Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Cho Bé Ăn Dễ Dàng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng khoa học
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Trẻ em từ 7 tháng tuổi không chỉ uống sữa mà còn cần thêm chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác để giúp trẻ phát triển toàn diện. Cùng bTaskee tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé ở 7 tháng tuổi

Trẻ khi vào 7 tháng tuổi không chỉ cần bú sữa mà còn phải được làm quen với chế độ ăn dặm có đầy đủ dưỡng chất. Vào độ tuổi này, bé cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển, cụ thể:

  • Tinh bột: Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng như cháo, bánh mì,…
  • Chất xơ: Bổ sung đầy đủ cho trẻ bằng trái cây giàu vitamin, khoáng chất cần thiết và rau xanh như cải bó xôi, rau dền, rau ngót,….
  • Chất đạm: Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm với thực phẩm có chất đạm như thịt heo, xương, trứng, đậu hũ,…. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về số lượng và cách chế biến cho phù hợp.
Bé 7 tháng tuổi cần cho bú sữa và ăn dặm
Bé 7 tháng tuổi cần cho bú sữa và ăn dặm

Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Bé được 7 tháng tuổi cần đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ với khoảng 600ml sữa mỗi ngày tùy theo trẻ. Đồng thời, mẹ cũng cần cho bé ăn dặm 1 – 2 bữa/ngày giúp bé phát triển tốt hơn. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, các mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng: Các bé 7 tháng tuổi cần được cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Sự kết hợp giữa bột ngọt và bột mặn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng sẽ giúp bé được thay đổi khẩu vị, kích thích cảm giác thèm ăn của con.
  • Lượng thức ăn tùy vào cân nặng của trẻ: Các mẹ nên cho con ăn tùy theo nhu cầu về dinh dưỡng và thể trạng của trẻ. Tuyệt đối không nên nhồi nhét, bắt trẻ ăn quá sức hoặc cho ăn quá ít dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, sút cân.
  • Cho con ăn đúng giờ giấc: Việc ăn đúng giờ giấc mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng cân đều đặn, bạn không nên kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút.
Bé nên ăn dặm đủ bữa và đảm bảo chất dinh dưỡng
Bé nên ăn dặm đủ bữa và đảm bảo chất dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy đủ chất

Cháo thịt bò bổ dưỡng

Nguyên liệu: 30g thịt bò, cháo trắng, nấm rơm, ngô bao tử, dầu ăn cho trẻ, phô mai.

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt bò đem rửa sạch để ráo nước, sau đó thái lát nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch ớt chuông, nấm rơm, ngô bao tử sau đó thái hạt lựu.
  • Bước 3: Để nồi lên bếp, bật lửa không quá to, cho dầu trẻ em và cho thịt bò vào đảo đều. Sau đó cho các loại rau củ vừa thái vào rồi đảo đều và xào chín.
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp xào chung với cháo trắng đã được nấu chín. Sau đó tắt bếp và cho thêm phô mai vào.
  • Bước 5: Để cháo bớt nóng rồi xay nhuyễn là hoàn tất.
Cháo thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
Cháo thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Bột gà cà rốt

Nguyên liệu: 20g thịt gà, 10g cà rốt, 20g bột gạo.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt gà sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 2: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ, xay nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Bước 3: Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào chảo rồi bắt đầu xào thịt gà.
  • Bước 4: Hòa bột gạo với nước lọc và khuấy đều tay cho tan bột. Sau đó đem lên bếp đun lửa vừa, khuấy đều để tránh vón cục.
  • Bước 5: Thêm hỗn hợp gà và cà rốt đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều tay cho đến khi bột chín.
Món bột gà cà rốt dễ thực hiện
Món bột gà cà rốt dễ thực hiện

Bột tôm với rau cải ngọt

Nguyên liệu: 2 thìa bột gạo, 20g tôm, 20g cải ngọt, dầu ăn cho trẻ.

Cách nấu:

  • Bước 1: Tôm đem rửa sạch, lột vỏ, sau đó rút chỉ đen trên sống lưng và đem đi hấp chín rồi xay nhỏ.
  • Bước 2: Nhặt lấy phần lá của rau cải ngọt, đem đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cho rau vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Bước 3: Đem bột gạo hòa vào 200ml nước, cho vào xoong khuấy đều tay cho đến khi bột sệt lại rồi cho tôm và rau vào, tiếp tục khuấy đều tay đến khi bột chín.
  • Bước 4: Đổ bột ra bát và cho vào một chút dầu ăn trẻ em là bạn đã thực hiện xong món bột tôm với rau cải ngọt thơm ngon cho bé.
Bột tôm cùng rau cải ngọt đầy dinh dưỡng
Bột tôm cùng rau cải ngọt đầy dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Dưới đây là thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mà các mẹ có thể tham khảo và thực hiện:

  • Ngày 1,2,3: Ăn cháo với lòng đỏ trứng hoặc cháo gà, súp lơ trắng sốt cà chua.
  • Ngày 4: Cháo Dashi nấu cà rốt, dâu tây trộn sữa.
  • Ngày 5: Cháo rau ngót, bơ và chuối nghiền.
  • Ngày 6: Cháo Dashi nấu với bí đỏ.
  • Ngày 7: Cháo Dashi cùng bông cải xanh được xay nhuyễn.
  • Ngày 8: Bí xanh rây cùng với cháo mix Dashi.
  • Ngày 9: Súp khoai lang nấu với bông cải.
  • Ngày 10: Súp bí đỏ, bột ngô cà rốt.
  • Ngày 11: Cháo trắng tỉ lệ 1:10, rau xanh.
  • Ngày 12: Cà rốt nấu rau mồng tơi, cháo trứng gà.
  • Ngày 13: Đậu cô ve, súp khoai tây mix trứng gà.
  • Ngày 14: Cháo bánh mì, nước dashi rau củ.
  • Ngày 15: Cháo cá hồi với cải thìa, cháo đậu.
  • Ngày 16: Cháo dashi rong biển, cá bào, cháo cá hồi khoai tây.
  • Ngày 17: Cháo khoai lang tím cùng với sữa chua.
  • Ngày 18: Rau dền, cà rốt, cháo tim.
  • Ngày 19: Súp khoai lang với cá bào rong biển, canh cà chua nấu cải thìa.
  • Ngày 20: Rau mồng tơi, cháo thịt bò.
  • Ngày 21: Cháo yến mạch, cá trê đồng, rau dền, rau lang.
  • Ngày 22: Nước dưa hấu ép, súp mì somen rau củ.
  • Ngày 23: Cháo khoai tây thịt heo nấu rau mồng tơi.
  • Ngày 24: Cháo rau ngót, tôm sông, khoai tây và củ dền.
  • Ngày 25: Cháo cá hồi rau củ rắc phô mai.
  • Ngày 26: Cháo trắng, bí đỏ canh tôm đồng, mướp xanh và rau ngót.
  • Ngày 27: Cá sốt cà, súp cà rốt bắp cải, dâu tây dầm.
  • Ngày 28: Thịt gà, cháo yến mạch, cà rốt.
  • Ngày 29: Cháo phô mai nấu rau cải thìa.
  • Ngày 30: Bột yến mạch cùng với bí xanh và sữa.
Kết hợp các thực phẩm phù hợp và đảm bảo đủ chất
Kết hợp các thực phẩm phù hợp và đảm bảo đủ chất

Mẹo cho bé 7 tháng tuổi chịu ăn

Quá trình cho bé từ 7 tháng tuổi ăn dặm và làm quen với các loại thực phẩm mới sẽ không hề dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo giúp bé 7 tháng tuổi chịu ăn:

  • Không ép bé ăn, nếu bé ăn ít mẹ có thể bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con.
  • Quan sát phản ứng của trẻ khoảng 3 ngày ngay sau khi cho bé ăn thử món ăn mới nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng kịp thời. Nếu bé bị dị ứng. mẹ hãy ghi nhớ và không cho bé ăn trong vài tháng, có thể thử lại sau.
  • Tập cho bé ăn ở một nơi cố định, giúp bé thiết lập được thói quen ăn uống có tổ chức. Khi bé đã quen với không gian, vị trí ăn uống cố định, quá trình ăn uống sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng hơn nhiều.
  • Có thể cho bé ăn bốc bằng tay để bé khám phá món ăn và hương vị một cách trực tiếp.
  • Tránh không cho trẻ mất tập trung khi ăn để bé không bị mất đi niềm vui khi thưởng thức đồ ăn.
  • Rửa thật sạch các dụng cụ chế biến thức ăn cho bé và các loại nguyên liệu, trái cây thật sạch trước khi cho trẻ ăn.
Luôn quan sát trẻ trong quá trình ăn dặm
Luôn quan sát trẻ trong quá trình ăn dặm

Đây là giai đoạn chuyển giao cho bé bắt đầu ăn dặm vì vậy quá trình này không hề dễ dàng. Nếu mẹ đang đau đầu vì không đủ thời gian để vừa chăm con vừa lo toan việc nhà thì hãy đặt lịch dịch vụ giúp việc theo giờtrông trẻ để Chị Ong cam giúp vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nhé!

Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay hôm nay!

Những sai lầm của cha mẹ trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Luôn cho cà rốt hoặc khoai tây nghiền vào cháo

Nhiều phụ huynh thường có quan điểm rằng cà rốt hay khoai tây là những loại rau củ rất bổ dưỡng. Nhưng thực tế thì 2 loại củ này chỉ là đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là một loại rau củ.

Vì vậy, khi trẻ ăn quá nhiều cà rốt, khoai tây sẽ dễ dàng mắc phải tình trạng thừa chất bột đường và thiếu vitamin. Khi nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng, các mẹ nên thay đổi món thường xuyên, cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Cho thêm ngũ cốc vào cháo của bé

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng ngũ cốc sẽ giúp tăng chất dinh dưỡng cho bé khi thêm vào cháo. Tuy nhiên có một số loại ngũ cốc không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ khó tiêu. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý chọn loại ngũ cốc phù hợp với bé.

Thường xuyên lạm dụng máy xay sinh tố

Quá trình ăn dặm của trẻ 7 tháng sẽ bắt đầu từ ăn loãng, ăn mịn đến ăn sệt, đặc rồi đến ăn nguyên hạt mà không cần sử dụng máy xay sinh tố. Các mẹ cần xay thô dần đồ ăn để trẻ có thể thích nghi với thức ăn và ăn ngon miệng hơn.

Không nên lạm dụng máy xay sinh tố quá nhiều
Không nên lạm dụng máy xay sinh tố quá nhiều

Dùng nước hầm xương để nấu cháo

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng nước hầm xương tốt cho trẻ và thường xuyên sử dụng chúng để nấu cháo cho con. Trên thực tế, nước hầm xương chỉ có vị ngọt và mùi thơm, chất dinh dưỡng nằm ở xác thịt.

Chất béo trong xương cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng khiến trẻ nhẹ cân, nên các mẹ nên băm thịt nạc nấu cháo cho con ăn sẽ tốt hơn.

Không thêm dầu ăn vào món cháo cho trẻ

Dầu ăn khi cho vào cháo của trẻ không khiến trẻ đau bụng mà cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác. Khi nấu cháo cho trẻ ăn, các mẹ nên cho vào cháo từ 1 – 2 thìa dầu ăn dành cho trẻ.

Trong dầu ăn có chất béo, nhóm dưỡng chất quan trọng đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, giúp hấp thu các vitamin quan trọng cho cơ thể.

Chính vì vậy mà mẹ nên cho lượng dầu vừa phải, không bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Nấu một nồi cháo để cho trẻ ăn một ngày

Nhiều mẹ vì bận rộng nên thường nấu cháo cho con ăn cả ngày, điều này khiến nguồn dinh dưỡng bị mất trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo để trong vòng 2 tiếng sẽ có dấu hiệu thiu.

Ở nhiệt độ mát ở tủ lạnh, cháo thịt sẽ được bảo quản 3 tiếng nhưng cũng chỉ có thể hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ô thiu và chúng cũng có thể phát triển trở lại.

Vì vậy, nếu các mẹ quá bận rộn có thể nấu nồi nhỏ cháo trắng và chia nhỏ phần cháo cho trẻ. Khi nấu có thể cho thêm các loại rau và thịt để trẻ không thấy ngán, các vitamin trong cháo cũng không bị mất đi.

Câu hỏi thường gặp

  1. Bé 7 tháng tuổi ăn được loại rau củ nào?

    Bé 7 tháng tuổi có thể ăn được nhiều loại rau củ như cà rốt, bí ngô, cải, măng tây,… Để tập cho bé ăn dặm, các mẹ cần nấu chín rau củ và làm mềm sau đó nghiền hoặc trộn rau củ để bé dễ ăn hơn.

  2. Bé 7 tháng có thể ăn loại thịt nào?

    Bé ở 7 tháng tuổi đã có thể ăn các loại thịt, trứng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến như thịt gà, thịt bò, thịt heo,…

  3. Nên tập cho bé ăn dặm lần đầu khi nào?

    UNICEF khuyến cáo rằng 6 tháng là độ tuổi phù hợp cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Bởi giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn chỉnh, một số bé đã có thể ngồi vững để tập ăn dặm đúng cách. 
    Bên cạnh đó, từ 6 tháng tuổi trở đi sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Khi đó, trẻ nên cần được tập ăn dặm đúng cách để hấp thu đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển và vận động tốt.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi và những lưu ý cần nắm khi xây dựng thực đơn cho bé. Hy vọng các mẹ sẽ có thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Motherhood Community, Healthline, Buona Pappa, Health Guide NG, HealthShots, BabyCentre UK, Happy Family Organics, Plant Based Juniors.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services