Thai nhi sẽ phát triển theo từng giai đoạn trong bụng mẹ vì vậy cần có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai thì mời bạn cùng tham khảo thực đơn cho bà bầu qua bài viết dưới đây.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai trung bình thường là khoảng 2.200 kcal/ngày. Và đối với những phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa thì nhu cầu dinh dưỡng cần có trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu nên tăng thêm 360 kcal/ngày.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thì các mẹ bầu cần tăng thêm lượng kcal một ngày là 0,475 kcal trong thực đơn món ăn cho bà bầu. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn cho bà đẻ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Mẹ bầu cần bổ sung các chất đạm và chất béo trong thực đơn bà bầu để giúp cho việc phát triển của thai nhi. Chất đạm còn cần thiết trong việc tạo máu và giúp phát triển các nhau thai trong cơ thể của mẹ bầu.
Các mẹ cũng nên tham khảo thực đơn cho bà bầu không tăng cân để giúp cho mình dễ kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai. Việc tăng cân quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến khung xương và cả sự phát triển của thai nhi.
Thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu
Các mẹ bầu trong quá trình mang thai khi xây dựng thực đơn mỗi ngày cho bà bầu thì cần có đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi có bé trong 3 tháng đầu thì mẹ cần chú trọng đến sức khỏe nhiều hơn và thực hiện lối sống lành mạnh.
Thực đơn mẹ bầu cần bổ sung sắt trong quá trình này và tăng thêm các loại đạm cũng như rau củ quả trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu. Thực đơn 1 tuần cho bà bầu phải có đủ các nhóm dinh dưỡng để hạn chế việc sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
Việc xây dựng khoa học thực đơn bà đẻ là một trong số những yếu tố giúp cho thai nhi khỏe mạnh. Sau đây là thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần. Bạn có thể áp dụng các thực đơn cho bà đẻ này trong đời sống hằng ngày.
Thực đơn mẹ bầu ngày thứ hai
Ở ngày thứ hai đầu tuần, mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn ăn uống như sau:
- Buổi sáng có thể ăn phở gà và buổi phụ uống sữa bắp.
- Buổi trưa ăn cơm, canh xà lách xoong, sườn kho khoai tây, giá hẹ xào thịt và tráng miệng là quýt. Buổi phụ dùng chè mè đen.
- Buổi tối ăn cơm cùng canh bí đỏ, đậu hũ sốt thịt bằm, bông cải xào đậu que, tráng miệng sa bô chê.
- Bữa tối phụ uống một ly sữa tươi.
Thực đơn bà đẻ ngày thứ ba
Tiếp theo, là những món ăn mới lạ hơn, nhưng vẫn không kém phần dinh dưỡng và chất lượng.
- Buổi sáng ăn xôi đậu xanh và sữa kết hợp với buổi sáng phụ có thể ăn sữa chua nho khô.
- Buổi trưa ăn cơm, canh hạt sen hầm gà, rau muống xào thịt bò và tráng miệng với dưa hấu.
- Buổi tối ăn cơm, bông cải xào với tôm, ngó sen xào và nước ép bưởi.
Thực đơn cho bà bầu ngày thứ tư
Sang ngày thứ tư, bạn có thể ăn uống theo thực đơn:
- Buổi sáng có thể ăn bánh quy sữa và uống sữa không đường.
- Buổi trưa ăn cơm, canh sườn nấu với bí đao, thịt heo nướng, cải bó xôi xào thịt bò, cam.
- Buổi tối ăn cơm, canh rau tần ô với thịt bằm, tôm sốt cà, đậu bắp xào.
- Bữa tối phụ uống nước ép dưa hấu kết hợp với ăn ngũ cốc.
Thực đơn mẹ bầu ngày thứ năm
- Buổi sáng ăn bánh cuốn.
- Buổi trưa ăn cơm, canh măng chua với cá chép, thịt kho, bắp cải luộc, tráng miệng với xoài.
- Buổi tối ăn cơm, canh cải ngọt, mực chiên giòn, nấm rơm xào, nước ép táo.
Thực đơn bà đẻ ngày thứ sáu
- Buổi sáng ăn hoành thánh và buổi phụ: bánh mì sữa.
- Buổi trưa ăn cơm, canh mướp với mồng tơi cua đồng, sườn xào chua ngọt, táo.
- Buổi tối ăn cơm, canh củ cải nấu với thịt bằm, gà nấu xáo, tráng miệng với nho.
- Bữa tối phụ uống nước ép táo và một chút bánh quy.
Thực đơn cho bà bầu ngày thứ bảy
- Buổi sáng ăn cơm tấm.
- Buổi trưa ăn bún riêu và tráng miệng bằng trái cây.
- Buổi tối ăn cơm, canh khổ qua, tôm rang, đậu hũ xào, tráng miệng bằng đu đủ.
Thực đơn mẹ bầu ngày chủ nhật
- Buổi sáng ăn súp nấm với thanh cua. Trong buổi sáng phụ có thể ăn sữa chua.
- Buổi trưa ăn bò kho bánh mì.
- Buổi tối ăn cơm, canh chua nghêu, trứng chiên, xà lách trộn, tráng miệng với lê.
- Bữa tối phụ uống sữa tươi không đường.
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Đối với thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ thì cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt cá và các loại đậu. Thực đơn dành cho bà bầu trong giai đoạn này cũng nên bổ sung các vitamin. Các mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ là những tháng mà thai nhi sẽ phát triển về não bộ, vì vậy chế độ dinh dưỡng lúc này sẽ giúp kích thích não bộ của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu các DHA như: trứng, cá, tôm, cua…
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ thì các mẹ nên tập trung vào các nhóm thực phẩm như đạm, chất béo, chất khoáng, chất xơ và vitamin. Bởi giai đoạn này là giai đoạn hình thành các hệ thần kinh của thai nhi và các hệ thần kinh đang dần hoàn thiện.
Trong giai đoạn cuối thì các hệ thống xương khớp của thai nhi dần được hoàn chỉnh. Vì vậy các mẹ cần bổ sung lượng canxi qua các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa trong thực đơn sau sinh.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ các mẹ cũng nên tham khảo những thực đơn cho bà bầu sau sinh. Việc tham khảo thực đơn cho mẹ mới sinh sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe sau khi sinh một cách tốt nhất.
Thực đơn bà bầu tham khảo món ăn các bữa chính
Thực đơn cho bà bầu thông thường sẽ là những thực đơn giàu chất dinh dưỡng giúp cung cấp đầy đủ các chất trong quá trình mang thai. Sau đây là một số món ăn mà các bà bầu có thể dùng trong bữa chính để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai:
- Cơm nấu với nước trái cây thập cẩm.
- Gà nấu đậu.
- Trứng cút với mộc nhĩ trắng.
- Canh rau muống nấu với nghêu.
- Rau nấu canh chua.
- Canh bí đỏ với tôm.
- Súp cua.
- Cá hồi sốt mật ong.
- Đậu bắp nhồi chả…
Và những món ăn này bạn cũng có thể đưa vào thực đơn mẹ sau sinh vì nó cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thực đơn cho phụ nữ sau sinh có thể sử dụng các món trên làm bữa chính cũng đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
- Bà bầu kén ăn rau phải làm sao?
Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây dễ ăn cho bà bầu. Nên tìm hiểu về liều lượng và các tác dụng phụ của chúng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng các viên vitamin rau củ.
- Bà bầu có nên ăn nhãn không?
Mẹ bầu có thể ăn nhãn nhưng không nên ăn quá nhiều, cần đảm bảo trong khoảng 200 – 300 g, đặc biệt không nên ăn nhãn trong thời điểm đầu thai kỳ để tránh gây sảy thai.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ của bTaskee về thực đơn mẹ bầu sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Và Phát Triển Khỏe Mạnh
- Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Giúp Nhanh Chóng Khỏi Bệnh?
Hình ảnh: Canva