Gợi Ý Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Tiểu đường thai kỳ được coi là một trong những căn bệnh đáng sợ đối với các mẹ bầu. Và việc xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là vô cùng cấp thiết để đem lại một quá trình mang thai an toàn cho mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể ở quá trình mang thai. Theo đó bệnh đái tháo đường thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và sẽ tự khỏi sau sinh khoảng 6 tuần.

Bệnh tiểu đường thai kỳ ở bà bầu
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ

Cách để nhận biết bản thân mắc bệnh đái tháo đường trong thai kì là gì? Sản phụ có thể được lấy máu xét nghiệm đường máu và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi:

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dL.
  • Đường huyết bất kỳ: >= 200mg/dl.
  • Hay làm xét nghiệm pháp dung nạp đường dương tính

Tiểu đường thai kỳ tác động như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Bệnh tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển của em bé.

Ảnh hưởng tới người mẹ

  • Cân nặng tăng nhiều, có thể tăng đến 20kg, đa phần thai nhi sẽ to, đa ối, em bé sinh ra nặng trên 4kg.
  • Tần suất ăn uống nhiều và đi tiểu nhiều, trong nước tiểu sẽ có đường, dễ mắc nấm candida và tái phát nhiều lần.
  • Nguy cơ nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh cao.
  • Đặc biệt có thể sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Ảnh hưởng tới thai nhi

  • Thai nhi có nguy cơ cao bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ và thần kinh,…
  • Vì thai nhi có cân nặng và kích thước lớn nên sinh ra dễ bị gãy xương, hoặc gặp sang chấn khi sinh thường và sinh mổ.
  • Tiểu đường thai kỳ còn có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau sinh gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
  • Thai nhi có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường theo di truyền.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ

Nguyên tắc lập thực đơn cho người đái tháo đường thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản đó là phải cân bằng giữa 2 yếu tố là đường huyết và dinh dưỡng.

Nếu kiêng khem quá mức cần thiết thì mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, thiếu chất dinh dưỡng và dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Ngoài 2 nguyên tắc chính ở trên, trong quá trình xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Thực đơn mỗi ngày cần có đủ 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản bao gồm: Chất bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Không nên điều chỉnh số lượng thức ăn và các món ăn trong thực đơn quá thường xuyên.
  • Tuyệt đối không được phép bỏ bữa và để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (tối đa là 5 bữa/ngày). Bữa tối ăn ít lượng thức ăn hơn bữa sáng và bữa trưa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ.
  • Không nên nêm quá nhiều muối hoặc đường vào món ăn, đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cùng bệnh huyết áp cao.
  • Thay vì ăn rau xào nhiều mỡ thì nên thêm salad, rau sống hoặc rau luộc vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường và ăn chúng trước khi ăn cơm và thức ăn.

Thực đơn ăn sáng cho người đái tháo đường thai kỳ

Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là với người bị tiểu đường. 

Để có được nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày, các mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vào buổi sáng như sau:

  • 250g khoai lang luộc.
  • 1 chiếc bánh mì kẹp trứng kèm cà chua và dưa chuột.
  • 1 bát nhỏ cháo yến mạch và 1 ly sữa không đường;
  • 1 bát cháo con thịt bò (khoảng 40g thịt bò, 60g gạo và 150g rau);
  • 1 bát phở gà (gồm 30g thịt gà, 150g bánh phở, 150g giá đỗ và rau sống ăn kèm) hoặc 1 bát bún mọc cỡ vừa;
Thực đơn buổi sáng cho bà bầu bị đái tháo đường
Thực đơn cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ vào buổi sáng

Thực đơn ăn trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường vào bữa trưa nên bao gồm 4 phần. Cụ thể là 1 phần tinh bột, 1 phần thịt và 2 phần chất xơ.

Sau khi ăn trưa, mẹ bầu hoàn toàn có thể tráng miệng bằng hoa quả nhưng cần phải ưu tiên những loại trái cây ít ngọt, mọng nước để tránh sự  đường huyết trong cơ thể sau ăn.

Dưới đây là danh sách gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ trong vòng 7 ngày, các bà bầu có thể yên tâm tham khảo và áp dụng ngay nhé:

  • Ngày 1: 1 bát cơm nhỏ, 1 đĩa bắp cải luộc, 2 miếng thịt gà, 2 miếng đậu sốt cà chua.
  • Ngày 2: 1 bát cơm, 60g thịt bò xào, 1 bát su hào luộc.
  • Ngày 3: 1 bát cơm, 1 đĩa salad dưa chuột, 4 miếng chả, 1 bát canh bí đỏ thịt băm.
  • Ngày 4: 1 bát bún mọc hoặc 1 bát hủ tiếu bò.
  • Ngày 5: 1 bát cơm, 1 đĩa bắp cải luộc, 2 miếng đậu sốt cà chua, 8 miếng thịt lợn luộc.
  • Ngày 6: 1 bát cơm, 50g tôm rang , 1 bát canh mồng tơi.
  • Ngày 7: 1 bát cơm, 1 bát canh măng chua cá hồi, 3 – 4 miếng thịt kho trứng.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường vào bữa trưa
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường vào bữa trưa

Về phần tráng miệng thì mẹ bầu có thể thay đổi các loại hoa quả sau trong các ngày:

Thực đơn buổi tối và bữa phụ cho người tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối cũng có thể được áp dụng giống với bữa trưa nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tăng khẩu phần rau xanh lên. Ngoài ra, mẹ bầu nên cân nhắc bổ sung các món cá vào thực đơn bữa tối.

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối

Ngoài 3 bữa ăn chính thì mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cũng nên tăng cường các bữa phụ để không bị đói và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Thời điểm phù hợp thể các mẹ ăn bữa phụ đó là khoảng 9h sáng và 15h chiều, cùng các lựa chọn như:

  • 1 hộp sữa chua
  • ½ trái ngô luộc
  • 1 cốc sữa sữa không đường hoặc sữa dành riêng cho người bị tiểu đường
  • 3 chiếc bánh quy
  • 1 chiếc bánh flan nhỏ
  • ⅓ củ khoai lang luộc
  • 1 miếng thanh long/đu đủ/lê
  • 2 múi bưởi
  • ½ trái táo
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường

Câu hỏi thường gặp

  1. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

    Bạn nên ăn vừa đủ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: Gạo lứt, táo, yến mạch, khoai lang, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc.

  2. Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

    Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm gây tăng đường huyết: Thực phẩm chiên, thực phẩm giàu tinh bột (cơm trắng, khoai tây), thức ăn nhanh, bánh ngọt và đồ uống có đường.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ cùng những lưu ý cần thiết trong quá trình xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hãy tham khảo và lựa chọn cho mình một thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường phù hợp nhất nhé! Chúc mẹ bầu và em bé sẽ luôn khoẻ mạnh và bình an.

Xem thêm kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu:

Hình ảnh: Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services