Rau cải thảo thanh mát, bổ sung canxi và tốt cho hệ thần kinh và trí não của trẻ.
Trứng là nguồn thực phẩm giàu chất béo, muối khoáng. Trong lòng đỏ trứng có chứa đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Kết hợp với cháo bắp, giúp bé bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Tráng miệng cho bé bằng những quả dâu tây thơm ngon nhưng cũng không kém phần dinh dưỡng. Dâu tây giúp mắt sáng, tăng cường chất xơ và ngăn ngừa loãng xương cho trẻ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 9 Tháng Tham Khảo
Ngày 5
- Bữa sáng: Cháo gà
- Bữa trưa: Cá hồi chiên, rau muống xào tỏi, cơm
- Bữa chiều: Cháo tôm
- Trái cây: Xoài
Sang ngày thứ 5 với bữa sáng là một tô cháo gà. Bữa trưa trong thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng sẽ là 3 món gồm cơm, cá hồi chiên và rau muống xào tỏi. Một bữa ăn có đầy đủ từ tinh bột, chất béo và chất xơ rất phù hợp với sự phát triển của bé.
Bữa chiều các mẹ sẽ cho bé thưởng thức một tô cháo tôm đi kèm là trái cây tráng miệng. Ăn xoài giúp bé hấp thụ axit amin, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh hơn.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bột khuấy
- Bữa trưa: Thịt bò kho củ cải, cơm
- Bữa chiều: Cháo thịt heo
- Trái cây: Chuối
Một tô bột khuấy thơm ngon, sánh mịn mở đầu bữa sáng ngày thứ 6 đã quá quen thuộc với các bé. Bữa trưa trong thực đơn gồm cơm và thịt bò kho củ cải sẽ bổ sung đầy đủ chất đạm và chất xơ cho bé.
Cháo thịt heo vừa đơn giản lại dễ làm. Một quả chuối sau bữa ăn sẽ giúp cho đường tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra nếu quá bận bịu với công việc chưa thể chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Đặt lịch dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ đảm bảo một bữa ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng với hương vị hấp dẫn và thơm ngon nhất.
Tải app bTaskee để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích ngay hôm nay!
Ngày 7
- Bữa sáng: Cháo hạt sen
- Bữa trưa: Gà rang muối, rau bina xào tỏi, cơm
- Bữa chiều: Cháo ăn dặm
- Trái cây: Kiwi
Bữa sáng trong thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng ngày cuối cùng là món cháo hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng.
Bữa trưa các mẹ cho bé ăn cơm, gà rang muối cùng với rau bina xào tỏi. Menu này giúp cơ thể bé hấp thụ lượng protein và tinh bột vừa đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp cho hệ xương của trẻ được phát triển tốt nhất.
Một tô cháo ăn dặm vào bữa chiều, kèm thêm trái cây kiwi tráng miệng. Kiwi chứa rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hấp thụ tốt chất sắt, làm giảm xuất hiện các triệu chứng của một số bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.
>>> Có thể tham khảo thêm:Thực Đơn 30 Ngày Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Chi Tiết Nhất
Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng
- Các món ăn dặm cho bé 11 tháng nên được chế biến thành những món mềm, dễ ăn vì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn yếu.
- Đảm bảo trong menu có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột (gạo tẻ trắng), 30 – 40gr rau xanh, protein (thịt, cá), vitamin (các loại quả chín), và 15gr dầu mỡ.
- Để trẻ ăn ngon miệng hơn mẹ nên thay đổi các loại thức ăn thường xuyên. Mẹ cần cho bé ăn từ 3-5 ngày trước khi có ý định đổi sang món ăn dặm mới để tránh dị ứng.
Câu hỏi thường gặp
- Dấu hiệu nhận biết khi trẻ đã sẵn sàng ăn thức ăn đặc?
Các mẹ cần chú ý những thay đổi quan trọng sau đây của bé:
– Tăng cân rõ rệt.
– Tự kiểm soát đầu ở tư thế thẳng.
– Có thể ngồi thẳng trên ghế dành cho trẻ sơ sinh hoặc ghế ăn.
– Trẻ bắt đầu đòi thức ăn và có phản xạ há miệng khi được đút. - Trẻ cần uống uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Các bạn trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần lượng nước khoảng 100m/kg cân nặng cơ thể một ngày( kể cả sữa). Ví dụ bé nặng 8kg thì cần 800ml nước. Trong một ngày bé uống 600ml sữa thì các mẹ cần bổ sung thêm 200ml nước.
Ngoài ra nước đun sôi để nguội, nước rau luộc hay nước hoa quả tươi cũng là sự lựa chọn hoàn hảo của mẹ cho các bé.
Hy vọng với thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi mà bTaskee vừa chia sẻ sẽ phù hợp và giúp bé nhà bạn phát triển tốt nhất. Đừng quên theo dõi bTaskee để nhận được những thông tin bổ ích khác nhé.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Thực Đơn Cho Bé 2-3 Tuổi Đủ Dinh Dưỡng Con Ăn Mau Lớn
- Thực Đơn BLW Cho Bé 1 Tuổi Đầy Đủ Chất Tốt Cho Tiêu Hóa
- Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Giúp Bé Ăn Ngon
Hình ảnh: Unsplash