Để chuẩn bị cho một buổi tiệc cưới được hoàn hảo nhất, thực đơn đám cưới luôn là việc cần phải ưu tiên hàng đầu. Cỗ đám cưới có thực đơn ngon miệng sẽ đem đến sự hài lòng cho mọi người. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn trau dồi tất cả kiến thức về việc chuẩn bị thực đơn đám cưới sao cho phù hợp nhất.
3 loại món ăn cần có trong một thực đơn đám cưới hoàn chỉnh
Món khai vị trong một cỗ đám cưới
Món khai vị là món không thể thiếu trong một thực đơn tiệc cưới. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà các món khai vị sẽ khác nhau. Món này sẽ là sự mở đầu cho bữa tiệc và có tác dụng kích thích thực khách ăn ngon miệng hơn, đồng thời sẽ được phục vụ trước 15 – 20 phút trước khi thưởng thức món chính tiếp theo.
Món khai vị thường có đa dạng những loại khác nhau như:
- Món súp: Súp sò điệp, bào ngư vi cá, hải sản rau củ, gà hạt sen, nấm…
- Món gỏi: Gói ngó sen, gỏi thái, gỏi củ hủ dừa tôm thịt, gỏi khô bò, gỏi sen tôm thịt…
- Món chiên và salad: Salad trái cây, salad các loại cá ăn kèm khoai tây chiên, bánh phồng tôm chiên, bánh bao chiên, chả giò chiên…
Món ăn chính trong thực đơn tiệc cưới
Món chính chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn tiệc cưới vì đây được ví như linh hồn của bữa tiệc. Những món ăn này sẽ gói ghém hương vị đậm đà giúp no bụng thực khách khi dự tiệc cưới.
Thông thường, món chính nên được kết hợp bằng nhiều loại thịt để tránh gây nhàm chán. Dưới đây là một số ví dụ:
- Thịt heo: Sườn heo sốt teriyaki, heo nướng mọi, bánh hỏi heo quay…
- Thịt bò: Bò sốt vang, bò né, bò hầm tiêu đen, bò lúc lắc khoai tây…
- Thịt gà: Gà bọc xôi chiên, gà ngó sen, gà nấu táo đỏ, gà quay mật ong và bơ…
- Thịt vịt: Vịt nấu chao…
Món tráng miệng
Món tráng miệng sẽ là món cuối cùng trong một thực đơn tiệc cưới để kết thúc bữa ăn. Thường thì món tráng miệng sẽ là món ngọt giúp thực khách thay đổi khẩu vị và không bị ngán sau khi dùng món chính. Bạn có thể kết hợp một số món như sau:
- Các món chè: Chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè bưởi, chè khoai môn – khoai dẻo, chè ngũ sắc, chè hạt sen, chè dưỡng nhan…
- Các loại trái cây: Dưa hấu, xoài, ổi, cam, quýt, mận…
- Các loại bánh ngọt: Bánh flan, bánh tiramisu, sữa chua…
Tổng hợp 10+ mẫu thực đơn đám cưới được ưa chuộng nhất hiện nay
Thực đơn tiệc cưới thường có 7 hoặc 8 món, tùy theo kinh tế từng gia đình và số lượng khách mỗi bàn. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có đầy đủ các món từ món khai vị, món chính đến tráng miệng.
Và đừng quên, nếu bạn không có thời gian để đi chợ mua sắm nguyên vật liệu chế biến các món ăn tiệc cưới, hãy để Dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee giúp bạn làm điều đó. Từ đó bạn và gia đình sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tận hưởng giây phút vui vẻ với mọi người.
Thực đơn đám cưới số 1
Đối với menu này, các món ăn sẽ là các món quen thuộc và tiết kiệm kinh tế:
- Khai vị: Trộn bách quả rong sụn, soup thịt hầm với rau củ.
- Món chính: Bò kho bánh mì, gà hấp hành, xôi hạt sen, tôm hấp bia, lẩu măng giò heo.
- Tráng miệng: Bánh ngọt.
2.2 Thực đơn cỗ cưới số 2
Thực đơn này sẽ bao gồm chủ yếu các món từ hải sản như tôm, cá, mực…
- Khai vị: Súp hải sản, tôm chiên.
- Món chính: Cá hồi sốt chanh, cơm tám Thái Lan, xôi gấc.
- Tráng miệng: Trái cây.
Hoặc bạn có thể tham khảo thực đơn tương tự:
- Khai vị: Gỏi ngó sen, tôm chiên trứng muối.
- Món chính: Cá điêu hồng chiên xù, bò cuộn nấm bỏ lò, canh mọc tôm cua.
- Tráng miệng: Rau câu.
2.3 Menu đám cưới số 3
Thực đơn đám cưới này với các món bình dân như sau:
- Khai vị: Ốc bươu nhồi thịt, tôm hấp chấm tương ớt, gỏi bò bóp thấu.
- Món chính: Gà ta nấu mắm, lẩu cá điêu hồng.
- Tráng miệng: Dưa hấu và quýt.
Hoặc:
- Khai vị: Càng cua bách hoa và chả loan phượng
- Món chính: Cá chẽm chưng tương, dê né xào đậu bắp, lẩu thái chua cay.
- Tráng miệng: Rau câu.
Menu cỗ cưới số 4
Menu cỗ cưới này sẽ phong phú hơn so với các menu trên, bao gồm:
- Khai vị: Nộm hải sản, súp gà.
- Món chính: Gà hấp, tôm hấp hành, bò lúc lắc, bò sốt vang, mực hấp hành.
- Tráng miệng: Trái cây theo mùa hoặc bánh flan.
Thực đơn mâm cỗ cưới số 5
Loại thực đơn này sẽ kết hợp cả hải sản và thịt như tôm, cá, gà ri, cua…
- Khai vị: Bánh mặn và súp tôm cua cốm xanh.
- Món chính: Cá biển hấp rượu vang, tôm sú rang muối, canh hải sản và cơm chiên dương châu.
- Tráng miệng: Chè thập cẩm.
Hoặc:
- Khai vị: Salad rau trộn, gỏi vịt quay.
- Món chính: Bò hầm tiêu xanh, cơm chiên sò điệp, lẩu gà
- Tráng miệng: Rau câu.
Thực đơn đám cưới ngon số 6
Thực đơn đám cưới này sẽ theo khẩu vị của người miền Nam, bao gồm:
- Khai vị: Gỏi ngó sen tôm thịt, xôi gấc.
- Món chính: Cá tai tượng chiên giòn, lẩu cua đồng.
- Tráng miệng: Chè hạt sen.
Menu các món ngon cho đám cưới số 7
Menu này có kinh phí khoảng từ 2 đến 4 triệu/ bàn với đa dạng các món ăn từ tôm, cua, bò…
- Khai vị: Súp hải sản, tôm nướng, gỏi ngó sen.
- Món chính: Cá hồi cuốn giấy bạc, cua chiên bơ, bò bít tết.
- Tráng miệng: Kem và yaourt.
Hoặc:
- Khai vị: Cháo hến, salad rau càng cua với thịt bò xá xíu.
- Món chính: Tôm sú sốt BBQ, dê tái, sườn cừu nướng, lẩu thái.
- Tráng miệng: Kem.
Thực đơn đám cưới số 8
Đây là menu đám cưới thuộc loại thịnh soạn nhất, kết hợp với nhiều loại món ăn được chế biến kỳ công, theo phong cách phương Đông và cả phương Tây. Chi phí cho mỗi bàn ước tính lên đến 10 triệu đồng.
- Khai vị: Súp vi cá, thịt cua, tôm đút lò sốt Cafe De Paris.
- Món chính: Sườn non tiềm ngũ vị, bò mỹ sốt rượu vang, thịt đà điểu chiên, lẩu hải sản.
- Tráng miệng: Bánh flan, trái cây và yaourt.
Hoặc:
- Khai vị: Gỏi hải sản, càng cua sốt kem và heo sữa quay.
- Món chính: Bò Úc áp chảo ăn kèm khoai tây, sò điệp xào, lẩu Hokkaido.
- Tráng miệng: Dâu tây và kem.
Mẫu thực đơn đám cưới số 9
Menu này cũng thuộc một loại hạng sang khác, thường được đặt ở các nhà hàng sang trọng, ước tính kinh phí mỗi bàn lên đến 8 triệu đồng:
- Khai vị: Súp gà kiểu Nhật, gỏi mực rong biển, tôm sốt tương BBQ ăn kèm bánh cuốn áp chảo.
- Món chính: Bò cassoulet, cơm chiên hải sản và canh nấm linh chi.
- Tráng miệng: Pudding dâu tây sữa đậu nành
Hoặc:
- Khai vị: Súp thăn heo Atiso, tôm đút lò trộn xà lách.
- Món chính: Phi lê cá chẽm chiên giòn sốt me cay, bò nướng, gà xào ngũ quả ăn kèm bánh mì.
- Tráng miệng: Bánh flan gato
Mẫu thực đơn tiệc cưới số 10
Mẫu thực đơn đám cưới vừa đảm bảo sự đa dạng, vừa tiết kiệm kinh tế:
- Khai vị: súp ngô (bắp) tôm thịt, gỏi bắp bò.
- Món chính: Cá diêu hồng hấp khế, tôm sú sốt me, cơm chiên dương châu, lẩu thái.
- Tráng miệng: Sữa chua.
Menu các món ăn đơn giản cho đám cưới số 11
Một thực đơn đám cưới chỉn chu thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với thực khách. Tuy nhiên, lựa chọn một menu vừa đầy đủ, vừa tiết kiệm kinh tế là không phải dễ dàng. Bạn có thể tham khảo thực đơn bên dưới:
- Khai vị: Salad rong biển kèm tôm thịt, súp bò hầm tiêu đen
- Món chính: Dê hấp các loại lá, gà xé ăn kèm rau răm và hành tây, tôm trứng nướng muối ớt, lẩu cá tầm.
- Tráng miệng: Chè củ năng.
Thực đơn đám cưới số 12
Nếu đã quá nhàm chán với những món quen thuộc, hãy thử với menu bình dân mà độc lạ dưới đây:
- Khai vị: Gỏi hoa chuối tai heo, súp gà, cá lăng hấp nấm.
- Món chính: Chả mực sữa, sò điệp sốt bơ, bò xào hoa thiên lý, lẩu gà lá é.
- Tráng miệng: Bánh pudding chanh dây.
Thực đơn đám cưới khác nhau như thế nào đối với 3 miền Bắc – Trung – Nam?
Menu tiệc cưới ở 3 miền Bắc – Trung – Nam thường có sự khác biệt về món ăn do văn hóa và truyền thống từng nơi khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt đó.
Các món ăn trong thực đơn cỗ cưới miền Bắc
Menu các món ăn cỗ cưới miền Bắc thường được bày trí bắt mắt, thu hút và có hương vị nhẹ nhàng, thanh đạm. Trong một đám cưới truyền thống của người miền Bắc, các món ăn sẽ thường là:
Món khai vị:
- Các món nộm: Thịt heo hoặc nộm hải sản, nộm bò, nộm hoa chuối…
- Các món luộc và chiên: Gà luộc lá chanh, chả giò chiên, giò chả…
- Các món súp (soup): Súp gà, súp tôm rau củ, súp cua…
Món chính trong tiệc cưới miền Bắc:
- Gà: Gà hấp, tôm hấp hành, hải sản hấp…
- Các món bò: Bò lúc lắc, bò sốt vang, bò BBQ…
- Hải sản: Mực hay bạch tuộc hấp hành gừng, hải sản nướng…
Món tráng miệng: Người miền Bắc thường đãi các món tráng miệng là trái cây theo mùa hoặc các loại bánh ngọt. Họ không dùng chè như miền Nam.
Menu món ăn trong đám cưới miền Trung
Nói đến sự cầu kì và tỉ mỉ thì văn hóa và phong tục miền Trung là đứng đầu trong nước ta. Do đó, thực đơn đám cưới của người Miền Trung thường rất chú trọng sự cầu kỳ của cách trình bày. Ngoài ra, hương vị của những món ăn cũng đậm đà hơn miền Bắc. Menu ăn cưới của người miền Trung thường có những món sau:
Món khai vị: Gồm các loại salad và gỏi như salad rau càng cua, salad bò, gỏi thái, gỏi tôm ăn kèm chả…
Món ăn chính:
- Món gà: Gà nướng sa tế cay, gà hấp bia, gà nướng muối ớt, lẩu gà ớt hiểm…
- Các món hải sản và cá: Cá cuộn nướng giấy bạc, mực hấp, tôm sốt cay, lẩu cay hải sản…
Món tráng miệng: Trong tiệc cưới miền Trung, món tráng miệng thường là các loại sữa và sữa chua là chủ yếu.
Thực đơn đám cưới chuẩn miền Nam
Set menu tiệc cưới của người miền Nam có thiên hướng ngọt hơn 2 miền Bắc – Trung. Không những vậy, các món ăn thường mang thiên hướng dân dã, không quan trọng cách bày trí mà quan trọng về số lượng.
Món tráng miệng trong đám cưới miền Nam:
- Các món gỏi: Gỏi ngó sen tôm, gỏi củ hủ dừa, gỏi các loại rau…
- Các loại súp: Súp cua, súp hải sản…
Món chính:
- Những món thịt: Sườn sốt BBQ nướng, gà hấp hành, bò xào bơ tỏi, bò né…
- Các món cá: Cá diêu hồng hoặc cá tai tượng chiên xù, lẩu cá các loại…
- Lẩu: lẩu cua đồng, lẩu hải sản, lẩu thái, lẩu bò…
Món tráng miệng:
- Các loại chè: Chè thái, chè hoa cúc, chè thập cẩm, chè hạt sen…
- Các loại trái cây và bánh ngọt: Cam, quýt, bưởi, bánh flan, bánh pudding…
Những lưu ý quan trọng khi lên thực đơn đám cưới
Trong một tiệc cưới, không phải lúc nào menu nhiều và đắt tiền cũng đem lại sự hài lòng cho thực khách. Trái lại, bạn cần tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục tập quán và thói quen ăn uống của người dân trong khu vực để lên set menu phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm một số điểm sau:
- Ngân sách: Nếu có ngân sách hạn chế thì bạn nên sử dụng các loại nguyên liệu bình dân như các loại rau, thịt gà, bò, heo, từ đó kết hợp chế biến thành những món ăn khác nhau. Ngược lại, nếu có nguồn ngân sách dư dả hơn, bạn có thể bổ sung thêm về chất lượng cũng như số lượng món ăn.
- Chú ý đến các món theo mùa: Để có thể tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn và tráng miệng theo mùa. Như vậy, các món ăn không chỉ có hương vị thơm ngon, mà còn rẻ và đảm bảo số lượng.
- Chú ý đến thời tiết: Nếu tổ chức tiệc cưới vào mùa nóng thì bạn nên chọn các món ăn thanh đạm và tươi mát. Ngược lại, nếu trong thời tiết lạnh thì bạn nên chọn các món ăn cay nóng để tạo độ ấm cho cơ thể.
- Đặc biệt, bạn cần có phương án dự phòng thêm một số mâm tiệc để tránh tình trạng thiếu chỗ ngồi. Nếu đồ ăn còn dư thì cũng có thể đem chia cho thực khách đem về nhà thưởng thức thêm.
Câu hỏi thường gặp khi lên thực đơn tiệc cưới
- Trong thực đơn tiệc cưới thường bao gồm mấy món?
Tùy vào chi phí bạn và số lượng khách mỗi bàn mà số lượng món sẽ dao động từ 8 đến 10 món. Trong đó, 2 món khai vị, 5 món chính và 1 món tráng miệng.
- Chi phí của một bàn tiệc cưới là bao nhiêu?
Tương tự, tùy thuộc vào nhu cầu mà chủ nhà mà chi phí bàn tiệc cũng sẽ dao động theo. Với mức giá từ 1 – 2 triệu bạn đã có thể làm một bàn tiệc với các món cơ bản 6 món. Mức giá 4 – 5 triệu thì sẽ trang trọng hơn. Hay thậm chí từ 10 triệu đồng/ bàn cũng có, đặc biệt tại các nhà hàng sang trọng.
- Có thể tự xây dựng thực đơn theo ý mình không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, gia chủ cần cân nhắc với những lưu ý bên trên mà bài viết này đã nêu.
Vậy là bTaskee đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề thực đơn đám cưới cũng như gợi ý các mẫu set menu phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn và bạn sẽ lên được một set menu vừa ý!
Hình ảnh: Internet
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Cưới Đơn Giản, Đẹp
- Trái Cây Chưng Bàn Thờ Ngày Cưới Trang Trọng Cho Lễ Gia Tiên