Gợi Ý Thực Đơn Cho Trẻ Mầm Non Đủ Chất Và Ngon Miệng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non đủ chất và ngon miệng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng. Hiểu được điều đó, bTaskee sẽ mang đến cho bố mẹ nhiều thông tin hữu ích và gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non đủ chất và ngon miệng.

Các lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thực đơn trong giai đoạn này. Do đó, khi lên kế hoạch thực đơn cho trẻ mầm non cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng: Theo đó, thực đơn cho trẻ mầm non cần cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cụ thể bao gồm 4 nhóm chất chính như: Đạm, vitamin, chất béo tốt và khoáng chất.
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt: Việc bổ sung các bữa phụ trong thực đơn cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo nguyên tắc bữa phụ nên cách bữa chính ít nhất 2 giờ. Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, đóng hộp. Một số thực phẩm cho bữa phụ như: Sữa tươi, sữa chua, trái cây.
  • Đảm bảo trẻ ăn đủ bữa: Đối với trẻ mầm non nên được cho ăn đầy đủ 3 bữa chính và xen kẽ 2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giúp trẻ phát triển tốt.
  • Đa dạng thực phẩm: Bố mẹ nên liên tục thay đổi thực đơn nhằm kích thích vị giác và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Cung cấp đủ lượng sữa mỗi ngày: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non nên uống khoảng 2-3 ly sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, váng sữa hay phomai,… để thay thế sữa uống nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Hàm lượng đạm dồi dào trong sữa giúp bé phát triển toàn diện. Canxi hỗ trợ phát triển xương, cùng các vitamin A, C, E, K, cung cấp năng lượng và tăng cường đề kháng.
Protein là một trong 4 nhóm chất quan trọng cần có khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Protein là một trong 4 nhóm chất quan trọng cần có khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Gợi ý các mẫu thực đơn cho trẻ thơm ngon và đủ chất

Thực đơn cho trẻ dưới 2 tuổi

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Phở gà.
  • Bữa phụ: Thanh long.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bò với bí đỏ.
  • Bữa chiều: Cháo ngao với hành băm.
  • Bữa phụ: Sữa hạt ngũ cốc.
Cháo thịt bò bí đỏ dinh dưỡng cho bé
Cháo thịt bò bí đỏ dinh dưỡng cho bé

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Bún mọc.
  • Bữa phụ: Sinh tố xoài.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bằm với rau cải thì là.
  • Bữa chiều: Cháo mực và nấm rơm.
  • Bữa phụ: Sữa chua và trái cây.
Sữa chua trái cây cho bữa phụ
Sữa chua trái cây cho bữa phụ

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Súp tôm bí đỏ và hạt sen.
  • Bữa phụ: Dưa hấu.
  • Bữa trưa: Cháo thịt gà đậu xanh.
  • Bữa chiều: Bún riêu cua.
  • Bữa phụ: Bột ăn dặm cho trẻ.
Bún riêu cua cho buổi chiều
Bún riêu cua cho buổi chiều

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Xôi gấc.
  • Bữa phụ: Chuối.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bằm cải bó xôi.
  • Bữa chiều: Cháo vịt.
  • Bữa phụ: Sữa bột.
Cháo vịt thơm ngon cho bé
Cháo vịt thơm ngon cho bé

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Súp gà bắp.
  • Bữa phụ: Nước cam ép.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bò với cà rốt và khoai tây.
  • Bữa chiều: Bánh bao sữa tươi nhân đậu xanh.
  • Bữa phụ: Sữa chua.
Cháo thịt bò cùng với cà rốt và khoai tây
Cháo thịt bò cùng với cà rốt và khoai tây

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Cháo thịt bò phô mai.
  • Bữa phụ: Sữa tươi.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bằm bí xanh.
  • Bữa chiều: Cháo gà đậu xanh hạt sen.
  • Bữa phụ: Bánh ăn dặm cho trẻ.
Cháo gà dinh dưỡng cho bữa chiều
Cháo gà dinh dưỡng cho bữa chiều

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: Bánh đa cua.
  • Bữa phụ: Sữa bột.
  • Bữa trưa: Cháo thịt bò bông cải xanh.
  • Bữa chiều: Bún thịt nước và nấm hương.
  • Bữa phụ: Sinh tố trái cây.
Đổi khẩu vị cho bé với bánh canh cua
Đổi khẩu vị cho bé với bánh canh cua

Thực đơn cho trẻ từ 3 – 5 tuổi

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Phở bò.
  • Bữa phụ: Chuối.
  • Bữa trưa: 
    • Tàu hủ trứng thịt sốt cà chua .
    • Cơm trắng.
  • Bữa phụ: Sinh tố trái cây.
  • Bữa chiều: Cháo chim bồ câu.
  • Bữa phụ: Trà cốm hoa quả.
Phở bò cho bé vào bữa sáng
Phở bò cho bé vào bữa sáng

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Súp gà ngô kem.
  • Bữa phụ: Sữa tươi.
  • Bữa trưa: 
    • Cơm trắng.
    • Thịt bò om rau củ.
    • Canh đậu hà lan cà rốt.
  • Bữa phụ: Sinh tố chanh leo.
  • Bữa chiều: Bún thang.
  • Bữa phụ: Trái cây.
Súp gà ngô kem cho bữa sáng
Súp gà ngô kem cho bữa sáng

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Cháo sườn rau củ.
  • Bữa phụ: Sữa chua.
  • Bữa trưa:
    • Cơm trắng.
    • Thịt rán xá xíu.
    • Canh bắp cải.
  • Bữa phụ: Sinh tố bơ.
  • Bữa chiều: Bánh bông lan bơ cuộn.
  • Bữa phụ: Cháo thịt bò rau củ.
Cháo sườn dinh dưỡng cho bé
Cháo sườn dinh dưỡng cho bé

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Súp thịt bò măng tây.
  • Bữa phụ: Cam ép.
  • Bữa trưa: 
    • Cơm trắng.
    • Gà nấu cà ri.
    • Canh mồng tơi nấu ngao.
    • Bông cải xanh xào cà rốt.
  • Bữa phụ: Bánh ăn dặm.
  • Bữa chiều: Bún sườn.
  • Bữa phụ: Sữa hạnh nhân.
Cà ri gà hấp dẫn cho bé
Cà ri gà hấp dẫn cho bé

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Cháo chim bồ câu đậu xanh.
  • Bữa phụ: Nước chanh.
  • Bữa trưa: 
    • Cơm trắng.
    • Nem tôm thịt.
    • Cà rốt và su su luộc.
    • Canh bí đỏ nấu thịt.
  • Bữa phụ: Nước ép táo.
  • Bữa chiều: Cháo vịt hạt sen.
  • Bữa phụ: Sữa gạo lứt hạnh nhân.
Cháo bồ câu nấu với đậu xanh dinh dưỡng
Cháo bồ câu nấu với đậu xanh dinh dưỡng

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Cháo thịt nạc gấc tươi.
  • Bữa phụ: Sinh tố xoài.
  • Bữa trưa: 
    • Cơm trắng.
    • Thịt kho trứng.
    • Canh bầu nấu ngao.
    • Rau muống xào.
  • Bữa phụ: Trái cây.
  • Bữa chiều: Cháo thịt đậu hà lan.
  • Bữa phụ: Bánh pudding.
Đổi khẩu vị cho bé với món thịt kho trứng vào bữa trưa
Đổi khẩu vị cho bé với món thịt kho trứng vào bữa trưa

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: Nui xào thịt bò cải bó xôi.
  • Bữa phụ: Sinh tố chuối.
  • Bữa trưa:
    • Cơm trắng.
    • Bò hầm khoai tây.
    • Rau cải ngọt xào.
    • Canh cải thảo nấu thịt.
  • Bữa phụ: Nước ép ổi.
  • Bữa chiều: Mỳ chũ nấu thịt và cà chua.
  • Bữa phụ: Sữa hạt óc chó.
Bữa sáng với nui xào bò
Bữa sáng với nui xào bò

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng. Đừng lo lắng, dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee sẽ giúp chuẩn bị bữa cơm ngon, đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Tải app bTaskee để đặt lịch dịch vụ ngay hôm nay!

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non bao nhiêu bữa trong ngày?

    Trẻ mầm non nên có 3 bữa ăn chính trong ngày bao gồm: sáng, trưa và chiều. Ngoài ra, ba mẹ có thể thêm 2 bữa phụ và giữa buổi sáng và buổi chiều tối cho bé trong giai đoạn phát triển này.

  2. Ba mẹ có cần quan tâm đến thực đơn theo mùa cho trẻ mầm non không?

    Có. Việc chọn thực đơn theo mùa cho trẻ mầm non là cách tốt để đảm bảo sự đa dạng trong thực đơn và cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, việc thay đổi thức ăn theo mùa sẽ tập cho bé quen với nhiều loại thực phẩm, làm tăng khẩu vị của trẻ trong giai đoạn tập ăn này.

Trên đây là những chia sẻ của bTaskee về các lưu ý cũng như gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non. Mong rằng, thông qua bài viết này có thể giúp các bậc phụ huynh lên kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ thêm đa dạng, mới lạ theo từng ngày.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Sưu tầm, Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services