Dinh dưỡng trong thực đơn cho bé 6 tuổi ăn hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của con. Vậy lượng dinh dưỡng bao nhiêu là hợp lý và ba mẹ cần chú ý những gì khi lên thực đơn cho con? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu một số gợi ý nhé!
Bé 6 tuổi cần bổ sung các dưỡng chất gì?
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé 6 tuổi ba mẹ cần chú ý để xây dựng thực đơn 7 ngày hiệu quả:
- Đường: Để cơ thể bé hoạt động tốt hơn cần có năng lượng được cung cấp từ đường. Do đó, ba mẹ nên cho bé ăn tinh bột vào buổi sáng, thêm một ít trái cây hoặc sữa chua vào bữa phụ để có thể cung cấp đủ đường.
- Sắt: Cơ thể sẽ bị thiếu máu, mất tập trung, cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi khi thiếu sắt. Sắt được cung cấp qua sữa công thức, ngũ cốc hoặc ba mẹ cũng cần cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải xanh đậm, các loại thịt màu đỏ,…
- Axit folic: Axit folic giúp hình thành và phát triển hồng cầu nên bé sẽ mệt mỏi, mau quên, dễ bị kích động nếu thiếu chất này. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bé có cần uống thêm thực phẩm bổ sung không vì chất này dễ mất đi khi chế biến bên ngoài.
- Vitamin B: Ba mẹ cần cho bé ăn nhiều rau quả, thịt cá,… để cung cấp đủ vitamin B cho bé. Nếu thiếu, bé sẽ dễ hung hăng, dễ thất vọng và cảm thấy chán nản,…
- Vitamin A: Chất này có tác dụng phát triển thị giác cho bé, được tìm thấy dưới dạng Beta Carotene trong các loại trái cây có màu đỏ, vàng hoặc các loại rau cải màu xanh đậm,…
- Kẽm: Ba mẹ nên bổ sung kẽm cho bé bằng thịt, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ, các loại đậu,… vì chúng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Thực đơn chi tiết cho bé 6 tuổi trong 7 ngày
Ngày 1
- Sáng: Bánh mì kẹp trứng chiên.
- Trưa: Cơm gà hầm đậu và rau củ.
- Tối: Canh cải thìa và cá hồi chiên.
Ngày 2
- Sáng: Sữa chua và trái cây.
- Trưa: Thịt bò xào rau củ.
- Tối: Cơm trộn tôm và rau củ.
Ngày 3
- Sáng: Bánh mì kẹp phô mai và trái cây.
- Trưa: Canh chua cá và rau củ.
- Tối: Cơm trộn thịt ba chỉ và rau củ.
Ngày 4
- Sáng: Cháo bí đỏ và trái cây.
- Trưa: Cá chiên và rau củ.
- Tối: Canh cải ngọt với tôm và thịt heo.
Bạn quá bận rộn và không có thời gian chế biến món ăn cho bé. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay!
Ngày 5
- Sáng: Sữa chua và bánh quy.
- Trưa: Gà xào rau củ.
- Tối: Cơm trộn thịt heo và rau củ.
Ngày 6
- Sáng: Bánh mì kẹp thịt nguội và trái cây.
- Trưa: Bò kho với rau xào.
- Tối: Canh đậu hũ nấm rơm với cải thảo.
>> Xem thêm: Bật mí thực đơn cho bé 3 tuổi phát triển toàn diện
Ngày 7
- Sáng: Cháo gà và trái cây.
- Trưa: Thịt kho trứng với rau xào.
- Tối: Cơm trộn tôm và rau củ.
>> Xem thêm: Thực Đơn Tăng Chiều Cao Phù Hợp Và Có Hiệu Quả Cao
Các lưu ý khi lên thực đơn cho bé 6 tuổi
Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, khi xây dựng thực đơn cho bé 6 tuổi, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bữa ăn cho bé 6 tuổi trong thực đơn phải đảm bảo sự phát triển trí não: Để đảm bảo trí não của bé phát triển tốt, ba mẹ nên tập bé ăn các loại thực phẩm như dầu đậu nành, rau xanh, cá hồi, cá ngừ,… Ngoài ra, các Axit amin có trong hải sản, sữa và chất béo Phospholipid trong gan, đậu phộng, bơ, lòng đỏ trứng,… cũng có vai trò quan trọng, giúp bé phát triển trí não.
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày: Nước chiếm 70% cơ thể con người, giúp vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do đó, ba mẹ cần tập cho bé thói quen uống đủ nước mỗi ngày và nên cho bé uống nước nguội hoặc nước ấm, hạn chế uống nước lạnh.
- Không cho bé ăn vặt quá nhiều: Các loại thức ăn vặt thường có nhiều dầu, mỡ, đường và chất tạo màu,… Khi ăn quá nhiều, bé có khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng như mỡ trong máu, cao huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường,…
- Hạn chế dùng thức ăn nhanh và thực phẩm có ga: Những thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, cơm hộp,… chứa nhiều dầu, mỡ. Các loại này thường được làm sẵn, dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần nên cũng không đảm bảo an toàn.
- Không ép con ăn quá nhiều trong một bữa: Nhiều trẻ thường sinh ra thái độ chống đối, tâm lý sợ hãi khi bị ép ăn. Ngoài ra, việc này cũng gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa, răng miệng,… ảnh hưởng đến dưỡng trong thực phẩm.
Câu hỏi thường gặp
- Nên làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé 6 tuổi?
Nếu bé đang bị biếng ăn, chán ăn, ba mẹ cần khắc phục tình trạng này bằng cách: Thường xuyên tâm sự, nói chuyện với con; không cho bé ăn vặt quá nhiều; trang trí món ăn đẹp và lạ mắt hay cho bé cùng tham gia nấu ăn,…
- Có thể cho bé 6 tuổi dùng những thực phẩm gì?
Một số loại thực phẩm bé 6 tuổi có thể dùng như: Thịt, cá, trứng, hải sản, pho mát, bánh mì, khoai tây, rau củ, trái cây, sữa,…
Trên đây là một số gợi ý cho thực đơn cho bé 6 tuổi ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Đây là lứa tuổi cơ thể phát triển nên ba mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn giúp kích thích vị giác
- Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non chuẩn dinh dưỡng
Hình ảnh: Freepik, Pixabay