Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển về trí tuệ về cả thể chất của trẻ. Vì thế mà việc xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi là hết sức cần thiết. Cùng bTaskee bỏ túi mẹo xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi ngay sau đây nhé!
Bé 3 tuổi có thể ăn được những gì?
Bé 3 tuổi cần một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng giữa 4 nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất béo, đạm và vitamin khoáng chất xuất phát từ các loại rau xanh, trái cây.
Thịt gà, cá hồi, trứng, sữa, yến mạch, mật ong, đậu Hà Lan, chuối và các loại đậu khác chính là những thực phẩm mà mẹ cần bổ sung vào thực đơn cho bé 3 tuổi.
Các thực phẩm kể trên ngoài chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cần thiết cho sự phát triển của trẻ, chúng còn là những thực phẩm có thể hỗ trợ chữa chứng biếng ăn ở trẻ. Một số món ngon cho bé 3 tuổi từ các thực phẩm trên mẹ có thể tham khảo như:
- Trứng luộc, trứng hấp, trứng chiên, bánh trứng…
- Thịt gà có thể chế biến thành món gà hầm, súp gà hoặc cơm gà…
- Mật ong rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, có thể dùng ăn kèm với bánh mì nước, bánh kếp hoặc làm gia vị trong các món ăn cho bé 3 tuổi…
- Hạ nhiệt cho trẻ với món kem chuối, salad hoặc chế biến thành sinh tố chuối.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho bé 3 tuổi
3 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này các tế bào thần kinh não bộ của bé 3 tuổi sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh.
Nếu ở giai đoạn 1 tuổi não bộ của trẻ chỉ bằng 70 % so với người trưởng thành. Thì giai đoạn 3 tuổi, não bộ của bé đã đạt đến 85% người trưởng thành.
Vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho bé 3 tuổi đặc biệt quan trọng. Để đảm bảo trẻ phát triển một cách toàn diện, mẹ nên lưu ý cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm sau đây:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa hay các sản phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi cần thiết cho quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trong đó hàm lượng vitamin D có trong sữa rất cao.
Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa còn đem lại hàm lượng chất béo và cholesterol giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng toàn diện ở bé 3 tuổi.
Đây chính là những lý do khiến sữa và các sản phẩm từ sữa trở thành thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho bé 3 tuổi.
Nước trái cây
Trái cây vốn rất giàu vitamin D và chất khoáng. Vì thế mà các loại nước trái cây cũng có sự ảnh hưởng rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Mẹ nên bổ sung các loại nước trái cây thiết yếu cho trẻ 3 tuổi như: nước cam, chanh, nước ép dưa hấu, nước trái cây từ ổi…
Tuy nhiên một lưu ý cho các bậc cha mẹ khi chế biến nước ép hoặc nước trái cây cho con trẻ không nên sử dụng quá nhiều đường hóa học. Bên cạnh đó không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây trong ngày vì có thể dẫn đến béo phì.
Vitamin
Giai đoạn bé 3 tuổi là độ tuổi biếng ăn thường thấy. Biếng ăn khiến trẻ rất dễ có xu hướng bị thiếu chất, chậm phát triển hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng.
Vì thế mà trong thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp để đảm bảo các vi chất cần thiết hỗ trợ quá trình tăng cân, tăng chiều cao cho trẻ.
Đường và muối
Trẻ 3 tuổi đã có khả năng làm quen với vị mặn tự nhiên trong các loại thực phẩm sạch những đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, phô mai… Tuy nhiên nếu để trẻ nạp vào một lượng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung đường từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, trái cây, rau quả thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi cần:
- Từ 1200 – 1500 kcal mỗi ngày
- Cung cấp 50 – 100g vitamin và khoáng chất cho cơ thể của bé
- 30 – 140g chất béo
- 100 – 150g tinh bột
- 100 – 120g chất đạm
Bên cạnh đó, thực đơn cho bé 3 tuổi phải đảm bảo đủ 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi ngày bé sẽ cần nạp vào cơ thể một lượng khoảng 200ml sữa để hỗ trợ quá trình phát triển xương và tăng trưởng chiều cao. Vì vậy nguyên tắc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 3 tuổi các mẹ cần bổ sung những nhóm thực phẩm cơ bản sau:
- Tinh bột: Có trong cháo, bánh mì, cơm trắng
- Chất đạm: Có trong trứng, tôm, cá, thịt
- Chất béo: Có trong các loại dầu ăn dành riêng cho bé 3 tuổi trở lên
- Canxi: Có trong cua, tôm hoặc sữa
- Chất xơ và các vitamin cần thiết: Có trong các loại rau, củ, quả và trái cây tươi.
Cân bằng dinh dưỡng cho bé 3 tuổi là rất cần thiết. Tuy nhiên dạ dày của trẻ thời điểm này còn nhỏ nên mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa/ ngày. Trong đó nguyên tắc bắt buộc phải đảm bảo đủ 3 bữa chính.
Thực đơn cho bé 3 tuổi trong 1 tuần
Ngày 1
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Nui nấu gà và một ít đu đủ
- Bữa phụ sáng (9h): Sữa
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm + canh cải bó xôi nấu tôm, cá thu kho thơm + cam
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa + chè đậu xanh/bánh flan
- Bữa chiều (17h – 17h30): Canh đậu hũ cà chua trứng + cơm + thịt bò xào bông cải xanh, cà rốt + xoài
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Ngày 2
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Bánh giò + nước cam vắt
- Bữa phụ sáng (9h): Yaourt/Váng sữa
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm + chả cua hấp + canh khoai mỡ thịt + quả hồng xiêm
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, sữa chua
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + gà viên sốt cà + canh cải xoong tôm + nho
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Ngày 3
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Bánh canh thịt heo + chuối
- Bữa phụ sáng (9h): Sữa
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm + gà kho nấm + canh cải tôm + dưa hấu
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa + đậu hũ nước đường
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + cá thu kho + canh bí đỏ + xoài
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Ngày 4
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Xôi đậu đen, sữa
- Bữa phụ sáng (9h): Sữa chua
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm + sườn xào chua ngọt + canh cua đồng cải bẹ + đu đủ
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa, bánh bông lan
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + mực kho cà ri + canh súp đậu + quả hồng
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Dành phần lớn thời gian cho thiên thần nhỏ nên việc bếp núc đôi khi không thể chu toàn. Đặt ngay dịch vụ đi chợ hộ để bTaskee giúp bạn một tay trong quá trình chăm chút gia đình của mình nhé!
Tải app bTaskee để trải nghiệm tiện ích ngay!
Ngày 5
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Sandwich bơ đậu phộng + nước thơm
- Bữa phụ sáng (9h): Sữa
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Cơm, canh chua cá hồi + thịt kho trứng + quýt.
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa + bánh flan
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + thịt bò xào + canh mướp nấm rơm thịt bún tàu + mãng cầu
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Ngày 6
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Yaourt + cháo tôm thịt
- Bữa phụ sáng (9h): Táo
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Bún cá + chè hạt sen
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Sữa chua xoài
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + gà kho nấm rơm + canh rau ngót thịt băm + chuối
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Ngày 7
- Bữa sáng (6h30 – 7h30): Miến nấu thịt + nước ép ổi
- Bữa phụ sáng (9h): Táo
- Bữa trưa (11h00 – 11h30): Bò nấu đậu ăn kèm bánh mì + kem cocktail trái cây
- Bữa phụ chiều (14h00 – 14h30): Bánh flan + sữa
- Bữa chiều (17h – 17h30): Cơm + canh đậu hũ hẹ thịt + bông cải xanh xào gan + dưa lê
- Bữa phụ tối (20 – 20h30): Sữa
Mẹo hay giúp bé ăn ngon hơn
- Để con ăn ngon hơn, mẹ nên lập kế hoạch ăn uống cho con theo từng bữa với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, con ăn nhiều hay ít tùy khả năng và sở thích. Đặc biệt không nên ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ ăn.
- Một thực đơn cho bé 3 tuổi chậm tăng cân chất lượng được chuẩn bị từ trước sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ 3 tuổi. Giúp tránh được tình trạng vội vàng khiến các món ăn không được chỉnh chu, không đọng lại vị ngon sẽ khiến trẻ không hứng thú ở lần ăn tiếp theo.
- Một mẹo nhỏ cho các mẹ đó là hãy dành nhiều thời gian để ăn cơm cùng con và khuyến khích bé nhai kỹ, ăn chậm. Ăn từ từ sẽ giúp thức ăn được nghiền nát, qua đó cơ thể bé sẽ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Không chỉ vậy, ăn cùng con sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú cũng như góp phần gia tăng tình cảm gia đình.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể đưa ra từng lượng nhỏ thực phẩm mỗi ngày và hỏi ý kiến xem bé có muốn ăn thêm hay không để xác định phần nào sở thích của con.
- Có thể mẹ chưa biết, để con cùng chuẩn bị bữa ăn sẽ giúp bé thưởng thức món ăn với trạng thái thoải mái và tự nguyện hơn. Khi tinh thần bé thoải mái sẽ hứng thú với việc ăn uống hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng gồm những gì?
Thực đơn cho bé 3 tuổi suy dinh dưỡng cần đa dạng thực phẩm với đảm bảo đáp ứng đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Từ bữa sáng cho bé 3 tuổi đến bữa trưa hay các bữa phụ đều cần chế biến và trình bày đẹp mắt để kích thích trẻ ăn. Qua đó giúp cải thiện cân nặng.
Ngoài ra, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo cho bé ăn đúng giờ giấc. Đặc biệt trong khẩu phần ăn nên tăng tường các loại thực phẩm giàu protein và calo để thúc đẩy tăng cân. - Dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho bé 3 tuổi tăng chiều cao là gì?
Ngoài tăng cân, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn tăng chiều cao cho bé. Các dưỡng chất gồm: Vitamin A, Protein, Vitamin D, Canxi và Vitamin C đều là những thực đơn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Những dưỡng chất này có nhiều trong: thịt lợn, gà, bò, sữa, chế phẩm từ sữa, trứng, hải sản tôm, cá, các loại rau xanh, củ quả trái cây, bột yến mạch.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi hiệu quả giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện.
>>> Xem thêm:
- Thực Đơn Tăng Chiều Cao Phù Hợp Và Có Hiệu Quả Cao
- Gợi Ý 6+ Thực Đơn Sinh Nhật Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà
- Top 6 Chế Độ Ăn Giảm Cân Lành Mạnh Hiệu Quả Tức Thì