Thông thường các bé từ 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm, vậy cho ăn từ 4 tháng có sớm quá không? Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi sẽ như thế nào? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ăn dặm là gì? Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?
Ăn dặm (hay còn gọi là ăn bổ sung) là hình thức cho bé ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng, chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, ở dạng mềm hoặc đặc. Thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm hợp lý nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé ăn dặm sớm hơn, từ khoảng 4 – 5 tháng tuổi. Tại thời điểm này, mẹ chỉ nên cho bé tập ăn dặm sớm khi có các biểu hiện sẵn sàng như:
- Cổ bé đã cứng cáp và có thể giữ đầu thẳng.
- Bé có biểu hiện chép miệng và chăm chú nhìn khi thấy người lớn ăn.
- Bé thể hiện những hành động như đói ngay sau khi vừa bú mẹ.
Gợi ý món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng đầy đủ dinh dưỡng dễ làm tại nhà
Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ được xếp ở vị trí đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 tháng tuổi bởi hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại khá cao, đặc biệt là những trái bí có kích thước nhỏ.
Trong bí đỏ có chứa một lượng lớn thành phần beta caroten – Chất chuyển hóa thành vitamin A, giúp cơ thể chống nhiễm trùng và củng cố niêm mạc ruột.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con. Vì vậy sử dụng bí đỏ để nấu cháo sẽ vô cùng có lợi cho sự phát triển của bé.
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Đơn Giản Đủ Dinh Dưỡng
Cháo khoai tây
Trong danh sách thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 4 tháng tuổi không thể bỏ sót món cháo khoai tây. Món ăn này được nhiều mẹ yêu thích nấu cho con bởi nó không chỉ dễ ăn mà còn rất giàu dinh dưỡng.
Phần lớn chất dinh dưỡng có trong khoai tây là protein, với hàm lượng tương đương trứng hoặc sữa. Vì vậy nó có tác dụng hỗ trợ tốt cho sự phát triển các mô của bé.
Ngoài ra, món cháo này còn giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và các nguyên tố vi chất, giúp ngăn chặn tình trạng béo phì sớm ở trẻ nhỏ. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp xương bé chắc khỏe hơn.
Cháo súp lơ xanh
Cháo súp lơ xay nhuyễn giúp bổ sung chất xơ và các loại vitamin tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là khi kết hợp cùng các loại nước hầm thịt, cá.
Cụ thể, một số lợi ích của giống cải này đem lại như sau:
- Cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt và cứng cáp hơn.
- Hỗ trợ phát triển hệ xương chắc khỏe.
- Giảm viêm và dị ứng, gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Bổ sung các chất có lợi cho tim mạch và dạ dày, ngăn ngừa cơ thể khỏi ung thư sớm ở trẻ nhỏ.
- Bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt và canxi tốt hơn.
>> Xem thêm: Gợi ý những món cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé mà mẹ nên biết
Cháo su su
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng rưỡi không thể không kể đến món cháo su su giàu sắt và protein. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.
Mẹ chỉ cần ninh gạo với thịt bò hoặc thịt lợn đến khi cháo gần chín thì cho su su vào và tiếp tục đun đến khi chín mềm. Vị ngọt trong thịt bò kết hợp cùng vị thanh mát của su su sẽ giúp bé có một bữa ăn vô cùng ngon miệng và dinh dưỡng.
Cháo cà chua
Cà chua chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mắt và hệ miễn dịch của con, điển hình như vitamin, kali, magie, canxi,…
Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này sẽ góp phần bảo vệ các tế bào khỏi gốc tự do, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, màu sắc đỏ tươi của món cháo cũng là một yếu tố giúp bé hào hứng và ăn ngon miệng hơn.
>> Xem thêm: Thực Đơn 30 Ngày Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Chi Tiết Nhất
Cháo rau ngót
Cháo rau ngót là một trong những món ăn dặm lành tính đối với các bé 4 tháng tuổi. Vai trò quan trọng của cháo là bổ sung chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt, chống táo bón và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, món cháo này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó giống như một bài thuốc chữa tưa lưỡi và làm giảm đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Cháo cà rốt
Trong cháo cà rốt có chứa nguồn dinh dưỡng phong phú nên thường được bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng kiểu Nhật.
Các vitamin A, C, K, sắt, kali có trong cà rốtsẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển thị giác và hệ miễn dịch của con. Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan trong loại thực phẩm này còn giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ.
Mẹ có thể tùy thích kết hợp cà rốt cùng nước thịt hoặc xương hầm để tăng vị ngọt tự nhiên cho món cháo. Đồng thời, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như protein, canxi,…cho bé.
Việc nhà bận rộn khiến mẹ không đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn dặm dinh dưỡng cho con? Vậy thì đừng lo, đã có dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong đảm đang sẽ giúp bạn có những bữa ăn chu đáo cho con, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Mẹ Không Nên Bỏ Qua
Cháo mồng tơi
Cháo mồng tơi là món ăn dặm không thể thiếu cho bé với rất nhiều lợi ích. Điển hình như tác dụng chống táo bón, ngừa thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ. Đặc biệt là bổ sung vitamin A, giúp trẻ có đôi mắt sáng và tinh anh.
Mẹ có thể nấu cùng với nước hầm các loại thịt cá, thịt heo, thịt gà, thịt lươn… để món cháo của con hấp dẫn hơn. Mỗi nguyên liệu sẽ cho ra một hương vị khác nhau. sẽ giúp bé ăn hoài không chán.
Cháo khoai tây
Cháo khoai tây ăn dặm kết hợp cùng các loại nước thịt hầm và rau củ khác nhau sẽ giúp bổ sung một lượng lớn các dưỡng chất đa dạng cho con như vitamin B1, B2, C, protein, chất béo, canxi, sắt,…
Đặc biệt, trong khoai tây có chứa anthocyanin – chất ngăn chặn virus cúm, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. Đồng thời, chất xơ hòa tan trong cháo sẽ vừa tạo năng lượng cho cơ thể vừa hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của con.
Về cảm nhận, vị ngọt bùi trong khoai kết hợp cùng nước cốt của thịt mang lại hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác và giúp bé ngon miệng hơn.
Cháo su hào
Su hào có cách nấu cháo tương đối khác so với những nguyên liệu ăn dặm trên, cụ thể là mẹ sẽ sử dụng bột su hào khô thay vì củ tươi để chế biến. Mặc dù vậy nhưng cháo su hào sau khi nấu xong vẫn giữ được mùi hương nguyên bản nó.
Trong củ su hào có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp vì vậy khi nấu cháo cho bé, mẹ nên kết hợp cùng nước thịt hoặc cá. Cách làm này vừa giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng vừa giúp thay đổi hương vị cho món ăn, giúp bé ngon miệng hơn.
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Phát Triển Toàn Diện
Sữa chua trộn trái cây
Sữa chua trộn trái cây nghe hơi lạ nhưng món này lại khá phổ biến trong các thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi. Thoạt nghe, nhiều người sẽ nghĩ bổ sung dinh dưỡng cho bé với món ăn này sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, tác dụng của của sữa chua trộn trái cây đem đến lại hoàn toàn ngược lại. Lợi khuẩn trong sữa chua kết hợp với chất xơ trong hoa quả sẽ giúp cơ quan tiêu hóa của bé dần trở nên ổn định.
Đồng thời, cảm giác thanh mát hòa quyện với vị béo ngậy sẽ khiến các con hào hứng và ăn ngon miệng hơn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh sữa chua thơm ngon và chuẩn kỹ thuật tại nhà
Một số lưu ý khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi cần lưu ý những điều sau:
- Cho bé ăn dặm theo giai đoạn, tuyệt đối không hấp tấp vội vàng. Bởi bé cần có thời gian để thích nghi và làm quen với các loại thức ăn nạp vào cơ thể.
- Cho bé ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, béo, đường, vitamin và chất khoáng.
- Không thêm gia vị đặc biệt là nước mắm, muối vào thức của bé. Điều này bởi vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên việc tiêu thụ thức ăn có vị đậm sẽ gây hại cho thận.
- Theo dõi phản ứng của bé trong quá trình ăn, khi thấy bé khó chịu không hợp tác thì tuyệt đối không nên ép. Mẹ cần dừng lại ngay, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
- Để ý đến các phản ứng sau khi ăn dặm của bé, ví dụ đi ngoài thế nào? Phân ra sao?… Mẹ cần quan sát tổng quát những điều này để rút kinh nghiệm ở những lần ăn dặm sau.
Câu hỏi thường gặp
- Có nên bổ sung nước ép trái cây cho trẻ ở giai đoạn ăn dặm 4 tháng tuổi không?
Có. Vì trong các loại trái cây có chứa nguồn vitamin dồi dào nên mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho con. Tuy nhiên các mẹ cần chọn mua trái cây đảm bảo chất lượng, rửa sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bé 4 tháng tuổi sử dụng bột ăn dặm được chưa?
Cần tùy thuộc vào sự phát triển của con để đưa ra quyết định có nên bổ sung bột ăn dặm hay không. Nếu bé đã sẵn sàng thì mẹ có thể tìm mua loại bột phù hợp để cho con tập ăn dần.
- Trong 3 ngày đầu ăn dặm nên cho bé tập ăn khoảng bao nhiêu ml cháo?
Trong 3 ngày đầu làm quen với việc ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 5ml/lần/ngày. Đồng thời theo dõi các phản ứng của bé sau ăn để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp ở các lần tiếp theo.
Trên đây là gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng dinh dưỡng và khoa học. Hy vọng những chia sẻ này của bTaskee đã giúp các mẹ có thêm kiến thức về vấn đề tập ăn bổ sung cho con. Chúc các mẹ thành công.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng an toàn và khoa học
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng dinh dưỡng
- Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng và 5 sai lầm cần tránh
Hình ảnh: Pinterest