Thực Đơn Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, được coi là giai đoạn nhạy cảm trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ sinh hoạt hằng ngày thì các mẹ bầu cũng cần phải quan tâm đến thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Hãy để bTaskee đồng hành cùng các mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu này nhé!

Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào trong 3 tháng đầu thai kỳ 

Giai đoạn quan trọng để tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi chính là giai đoạn 3 tháng đầu. Trong giai đoạn này bé sẽ bắt đầu hình thành và phát triển hệ thống thần kinh, não và tuỷ sống. Tuần thứ 6 của thai kỳ sẽ phát triển tim, hệ tuần hoàn và các nội tạng khác. Cuối tuần 12 thì các bộ phận dần hoàn thiện.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu đầy đủ chất dinh dưỡng
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Chính vì thế mà việc xây dựng thực đơn chi tiết cho bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu đầy đủ và khoa học là điều vô cùng cần thiết. Sự phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào các chất mà mẹ bầu nạp vào cơ thể. Dinh dưỡng tốt và chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Để tăng sức khỏe cho mẹ bầu cũng như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển, mẹ bầu cần chú ý ăn những thực phẩm sau trong thực đơn cho mẹ bầu:

bổ sung chất dinh dưỡng
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cả từ đường ăn lẫn đường uống để thai nhi phát triển tốt
  • Thực phẩm cung cấp sắt: Sắt có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đồng thời giúp phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra còn góp phần tạo enzym hệ miễn dịch tăng đề kháng cho các mẹ bầu. Lượng sắt mà các mẹ nên bổ sung trong thời gian này là 45-90mg/ngày.
  • Thực phẩm cung cấp Axit folic: Là chất dinh dưỡng có vai trò tổng hợp ADN giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, dị tật tim và bệnh hàm ếch, hở môi ở trẻ. Hãy bổ sung lượng axit folic 400-600mcg/ngày trong giai đoạn này.
  • Thực phẩm giàu canxi: Trong thực đơn bầu 3 tháng đầu mẹ bầu nên bổ sung 800-1000mg canxi. Chỉ khi có đủ canxi thì bé cưng trong bụng mới hình thành và xây dựng hệ xương vững chắc và không bị mắc các bệnh về xương.
  • Thực phẩm giàu vitamin và protein cùng khoáng chất: Chất không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ bầu chính là protein. Đây là chất cần thiết để củng cố và tạo mô mới và kháng thể miễn dịch. Còn có vitamin và khoáng chất giúp mẹ tránh khỏi tình trạng ợ nóng, đầy hơi, táo bón.

Tháng đầu tiên của thai kỳ nên xây thực đơn thế nào?

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối sẽ bắt đầu được hình thành quanh phôi thai. Đồng thời nhau thai cũng dần hình thành và phát triển, đây được coi là bộ phận có tác dụng vận chuyển các chất dưỡng của mẹ bầu cho thai nhi. 

Bổ sung thêm rau xanh cho giai đoạn đầu tiên của thai kỳ
Bổ sung thêm rau xanh cho giai đoạn đầu tiên của thai kỳ

Đến cuối tuần 4 thì tim bắt đầu phát triển có kích thước nhỏ và nhịp đập khoảng 65 lần/phút. Trong tháng đầu tiên mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn bà bầu 3 tháng đầu:

  • Trứng gà: Trong thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu thì trứng là loại thực phẩm vô cùng thiết yếu. Trứng gà giàu protein, selen và vitamin B12… giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt.
  • Các loại rau màu xanh: Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều axit folic cho các mẹ bầu. Lựa chọn loại rau xanh phù hợp cho bữa ăn giúp cung cấp đủ chất cho thai nhi.
  • Các loại trái cây: Mẹ bầu có thể bổ sung trái cây giàu axit folic như quýt, cam, dâu tây... với lung cung cấp khoảng 20% hàng ngày cho mẹ bầu.
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa: Tùy vào hàm lượng axit folic khác nhau của sữa tươi hay sữa chua, trung bình nếu mẹ bầu pha một ly sữa sẽ cung cấp khoảng 150-200 mcg axit folic cho cơ thể.

Tháng thứ 2 mẹ bầu nên xây dựng thực đơn như thế nào?

Tháng thứ 2 là thời điểm mà phôi thai đã phát triển khá rõ. Sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị kém đi so với tháng đầu bởi những cơn nghén nặng. Nguyên nhân do nồng độ hormone progesterone tăng và lượng đường huyết giảm làm cho mẹ bầu có hiện tượng buồn nôn, chán ăn…

Mẹ bầu có dấu hiệu nghén nặng trong tháng thứ 2
Mẹ bầu có dấu hiệu nghén nặng trong tháng thứ 2 

Ở giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn cho mẹ bầu các chất như sắt, vitamin B11, acid folic, canxi, protein…từ các thực phẩm có chứa các chất này có thể kể đến đó là sữa tươi, cá chép, bơ…

Cung cấp thực đơn 1 tuần trong tháng thứ 3 của mẹ bầu 

Trong tháng thứ 3 mẹ bầu vẫn phải chịu những cơn nghén nặng khiến nhiều mẹ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Bên cạnh những thực phẩm mẹ cần bổ sung ở tháng trước thì cần phải tích cực bổ sung thực phẩm có chứa vitamin B6. Có tác dụng kiểm soát cơn buồn nôn, ổn định đường huyết và đồng thời có tác dụng lên não và hệ thần kinh của thai nhi.

Vitamin B6 giúp mẹ bầu kiểm soát ổn định hơn
Vitamin B6 giúp mẹ bầu kiểm soát ổn định hơn 

Một số nguyên tắc khi lên thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Hãy lưu lại các nguyên tắc sau khi lên thực đơn chi tiết cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Những nguyên tắc này không những giúp các mẹ xây dựng dinh dưỡng cân đối mà còn giúp mẹ dễ dàng đối mặt với cơn ốm nghén trong giai đoạn này.

Lưu ý khi lên thực đơn 3 tháng đầu
Một số lưu ý khi lên thực đơn 3 tháng đầu 
  • Phân bố các bữa ăn hợp lí trong ngày, nên chia thành nhiều bữa phụ nhỏ.
  • Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không được uống trong khi ăn. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung các loại trái cây tươi.
  • Tránh thực phẩm gây khó tiêu, nhiều chất béo để không gặp phải tình trạng nghén.
  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa qua chế biến.
  • Bổ sung các chất cần thiết như protein từ thịt, axit folic từ rau màu xanh đậm, ngũ cốc…

Xây dựng thực đơn 7 ngày trong 3 tháng đầu của mẹ bầu 

Nhiều mẹ bầu đau đầu vì không biết lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào cho hợp lý và có khoa học. Đừng lo lắng, ngay khi đọc bài viết này mẹ bầu sẽ có thêm cho mình nhiều sự lựa chọn món ăn trong ngày hơn.

Thực đơn thứ 2

  • Bữa sáng: Uống nước ép táo kết hợp táo nghiền trộn sữa hương trái cây.
  • Bữa phụ: Sữa chua hoặc cam.
  • Bữa trưa: Ăn salad gà hun khói và tráng miệng bằng chuối.
  • Bữa tối: Ăn cơm, thịt gà sốt cà chua, nấm.

Thực đơn thứ 3

  • Bữa sáng: Ăn bánh kẹp và uống sinh tố trái cây.
  • Bữa phụ: Bánh nhân trái cây.
  • Bữa trưa: Ăn khoai tây đút lò và một chút phô mai, tráng miệng với nho.
  • Bữa tối: Bò nấu đậu đen.

Thực đơn thứ 4

  • Bữa sáng: Ăn ngũ cốc dinh dưỡng với sữa ít béo cùng chuối thái lát.
  • Bữa phụ: Bánh pancake.
  • Bữa trưa: Bánh mì ăn kèm súp bông cải xanh và đậu, tráng miệng bằng táo.
  • Bữa tối: Xúc xích nấu sệt với táo.

Thực đơn thứ 5

  • Bữa sáng: Ăn cháo thịt bằm và uống nước ép trái cây.
  • Bữa phụ: Ăn yaourt.
  • Bữa trưa: Ăn cơm cùng salad trái cây, tráng miệng với táo.
  • Bữa tối: Bánh cá hồi và măng tây.

Thực đơn thứ 6

  • Bữa sáng: Ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và bơ đậu phộng, sữa chua.
  • Bữa phụ: Bánh gạo.
  • Bữa trưa: Ăn bánh mì kẹp phô mai trái cây, tráng miệng bằng dưa hấu.
  • Bữa tối: Ăn cơm, sườn cừu với khoai tây, bông cải xanh và đậu.

Thực đơn thứ 7

  • Bữa sáng: Ăn yaourt với gừng và trái cây, có thể uống thêm nước ép cam.
  • Bữa phụ: Bánh cuộn với bơ đậu phộng.
  • Bữa trưa: Ăn salad cá hồi và rau cải xoong, tráng miệng với kiwi.
  • Bữa tối: Ăn mì ý xúc xích thịt bằm sốt cà chua, bánh mì bơ tỏi.

Thực đơn chủ nhật

  • Bữa sáng: Ăn trứng ốp la và bánh mì, một trái chuối tráng miệng.
  • Bữa trưa: Ăn cơm, gà nướng, khoai tây xào với bông cải xanh và cà rốt.
  • Bữa phụ: Uống nước ép cà rốt.
  • Bữa tối: Ăn cơm, cá diêu hồng sốt cà, nấm hương xào cải và canh sườn.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? 

Khi các mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Thai nhi lúc này còn nhỏ và cơ thể mẹ bầu đang trong quá trình thích nghi. Vậy để bảo vệ tốt sức khỏe của thai kỳ thì thực đơn bà bầu 3 tháng đầu cần hạn chế và tránh ăn những loại đồ ăn nào?

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? 
  • Các loại thực phẩm không được đảm bảo về  an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Thực phẩm còn tái sống chưa qua chế biến.
  • Các đồ uống có men và chất kích thích.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ dẫn đến sảy thai như: rau ngót, rau sam, rau răm, đu đủ xanh, khoai tây mầm…

Câu hỏi thường gặp

  1. Dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu?

    Bà bầu mang thai khỏe thường có các dấu hiệu sau: Ốm nghén, cân nặng tăng ổn định, vòng bụng tăng ngày càng rõ rệt, lượng đường huyết ổn định, hay cảm thấy căng tức ngực và thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.

  2. Bà bầu trong ba tháng đầu có được uống nước mía?

    Trong mía có chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ, tuy nhiên bà bầu nên sử dụng với lượng vừa phải. Đặc biệt, những thai phụ tăng cân quá nhanh không nên bổ sung thêm nước mía vì lượng đường khá cao trong mía có thể khiến tình trạng này càng thêm trầm trọng

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hy vọng với những thông tin về thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu được bTaskee cung cấp trên đây có thể giúp các mẹ xây dựng thực đơn một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày để thai nhi trong bụng được phát triển thật tốt.

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services