Hầu hết các bé 9 tháng tuổi đã mọc răng và có thể tự cầm nắm thức ăn, quen dần với chế độ ăn dặm. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp để giúp bé phát triển, khỏe mạnh hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng một thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi?
Loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Phương pháp ăn dặm truyền thống đã trở nên rất phổ biến ở nước ta vì được nhiều bà mẹ áp dụng. Nếu ở nước ngoài thường chú trọng độ tiêu thụ thức ăn thì phương pháp ăn dặm truyền thống là đem xay nhuyễn để dễ tiêu hóa.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai nên có thể được cho ăn dặm với cháo đặc, thêm các chất đạm cần thiết mà không cần rây qua lưới. Ngoài sữa mẹ, bé 9 tháng tuổi cần bổ sung một số loại thực phẩm cần thiết, đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản dưới đây:
- Chất đạm: tôm, cá, thịt, lòng đỏ trứng, cua,…
- Bột đường: yến mạch, gạo, các loại đậu, lúa mì,…
- Vitamin và khoáng chất: các loại trái cây, rau củ. Nên ưu tiên các loại trái cây họ cam quýt, các loại rau màu xanh đậm,…
- Chất béo: sữa, sữa chua, pho mát, yogurt, bơ,…
Các thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng trong 1 tuần
Thực đơn Thứ 2
Sáng: Cháo bí đỏ với thịt gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn là thịt gà xay nhuyễn, cháo đã nấu sẵn, dầu ăn trẻ em, bí đỏ xay. Đầu tiên, bạn cần đun sôi hỗn hợp bí đỏ, cháo, thịt gà để hỗn hợp được chín đều. Sau đó thêm một ít dầu ăn trẻ em và đợi nguội là bé đã có thể thưởng thức.
Trưa: Cháo cá chép rau ngót và phô mai
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, cá chép, rau ngót và phô mai. Đầu tiên, rửa sạch, cạo vảy và đem phần nạc cá chép hấp đến khi chín. Sau đó, gỡ cá và tách xương, nghiền nhuyễn. Tiếp theo, bạn rửa sạch rau ngót, chần qua nước sôi, băm nhuyễn hoặc xay bằng máy. Cho dầu ăn vào chảo, cho cá chép vào xào và khi chín, cho tất cả vào cháo, đun sôi thêm 3 phút.
Tối: Cháo nấm thịt heo
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, thịt heo, nấm rơm, dầu ăn trẻ em. Rửa sạch nấm và thịt heo, cắt nhỏ nấm, băm nhỏ thịt heo. Sau đó cho dầu ăn trẻ em, xào nấm với thịt. Cho hỗn hợp vừa xào xong vào cháo, nấu sôi, trộn đều và tắt bếp.
Thực đơn Thứ 3
Sáng: Cháo cua rau ngót
Cần chuẩn bị rau ngót, cua, cháo đã nấu sẵn, dầu ăn trẻ em. Đầu tiên, bạn lọc lấy phần nước và thịt cua, cho dầu ăn và cho cua vào đảo đều. Sau đó, bạn cho nước cua đã lọc vào nấu sôi lên. Rửa sạch phần lá rau ngót và băm nhỏ, hấp chín và xay nhuyễn. Cho tất cả vào cháo và trộn đều lên là đã chuẩn bị xong món ăn cho bé.
Trưa: Cháo trứng nấu với khoai lang
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, khoai lang, dầu ăn em bé và lòng đỏ trứng gà. Sau đó cắt nhỏ, hấp chín khoai lang và cho vào nồi nấu với cháo. Khi khoai lang đã chín, bạn cho lòng đỏ trứng gà vào, nấu thêm từ 4 – 5 phút, cho 1 ít dầu vào là xong.
Tối: Cháo bí đỏ, cá hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị là phi lê cá hồi, bí đỏ, cháo đã nấu sẵn, dầu trẻ em. Đầu tiên, bạn lọc hết phần xương cá, rửa sạch và băm nhuyễn.
Tiếp theo, bạn hấp chín cá hồi và bí đỏ, đổ phần cá đã hấp chín vào chảo đảo đều. Tán nhuyễn phần bí đỏ đã hấp, cho bí đỏ và cá hồi vào cháo, đun nóng là đã hoàn thành bữa ăn cho bé
Thực đơn Thứ 4
Sáng: Cháo khoai lang với gan gà
Cần chuẩn bị gan gà, cháo nấu sẵn, khoai lang và dầu ăn trẻ em. Đầu tiên, bạn rửa sạch rồi băm nhuyễn gan gà và nấu chín. Tiếp theo, bạn hấp chín và nghiền nhuyễn khoai lang. Đổ cả 2 vào cháo, khuấy đều và thêm một ít dầu ăn trẻ em.
Trưa: Cháo thịt bò, cải thảo
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, thịt bò nạc, cải thảo, dầu cho trẻ em. Rửa sạch thịt bò, băm nhuyễn và cho vào nồi xào chín với dầu ăn em bé. Rửa sạch cải thảo, băm nhỏ, cho vào khi thịt bò đã xào chín. Sau đó cho tất cả vào cháo đã nấu sẵn, đảo đều.
Tối: Cháo tôm cải bó xôi
Nguyên liệu cần chuẩn bị là rau cải bẹ, cháo nấu sẵn, dầu ăn trẻ em, tôm đã bóc vỏ và xay nhuyễn. Bạn cần đun sôi nước để nấu chín rau cải bẹ đã băm nhỏ, cho tôm đã xay nhuyễn vào nồi đến khi tôm chín đỏ. Sau đó, cho hỗn hợp vào cháo đã nấu sẵn, thêm một ít dầu ăn trẻ em là đã hoàn thành món ăn cho bé.
Thực đơn Thứ 5
Sáng: Cháo gà ngô ngọt măng tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị là cháo đã nấu sẵn, ngô ngọt xào, thịt ức gà và măng tây. Rửa sạch thịt ức gà, băm nhuyễn và xào. Bào mỏng ngô ngọt, cho vào xào cùng với phần thịt ức gà thêm 2 phút. Sau đó cho phần thịt ức gà, ngô ngọt và măng tây băm nhỏ vào cháo, đun thêm 5 phút.
Trưa: Cháo thịt heo, rau ngót
Bạn cần chuẩn bị thịt heo xay, cháo đã nấu sẵn, dầu ăn trẻ em, rau ngót xay. Đầu tiên, bạn cho phần thịt heo vào cháo, đun nhừ, cho phần rau ngót vào sau. Đảo đều và thêm một ít dầu ăn trẻ em để tăng dưỡng chất và hương vị cho món ăn.
Tối: Cháo đậu xanh, thịt heo, cải thìa
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, đậu xanh, thịt heo và cải thìa. Rửa sạch thịt lợn, cải thìa và băm nhỏ, sau đó cho thịt vào nấu cùng với cháo trong vòng 5 phút. Cho cải thìa vào nấu sau cùng, nấu thêm 3 phút nữa là được.
Thực đơn Thứ 6
Sáng: Cháo tôm mướp
Cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, mướp, tôm thịt đã lột vỏ và dầu ăn trẻ em. Bạn băm nhuyễn tôm, gọt vỏ và băm nhỏ mướp. Sau đó cho tôm và mướp vào xào chín, đảo đều cùng với cháo. Cho thêm một ít dầu ăn trẻ em sau khi múc cháo ra bát để hoàn thành món ăn cho bé.
Trưa: Cháo bồ câu bí đỏ
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, bí đỏ và chim bồ câu chưa ra ràng. Bước đầu làm sạch lông bồ câu, thui qua lửa rồi lọc lấy thịt, băm nhỏ. Rửa sạch bí đỏ, đem băm nhỏ và cho vào xào cùng với bồ câu. Cho tất cả vào cháo, đảo đều là đun sôi thêm 5 phút.
Tối: Súp thịt bò, khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị là cà rốt, thịt bò, khoai tây và dầu ăn em bé. Thịt bò bạn lọc bỏ mỡ, gân và băm nhỏ. Tương tự với khoai tây, cà rốt cũng cần cắt nhỏ mang đi hấp và nghiền nhuyễn. Cho thịt bò, khoai tây, cà rốt nghiền vào nồi nấu chín. Sau đó đổ súp ra chén, cho thêm 1 ít dầu ăn.
Nếu mệt mỏi với công việc nhà, không có thời gian để lên thực đơn ăn dặm cho bé, đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee nhé! Các Chị Ong chăm chỉ của bTaskee sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho công việc nhà một cách hiệu quả nhất!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay.
Thực đơn Thứ 7
Sáng: Cháo yến mạch với hạt sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo yến mạch với hạt sen là hạt sen, yến mạch, mè đen, củ cây hoa lily khô, nam việt quốc khô, cháo đã nấu sẵn. Đầu tiên, bạn cần ngâm củ cây hoa lily và hạt sen trong nước khoảng 1 tiếng, yến mạch là 30 phút.
Hạt sen và củ cây hoa lily cắt nhỏ, sau đó cho vào nồi cháo cùng yến mạch, thêm 1 ít dầu ăn trẻ em để tăng hương vị.
Trưa: Cháo tim lợn hầm với rau cải ngọt, khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị là tim lợn, khoai tây, cà rốt, rau cải ngọt và dầu ăn trẻ em. Rửa sạch tim lợn, lọc bỏ phần gân cứng, băm nhỏ và xào chín với dầu ăn em bé. Rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn cà rốt, khoai tây. Sau đó rửa sạch rau cải và băm nhỏ.
Cho cà rốt, khoai tây vào cháo, đảo đều và cho thêm cải vào, nấu thêm 3 phút. Cuối cùng, bạn cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều.
Tối: Cháo trứng bắc thảo
Bạn cần chuẩn bị cháo đã nấu sẵn, trứng gà ta và trứng bắc thảo. Đánh đều trứng gà vào cháo, sau đó cho lòng đen trứng bắc thảo vào đảo đều. Sau khoảng 3 phút thì tắt bếp.
>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng dinh dưỡng
Thực đơn Chủ nhật:
Sáng: Cháo yến mạch với trứng gà
Bạn cần chuẩn bị lòng đỏ trứng gà, yến mạch, sữa mẹ, đường trắng, cháo nấu sẵn. Đầu tiên, bạn cần ngâm yến mạch vào nước trong 30 phút, sau đó mang đi đun sôi với cháo, đập trứng gà vào khuấy đều. Cuối cùng, cho sữa và một ít đường, khuấy đều tay đến khi các nguyên liệu chín nhừ.
Trưa: Cháo cua bể cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị là cháo đã nấu sẵn, cua bể và cà rốt. Bạn cần hấp chín cua, gỡ lấy phần thịt và băm nhuyễn, mang đi xào. Rửa sạch cà rốt và băm nhuyễn. Sau đó cho cà rốt vào cháo, nấu trong vòng 2 phút rồi cho thịt cua vào đảo đều.
Tối: Cháo bí đỏ và tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị là bí đỏ, tôm tươi, cháo đã nấu sẵn. Bạn gọt vỏ, rửa sạch, cắt bí đỏ thành từng miếng nhỏ. Sau đó bóc vỏ tôm, rửa sạch và xay nhuyễn. Cho bí đỏ vào cháo đã nấu sẵn, nấu đến khi chín nhừ thì cho tôm vào, nấu đến khi tôm chín.
>> Xem thêm: Xây dựng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
- Nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi thường xuyên để bé không bị lười ăn, chán ăn. Ngoài ra, khi nấu, bạn không nên thêm gia vị vì trẻ thường hài lòng với các hương vị tự nhiên của món ăn nên khi cho thêm đường, muối sẽ bị mất hương vị đó.
- Trong các nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé bao gồm không cho bé ăn quá nhiều đạm. Nếu có nhiều đạm trong khẩu phần ăn, bé sẽ dễ bị đau bụng, táo bón, khó tiêu. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thận và gan của bé.
- Không nên lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn vì bé 9 tháng tuổi đã được mọc răng. Nếu vẫn cho bé ăn thức ăn được xay quá nhuyễn, bé thường nuốt chửng, không thể nhai và không cảm nhận được hương vị của món ăn.
- Không hâm cháo nhiều lần: Khi hâm quá nhiều, mùi vị của món ăn sẽ kém hấp dẫn. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong món ăn cũng sẽ bị mất đi và có thể chuyển sang có hại. Do đó, khi nấu, ba mẹ cần tính liều lượng vừa đủ cho bé ăn và không nấu quá nhiều.
Câu hỏi thường gặp
- Nên cho bé 9 tháng ăn gì để phát triển chiều cao, cân nặng đạt chuẩn?
Các loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bé 9 tháng tuổi như: rau hấp cắt vụn, trái cây và rau xay nhuyễn, mì ống nấu chín mềm, trái cây mềm (xoài, bơ, chuối), gà xé sợi, cháo từ bột yến mạch, sữa chua,…
- Nạp bao nhiêu calo là đủ cho bé 9 tháng tuổi?
Trung bình, bé 9 tháng tuổi cần khoảng từ 750 – 900 calo năng lượng mỗi ngày để duy trì sự phát triển của cơ thể. Đối với những em bé còn bú sữa mẹ, bé đã có sẵn từ 400 – 500 calo bú từ sữa mẹ nên chỉ cần bổ sung thêm từ 350 – 400 calo là đủ.
Hy vọng thông qua những chia sẻ về việc lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng được chia sẻ ở phần trên, bạn đọc đã có thể hiểu thêm và tự lên cho em bé một thực đơn phù hợp. Chúc quá trình nuôi dạy con của bạn sẽ trở nên nhàn nhã, hiệu quả hơn.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Tăng Cân Giàu Dinh Dưỡng
- Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Kiểu Nhật Đầy Đủ Dinh Dưỡng
- Gợi Ý Thực Đơn Healthy Lành Mạnh Và Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Hình ảnh: Canva